Ca Khúc Da Vàng Của Trịnh Công Sơn Được Cấp Phép, Ca Khúc Da Vàng Khánh Ly Vol 1

Trong gia tài âm nhạc khoảng 600 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với khoảng hơn 200 bài được công chúng biết đến, có thể chia thành 3 mảng đề tài chính. Khởi đầu ông sáng tác tình ca, với những ca khúc nổi tiếng như Ướt Mi, Diễm Xưa, Biển Nhớ, Còn Tuổi Nào Cho Em, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Tuổi Đá Buồn, Tình Nhớ, Tình Sầu, Tình Xa… Đề tài tiếp theo trong nhạc Trịnh là những ca khúc về thân phận, là những bài hát có ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện sinh, tiêu biểu nhất là Vết Lăn Trầm, Xin Cho Tôi, Phôi Pha, Ru Ta Ngậm Ngùi, Dấu Chân Địa Đàng, Phúc Âm Buồn…

Click để nghe tuyển chọn những ca khúc Da Vàng được Khánh Ly thu âm trước 1975

Mảng đề tài thứ 3 được gọi là Ca khúc Da Vàng, là những ca khúc mang nhiều tranh cãi, dù là những bài hát ca ngợi, kêu gọi hòa bình, nhưng không được lòng các chính thể cầm quyền, và cho đến nay đa số những bài da vàng đều chưa được cấp phép phổ biến.

Đang xem: Ca khúc da vàng của trịnh công sơn

Cũng vì vậy mà hiện nay, những ca khúc da vàng như là một góc khuất trong sự nghiệp đồ sộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, không được biết đến nhiều bằng những bài tình ca của ông. Tuy nhiên, chính những ca khúc da vàng này mới là cái làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (và cả ca sĩ Khánh Ly) kể từ khi nó được cất lên từ Quán Văn, một sân khấu dã chiến sơ sài trong khuôn viên trường đại học Văn Khoa trong thời điểm 1967-1969.

*
*

Những ca khúc Da Vàng nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là Ta Thấy Gì Đêm Nay, Gia Tài Của Mẹ, Huế Sài Gòn Hà Nội, Xin Mặt Trời Ngủ Yên, Đại Bác Ru Đêm, Người Con Gái Việt Nam Da Vàng…

Click để nghe Khánh Ly hát Ta Thấy Gì Đêm Nay trước 1975

*

Thời điểm cuối năm 1966, đầu 1967, trước khi bắt đầu cùng với Khánh Ly hát miễn phí cho sinh viên nghe tại Quán Văn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho xuất bản cùng lúc 3 tập nhạc, ngoài 2 tập nhạc bao gồm các tình khúc đã nổi tiếng thì còn có tập nhạc Ca Khúc Da Vàng đầu tiên với 12 ca khúc: Ngày Dài Trên Quê Hương, Người Con Gái Việt Nam, Ngủ Đi Con, Đại Bác Ru Đêm, Tôi Sẽ Đi Thăm, Tình Ca Của Người Mất Trí, Đi Tìm Quê Hương, Đêm Bây Giờ Đêm Mai, Ngụ Ngôn Của Mùa Đông, Nhưng Hôm Nay, Hãy Nói Giùm Tôi, Gia Tài Của Mẹ.

*

*

Năm 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phát hành tập nhạc những ca khúc da vàng thứ 2, lấy tên là Kinh Việt Nam, với 12 ca khúc: Dân Ta Vẫn Sống, Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói, Dựng Lại Người Dựng Lại Nhà, Ngày Mai Đây Bình Yên, Cánh Đồng Hòa Bình, Ta Thấy Gì Đêm Nay, Sao Mắt Mẹ Chưa Vui, Đôi Mắt Nào Mở Ra, Hãy Đi Cùng Nhau, Hành Ca, Đồng Dao Hòa Bình, Nối Vòng Tay Lớn.

Xem thêm: Mua Bán Nhà Đất Hải Dương Giá Rẻ Tháng 05/2022, Bán Nhà Đất Hải Dương 2022

*

Năm 1969, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phát hành tập nhạc mang tên Ca Khúc Da Vàng (lần thứ 2), với 14 ca khúc (1 số bài trùng với các tập nhạc đã phát hành) đó là: Ngày Dài Trên Quê Hương, Ngủ Đi Con, Người Con Gái Việt Nam, Đại Bác Ru Đêm, Tôi Sẽ Đi Thăm, Tình Ca Của Người Mất Trí, Đi Tìm Quê Hương, Đêm Bây Giờ Đêm Mai, Ngụ Ngôn Của Mùa Đông, Nhưng Hôm Nay, Hãy Nói Giùm Tôi, Gia Tài Của Mẹ, Hát Trên Những Xác Người, Bài Ca Dành Cho Những Xác Người.

*

Cũng trong năm 1969, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phát hành thêm 1 tập ca khúc da vàng với tên tập nhạc là Ta Phải Thấy Mặt Trời, gồm 11 ca khúc: Ta Phải Thấy Mặt Trời, Những Giọt Máu Trổ Bông, Những Ai Còn Là Việt Nam, Tuổi Trẻ Việt Nam, Chính Chúng Ta Phải Nói, Ta Đi Dựng Cờ, Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại, Việt Nam Ơi Hãy Vùng Lên, Ta Quyết Phải Sống, Chưa Mòn Giấc Mơ, Huế Sài Gòn Hà Nội.

Bìa của các tập nhạc này đều do họa sĩ Đinh Cường vẽ. Đinh Cường là một người bạn cùng chí hướng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào thời điểm này, hai người họ ở trọ chung với nhau tại Sài Gòn, cùng trốn lính với sự che chở của một số sĩ quan cao cấp, trong đó có đại tá Lưu Kim Cương (nhân vật trong ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống).

Xem thêm: Cách Bảo Quản Dầu Dừa Như Thế Nào, Cách Bảo Quản Dầu Dừa Lâu Và Đảm Bảo Chất Lượng

Đại tá không quân Lưu Kim Cương vì mến tài mà quen với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hai người thường xuyên sinh hoạt văn nghệ với nhau ở quán Mây Bốn Phương, nằm trong Câu Lạc Bộ Không Quân. Tại quán này, có lúc tướng Nguyễn Cao Kỳ gặp Trịnh Công Sơn và lên tiếng chỉ trích thẳng mặt nhạc sĩ này về các bài hát Da Vàng, nhưng đại tá Lưu Kim Cương chính là người đứng ra bênh vực. Chuyện kể rằng khi Trịnh Công Sơn đang giãi bày quan điểm về những ca khúc của mình, thì đại tá Lưu Kim Cương đã xen vào cắt ngang, nói rằng “tôi nghĩ đó là những điều hay nhất của một quốc gia tự do”.

Mời các bạn nghe lại các bản thu live mà Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã hát tại Quán Văn trong khoảng thời gian 1966-1968:

Nghe những ca khúc thu live của Khánh Ly – Trịnh Công Sơn hát ở Quán Văn năm 1967-1968

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *