10+ Cách Pha Trà Đường Ngon Không Phải Ai Cũng Biết, Cách Làm Trà Đường Ngọt Thanh Mát Lành Giải Nhiệt

Bạn đang tìm hiểu về cách pha trà thơm ngon tại nhà? Đừng lo Gốm Sứ Bát Tràng Bảo Lộc sẽ mách nhỏ với các bạn tổng hợp “Tất Tần Tật” cách pha trà thơm ngon đúng chuẩn cơm mẹ nấu nhé! Mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây:

*

#1 – 3 cách pha trà sữa thơm ngon tại nhà 1/ Trà sữa trân châu2/ Trà sữa Thái3/ Trà sữa Matcha#2 – Cách pha trà gừng đúng chuẩn1/ Pha trà gừng với mật ong thơm ngon#3 – Cách pha trà hoa cúc1. Trà hoa cúc mật ong2. Trà hoa cúc cam thảo3. Trà hoa cúc atisô#4 – Cách pha trà đào giải khát mùa hè#5 – 3 cách pha hồng trà thơm ngon đúng chuẩn1. Hồng trà đào2. Hồng trà tắc3. Hồng trà sủi bọt4. Hồng trà sữa bằng trà lipton#6 – Cách pha trà chanh giải độc cơ thể#7 – Cách pha trà kỷ tử1/ Pha trà kỷ tử thông thường2/ Trà kỷ tử hoa cúc3/ Trà kỷ tử long nhãn#8 – Hướng dẫn cách pha bột trà xanh1. Trà xanh nguyên vị2. Sô-đa trà xanh3. Trà xanh sữa nóng4. Trà xanh, kem va-ni5. Trà xanh, rau câu sữa#9 – Cách pha trà táo đỏ tốt cho sức khoẻ1. Trà hoa cúc táo đỏ2. Trà gừng táo đỏ3. Trà táo đỏ, nhãn nhục, kỷ tửNguyên liệu:#12 – Cách pha trà ô lông#13 – Cách pha trà sâm dứa đúng vị Đà Nẵng#14 – Cách pha trà thảo mộc giúp bồi bổ sức khoẻ

#1 – 3 cách pha trà sữa thơm ngon tại nhà

1/ Trà sữa trân châu

Trà sữa trân châu là thức uống được giới trẻ hiện nay ưa thích và tìm uống. Trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn các pha trà sữa chân châu thơsm ngon tại nhà.Bạn đang xem: Cách pha trà đường ngon

Nguyên liệu:4 gói trà đen/trà túi lọcs500ml nước200g đường500ml sữa tươi không đườngsCách làm:Bước 1: Đun nước sôi và tráng ấm để loại bỏ vi khuẩn.

Đang xem: Cách pha trà đường ngon

Bước 2: Ngâm trà trong khoảng 500 ml nước sôi từ 5-7 phút cho trà vừa ngon thì chắt nước trà ra.Bước 3: Pha 500ml sữa tươi không đường vào, nó sẽ giúp hương vị ly trà sữa ngon hơn so với loại sữa có đường.Bước 4: Cho 200g đường vào và khuấy đều. Nếu muốn trà sữa có màu đẹp hơn, bạn có thể dùng thêm đường nâu.Bước 5: Bảo quản trà sữa trong ngăn mát tủ lạnh. Khi bán cho khách, bạn thêm hương và trân châu vào.

*

Cách pha trà sữa thơm ngon

2/ Trà sữa Thái

Trà sữa Thái nổi lên như một hiện tượng. Màu xanh và đỏ của trà cùng viên trân châu, thạch trái cây khiến món trà sữa này trở nên ngon miệng hơn. Sau đây sẽ là cách pha chế loại trà sữa Thái có thể làm tại nhà.

Nguyên liệu:40g trà Thái (trà đỏ hoặc xanh)2 lít nước sôi1,5 lít nước lọc nguội1 hộp sữa đặc hoặc 3,5 lít sữa tươi200g đườngCách làm:Bước 1: Pha trà Thái với 2 lít nước sôi, đợi 15 đến 20 phút lọc lấy nước cốt đợt đầu.Bước 2: Tiếp tục pha phần bã còn lại với 1,5 lít nước sôi để nguội, đợi 10 phút rồi lọc.Bước 3: Hòa 2 lần nước cốt trà với nhau, trà sẽ có màu xanh đậm nếu là trà Thái xanh, màu đỏ cam nếu là trà Thái đỏ.Bước 4: Pha đường và sữa vào, lúc này bạn sẽ thấy chúng chuyển sang màu tươi hơn. Bạn nhớ điều chỉnh lượng đường và sữa cho phù hợp khẩu vị khách hàng nhé.

3/ Trà sữa Matcha

Matcha là nguyên liệu quen thuộc của người Nhật trong ẩm thực ăn uống. Không chỉ mang màu xanh lá cây đặc trưng, matcha còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Vì vậy đây cũng là một thức uống được nhiều người ưa chuộng

Nguyên liệu:10g bột trà xanh20ml nước sôi500ml sữa tươi50g sữa đặc có đườngĐường (tùy chọn)Cách làm:Bước 1: Cho trà xanh vào chén, pha với 20ml nước sôi và dùng muỗng khuấy đều.Bước 2: Đổ sữa đặc và sữa tươi vào nồi, đặt lên bếp nấu lửa nhỏ.Bước 3: Khi sữa đã sôi, cho trà xanh vào, khuấy đều.Bước 4: Nấu tiếp 5 phút rồi tắt bếp, để nguội cho vào chai để tủ lạnh để bảo quản.

#2 – Cách pha trà gừng đúng chuẩn

Gừng là gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt. Đây cũng là thức uống tuyệt vời khi chữa được nhiều loại bệnh khác nhau và được dùng phổ biến trong Đông y. Nó còn có tác dụng tốt với các kinh phế, tỳ, vị, thận, đại tràng, làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Gừng cũng có công dụng tốt trong việc giảm cân của các chị em phụ nữ. Trong phần này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách pha trà gừng thông thường và cách pha trà gừng khi có đường.

*

1/ Pha trà gừng với mật ong thơm ngon

Nguyên liệu:2 lạng gừng tươi.3 thìa nhỏ mật ong.600 ml nước đun sôi để nguội.Cách làm:

Bước 1: Sơ chế gừng

Gừng bạn cạo sạch vỏ sau đó rửa sạch.Thái gừng thành hình hạt lựu.

Bước 2: Làm trà gừng

Cho nước và gừng vào nồi đun sôi để gừng bớt cay tầm 20 phút.Cho tiếp mật ong đã chuẩn bị vào nồi gừng và đun thêm tầm 7 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 3: Bảo quản và thưởng thức trà gừng

Chắt lấy phần nước gừng đã để nguội vào lọ rồi cất vào tủ lạnh dùng dần.Mỗi lần sử dụng, bạn pha 1 túi trà với nước nóng rồi lấy một ít nước gừng cho vào nước trà đang nóng.Để nước gừng thấm đẫm vào trà tầm 7 – 10 phút là bạn có thể thưởng thức được rồi.

2/ Pha trà gừng với đường

Nguyên liệu: 2 cốc nước lọc, 2 thìa đường trắng, 2 thìa gừng tươi nạo nhỏ

Cách làm:

Bước 1: Đổ nước vào một chiếc chảo nhỏ, đun sôi nước.Bước 2: Cho gừng tươi nạo nhỏ vào một chiếc cốc, đổ nước sôi vào và ngâm nước gừng trong vòng 10 phút. Sau đó cho thêm chút đường khuấy đều và thưởng thức tách trà của bạn.

#3 – Cách pha trà hoa cúc

Trà hoa cúc là món trà tuyệt vời cho mỗi buổi sáng. Có nhiều loại hoa cúc nhưng hoa cúc được chọn làm trà thường là loại hoa cúc trắng hoặc vàng có bông nhỏ. Nghe thì có vẻ phức tạp, thế nhưng chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản, bạn đã có thể tự pha cho mình loại trà hoa cúc đúng vị.

*

1. Trà hoa cúc mật ong

Màu nước trà hoa cúc khô cùng sắc vàng của mật ong, phảng phất hương thơm tinh khiết của hoa sẽ giúp làm ấm cơ thể, xua tan những căng thẳng, có công dụng đặc biệt là dễ ngủ.

Nguyên liệu:10g hoa bạch cúc khô30ml mật ongCách làm trà hoa cúc mật ong:Hoa cúc sau khi chưng có thể cắt lấy hoa đem phơi khô rồi cất vào bình thủy tinh dùng dần.Hoa cúc cho vào ly và tráng sơ qua với nước ấm. Bạn tiếp tục rót nước sôi, đậy nắp để 3 phút cho trà ngấm.Bạn nên chuẩn bị một ít mứt hạt sen để nhâm nhi cùng với trà. Khi dùng cho thêm mật ong vào trà.

2. Trà hoa cúc cam thảo

Không chỉ có tác dụng giảm cân, trà hoa cúc cam thảo còn có tác dụng giúp thanh nhiệt làm mát bổ gan và sáng mắt.

Nguyên liệu:10g hoa bạch cúc khô10g rễ cam thảo2 thìa đường phènCách làm trà hoa cúc cam thảo:Bạn đun sôi nước, cho hoa cúc, rễ cam thảo, đường phèn vào đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp.Lọc lại bỏ xác, lấy nước, chờ trà nguội thì cho vào chai giữ lạnh để uống.

3. Trà hoa cúc atisô

Atisô có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vị chua nhẹ, thanh mát của atisô hòa cùng hương hoa cúc sẽ mang lại cảm giác bình an và thư thái cho người dùng trà. Ngoài ra, trà hoa cúc atisô còn giúp tăng khả năng tiêu hóa, đốt cháy mỡ thừa và làm đẹp da.

Nguyên liệu:10g hoa bạch cúc khô2 bông atisôCách làm trà hoa cúc atisô:Atisô khô rửa sạch, cho vào ấm, rót nước vào và để lửa nhỏ, đun trong 45 phút để atisô ra hết nước.Sau đó, bạn cho thêm hoa cúc khô đã rửa sạch hoặc tráng qua nước nóng vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp.

#4 – Cách pha trà đào giải khát mùa hè

Trà đào là thức uống được ưa thích của giới trẻ trong bất kì thời điểm nào, nhất là mùa hè. Trà đào khi uống lạnh sẽ mang lại cảm giác sảng khoái. Sau đây sẽ là cách pha trà đào khiến nhiều người mê mẫn.

*

1. Nguyên liệu để pha 1 ly trà đào khoảng 350ml

Trà túi lọc Cozy hương đào: 1 túi (có thể thay thế bằng trà Lipton hoặc Cozy Hồng trà tuy nhiên nên dùng trà đào để đồ uống chuẩn vị nhất)Nước nóng: 100mlSiro đào: 15ml (có nhiều hãng siro khác nhau, nếu không dùng siro bạn có thể mua đào tươi về tự ngâm, nhưng sẽ không được thơm như khi dùng siro)Nước đào ngâm đóng hộp: 20mlĐường nước: 25mlĐào ngâm: 1/2 quả (mua hộp đào đã ngâm sẵn)Lá bạc hà: 3 láĐá viên

2. Cách làm trà đào:

Ngâm túi trà với 100ml nước nóng trong 3 phútCắt đào thành miếng mỏng cho vào cốcCho siro đào, nước đào ngâm, đường nước, nước cốt trà vào bình shakeThêm đầy đá, đậy nắp và lắc đềuĐổ hỗn hợp trà đào ra cốcTrang trí bằng lá bạc hà tươi

Trên đây là cách pha trà đào cơ bản, ngoài ra bạn có thể biến tấu thành những loại trà đào khác như Trà Đào Chanh leo hoặc Trà Đào Sả:

Trà Đào Chanh leo: Bạn cho 2 thìa Chanh leo tươi vào bình shake lắc cùng hỗn hợp.Trà Đào Sả: Bạn ngâm sả cùng với nước cốt trà , sau đó pha như bình thường.

#5 – 3 cách pha hồng trà thơm ngon đúng chuẩn

Hồng trà là thức uống phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia có những cách pha chế hồng trà khác nhau. Vì vậy mình cũng sẽ giới thiệu vài công thức làm hồng trà phổ biến và ưa thích nhất.

1. Hồng trà đào

Hồng trà đào là một trong những thức uống mùa hè được ưa chuộng. Vị thơm ngon của trà hòa quyện với vị chua ngọt của đào tạo nên thức uống có tác dụng giải nhiệt. Cách làm hồng trà đào thật sự rất đơn giản.

Nguyên liệu:50gr hồng trà20ml syrup đào20ml syrup chanhĐào ngâmĐá viênCách làm:Bước 1: Đun sôi 100ml và ủ 50gr hồng trà trong vòng 10 phút. Sau khi ủ, lọc riêng bã trà và cốt trà, pha thêm 400ml nước vào cốt trà để có lượng trà vừa đủ. Bước ủ hồng trà là rất quan trọng, đây là một trong những bí quyết để có cách pha hồng trà ngon nhé.Bước 2: Cho 80ml nước trà, 20ml syrup đào, 20ml syrup chanh và đá viên vào bình lắc. Lắc đều tay để các nguyên liệu hòa trộn vào nhau.Bước 3: Thêm 1-2 miếng đào vào ly để trang trí và giúp ly trà đậm vị hơn.

2. Hồng trà tắc

Tắc là một loại trái cây có nhiều vitamin có ích cho cơ thể, có tác dụng trong việc điều trị ho và hỗ trợ cho việc giảm cân. Nó không chỉ là loại thức uống ngon miệng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao với con người. Hãy cùng xem chi tiết cách pha hồng trà tắc thơm ngon nhé.

Nguyên liệu:125gr hồng trà10 trái tắcĐường cátMật ongĐá viênCách làm:Bước 1: Đun sôi 500ml nước và pha với 125gr hồng trà vào bình, chờ khoảng 10 – 15 phút sau đó lọc bã, để nguội.Bước 2: Rửa sạch trái tắc, cắt đôi và vắt lấy nước, bỏ hạt.Bước 3: Cho thêm đường và mật ong tùy theo khẩu vị vào bình trà.Bước 4: Thêm nước tắc vào trà, cho đá viên và trà vào bình lắc, lắc đều tay.Bước 5: Cho trà ra ly, có thể trang trí bằng vỏ tắc.

3. Hồng trà sủi bọt

Hồng trà sủi bọt là thức uống hiện đại được rất nhiều bạn trẻ ưa thích hiện nay. Hương vị mới lạ và hấp dẫn của thức uống này khiến mọi người không ai cưỡng lại. Nhưng nếu muốn pha hồng trà sủi bọt đúng cách, bạn cần phải trải qua các bước khá phức tạp. Dưới đây là chi tiết về cách pha hồng trà ngon nhé.

Nguyên liệu:40gr hồng tràĐường tinh luyệnĐá viênCác loại thạchCách làm:Bước 1: Ủ 40gr trà với 1000ml nước nóng đun sôi từ 10-15 phút. Lọc bã trà và để nguội. Bí quyết để có cách pha hồng trà ngon nằm ở đây.Bước 2: Cho thêm đường vào trà tùy khẩu vị người uống, khuấy đều cho đến khi tan đường.Bước 3: Cho trà đã thêm đường cùng đá vào bình lắc, lắc mạnh tay cho đến khi xuất hiện sủi bọt như mong muốn.Bước 4: Đổ trà ra cốc, cho vào trà các loại thạch theo sở thích.

4. Hồng trà sữa bằng trà lipton

Hồng trà sữa là loại thức uống được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt, cùng nhiều biến tấu độc đáo. Cách làm hồng trà sữa bằng trà lipton sau là cách đơn giản và thuận tiện nhất để có ly hồng trà sữa hấp dẫn. Hãy cùng mình xem cách làm hồng trà sữa bằng trà lipton nhé.

Nguyên liệu:2 túi trà liptonSữa đặcĐườngCác loại thạchCách làm:Bước 1: Đun sôi 300ml nước, cho trà túi lọc vào trong khoảng 30 phút, sau đó rút túi lọc ra và để nguội.Bước 2: Cho sữa và đường vào trà theo khẩu vị của bản thân, khuấy đều cho đến khi trà chuyển màu.Bước 3: Đồ trà sữa vào ly, cho thêm thạch và đá vào theo sở thích.

#6 – Cách pha trà chanh giải độc cơ thể

Trà chanh có nhiều công dụng trong việc thanh nhiệt giải độc. Đây là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau khi pha trà, bạn có thêm rau bạc hà hoặc một lát chanh bên trên để trang trí. Sau đây mình sẽ trình bày cách pha trà chanh nhanh và ngon.

Nguyên liệu:Chè xanh khô (trà mạn)2 quả chanh: chọn chanh tươi, vỏ căng và mọng nước80g đường trắng200ml nước lọc75ml nước sôiCách làm:Bước 1: Pha trà mạn

Cho 10g trà vào tích pha trà, tráng qua cho trà ướt bằng 15ml nước sôi. Đổ lần nước này đi và pha với 60ml nước sôi còn lại. Để cho trà ngấm nước 15-20 phút.

Rót trà ra một cốc nhỏ, để cặn lắng rồi gạn ra một cái tách khác.

Bước 2: Xử lý chanh

Quả chanh thứ nhất: Dùng tay lăn tròn quả chanh để khi vắt chanh ra nhiều nước. Cắt chanh và vắt chanh ra một cái bát. Gạn lắng lấy nước cốt chanh (bỏ hạt).

Quả chanh thứ 2: Cắt ½ quả chanh kiểu lát thật mỏng, nửa quả chanh còn lại vắt lấy nước cốt như quả đầu tiên. Cho các lát chanh vào cốc nước cốt chanh.

Bước 3: Pha nước chanh

Đổ nước cốt chanh và nước lọc vào một chiếc cốc. Cho đường trắng vào hòa tan. Đổ trà đã pha vào cùng, dà thìa khuấy đều. Cho thêm đá tùy thích.

#7 – Cách pha trà kỷ tử

Trà kỷ tử thật sự rất tốt cho sức khỏe, nhất là với người cao tuổi, những người thường xuyên mất ngủ, nhân viên văn phòng thường xuyên vận động trí óc,… Không những sở hữu công dụng tuyệt vời, trà kỷ tử cũng là loại trà có cách pha cực kì đơn giản. Mình sẽ chỉ ra vài cách để các bạn pha loại trà thần kỳ này.

1/ Pha trà kỷ tử thông thường

Nguyên liệu:15 gam kỷ tửNước sôiCách làm:15 gam kỷ tử rửa sạch.cho kỷ tử vào ấm, rốt nước sôi vàoNgâm trong ấm khoảng 15-20 phút, rót ra chén rồi thưởng thức.

2/ Trà kỷ tử hoa cúc

Nguyên liệu:Hoa cúc khô 10g ( nên dùng hoa cúc trắng Hàng châu ) rửa sạch.Kỷ tử 10g rửa sạch.Cách làm:Cho hoa cúc và kỷ tử vào ấm.Rót nước sôi vào ấm, đợi khoảng 2-3 phút là có thể rót ra chén thưởng thức.

Chú ý: không nên uống trà Kỷ tử hoa cúc vào buổi tối vì nó có thể gây mất ngủ, nên uống sau khi ngủ dậy 1 tiếng, hoặc sau ăn 30 phút.

Xem thêm:

3/ Trà kỷ tử long nhãn

Nguyên liệu:chè khôLong nhãnkỷ tử khôHồng táoMật ongNước nóngCách làm:Cho chè khô vào ấm, trần qua nước sôi rồi đổ nước đi.Cho kỷ tử, táo đỏ và long nhãn vào ấm cùng với chè, rồi rót nước sôi đầy ấm.Đậy nắp thật kín, ngâm trong vòng 5 – 10 phút.Cho thêm chút mật ong vào ấm, rồi thưởng thức.

#8 – Hướng dẫn cách pha bột trà xanh

Bột trà xanh được pha chế với nước sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có rất nhiều cách pha bột trà xanh. Nhưng 5 cách được hướng dẫn dưới đây vừa đơn giản lại vừa tốt cho sức khỏe của người dùng bột trà xanh.

1. Trà xanh nguyên vị

Nguyên liệu:1/3 thìa cà-phê bột trà xanh, 4 tách nước sôi.Cách làm:Cho bột trà xanh vào bình sứ, thêm chút nước sôi, dùng thìa gỗ khuấy nhẹ. Cho phần nước còn lại vào từng chút để bột trà tan hoàn toàn, lọc trà qua rây, rót ra tách.Mách bạn:Dụng cụ pha trà phải sạch để không làm ẩm mùi trà.

2. Sô-đa trà xanh

Nguyên liệu:30ml nước cốt trà xanh, 150 ml nước sô-đa, 30ml nước đường, 1/3 quả chanh, đá viên.Cách làm:Cho đá viên, nước đường, sô-đa vào bình lắc, vắt nước cốt chanh vào, lắc nhẹ cho lạnh, rót ra ly. Nhẹ nhàng cho nước cốt trà xanh vào.Mách bạn:Mua bột trà xanh tại các cửa hàng thực phẩm Nhật. Giá: từ 75.000 đồng/100g.

3. Trà xanh sữa nóng

Nguyên liệu:300 ml nước cốt trà xanh, 200 ml sữa tươi, 2 thìa cà-phê đường, bột trà xanh.Cách làm:Đun nóng sữa, cho đường vào khuấy tan, thêm nước cốt trà xanh vào khuấy đều. Rót sữa ra ly thủy tinh có quai. Rắc ít bột trà xanh lên mặt cho đẹp.Mách bạn:Có thể làm nóng sữa bằng lò vi ba.

4. Trà xanh, kem va-ni

Nguyên liệu:15 ml nước cốt trà xanh, 1 viên kem va-ni, 100 ml sữa tươi, 20 ml nước đường, đá viên, bột trà xanh.Cách làm:Cho sữa tươi, đá viên, nước đường và nước cốt trà xanh vào bình lắc, lắc cho thật lạnh. Rót ra ly, cho viên kem lên, thêm ít bột trà xanh.Mách bạn:Bột trà xanh hơi đắng. Bạn cần gia giảm theo khẩu vị của mình.

5. Trà xanh, rau câu sữa

Nguyên liệu:1 gói bột rau câu sữa, 500 ml sữa tươi, 30 ml nước cốt trà xanh, 150 ml nước sô-đa, 30 ml nước đường, đá viên.Cách làm:Nấu rau câu sữa với sữa tươi, để đông, cắt khối vuông. Cho nước sô-đa, đường, trà xanh, đá viên vào bình lắc, lắc nhẹ, cho vào ly, thêm rau câu.Mách bạn:Bột rau câu sữa có bán tại các chợ, siêu thị. Giá 14.000 đồng/ gói 130g.

#9 – Cách pha trà táo đỏ tốt cho sức khoẻ

Trà táo đỏ thật sự là loại trà tốt cho gan, ngoài ra nó còn tốt cho cả đường tiêu hóa, hệ thần kinh. Được nhiều người khuyên nên uống mỗi ngày. Sau đây sẽ là những cách pha trà táo đỏ đơn giản mà tốt cho sức khỏe.

1. Trà hoa cúc táo đỏ

Táo đỏ có tác dụng bổ gan, đào thải độc tố, tăng protein huyết thanh giúp cho việc bảo vệ gan.

Nguyên liệu:3 quả táo đỏ chín10 gram hoa cúc khô2 muỗng cafe đường phèn250 ml nước lọc.Cách làm:Táo đỏ rửa sạch, tách hạt.Ngâm hoa cúc với nước lạnh cho hoa nở, rửa qua vài lần nước, rồi để ráo.Cho hoa cúc, táo đỏ, đường phèn vào bình.Rót nước đun sôi vào bình, hãm khoảng 7-8 phút.Dùng trà lúc nóng, không nên cho đá trực tiếp vào trà, bạn nên cho vào tủ lạnh rồi mới thưởng thức.

2. Trà gừng táo đỏ

Trà gừng táo đỏ là sự kết hợp giữa táo đỏ và củ gừng vừa là một gia vị và cũng vừa là một vị thuốc. Trà gừng và táo đỏ giúp dưỡng huyết, an thần bồi bổ, làm ấm cơ thể một cách tự nhiên và hiệu quả.

Nguyên liệu:Táo đỏ khô: 25 quảLê ta ( mắc cọp ): 1 quảGừng: 1 củ nhỏQuế: 2-3 thanhNước lọc: 3 lítMật ongCách làm:Lê ta ( mắc cọp ) rửa sach, bổ làm bốn.Gừng thái lát phơi khô.Táo đỏ cắt látCho quế, táo đỏ, gừng, lê vào nồi, đổ thêm 3 lít nước lọc, đun sôi 45 phút.Cho thêm đường phèn vừa đủ, khuấy cho tan đường rồi tắt bếp là xong.

3. Trà táo đỏ, nhãn nhục, kỷ tử

Táo đỏ, kỷ tử, nhãn nhục (long nhãn) là những vị thuốc có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Sự kết hợp của các loại nguyên liệu này trong một một món trà sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm đẹp da, thanh lọc cơ thể một cách hiệu quả.

Nguyên liệu:Chè khôNhãn nhục ( long nhãn )Kỷ tửTáo đỏMật ongNước nóngCách làm:Cho chè khô, long nhãn, táo đỏ, kỷ tử vào ấm, rót nước sôi vào ấm,chờ khoảng 2 phút.Tiếp tục rót nước sôi vào ấm cho ngập toàn bộ, ngâm tiếp thêm 5 – 10 phút nữa.Cho 3 thìa mật ong nhãn vào ấm, quấy đềuCó thể rót ra cốc uống nóng hoặc cho ra bình để tủ lạnh uống dần.Yêu cầu thành phẩm tạo thành: Nước trà có màu nâu đỏ, vị ngọt, thơm dịu.

#10 – Cách pha trà atiso túi lọc

Hiện nay việc dùng trà atiso trở nên phổ biến nhờ công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nếu bạn không thể mua bông atiso để tự chế biến thànhs đồ uống bổ dưỡng, ngon miệng thì trà atiso túi lọc sẽ trở thành giải pháp tối ưu cho những người không có nhiều thời gian nhưng lại thích uống trà.

Cách pha trà atiso túi lọc cũng rất đơn giản và thuận tiện, giúp bạn tiết kiệm thời gian: Đầu tiên, bạn cho túi trà vào ly có thể là 1 túi hoặc nhiều túi tùy vào sở thích của bạn. Sau đó, đổ nước sôi từ từ vào ly, nên nhớ là dùng nước sôi trên 70 độ để pha trà. Lượng nước thích hợp cho một túi trà atiso là 500-700ml, bạn nên ngâm túi trà khoảng chừng 2 phút để trà thấm vào nước. Để tách trà của bạn thêm hoàn hảo, bạn có thể cho thêm 1 ít đường phèn, chanh, sả, gừng,… tùy vào sở thích của mỗi người. Nếu lượng trà nhiều bạn có thể cho vào bình và đậy kín để trong tủ lạnh dùng dần trong ngày.

#11 – Cách pha trà hoa hồng

Trà hoa hồng có hương thơm thoảng thoảng, vị thanh nhẹ dễ chịu từ nụ hoa hồng khô kết hợp với hương vị ấm nóng đặc trưng của gừng pha một chút ngọt thanh từ mật ong sẽ cho bạn không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, thư thái. Ngoài ra trà hoa hồng còn trị cảm cúm rất hiệu quả và đem lại nhiều công dụng tốt cho cả sức khỏe lẫn sắc đẹp. Hãy cùng theo dõi cách pha trà hoa hồng vừa đơn giản lại vừa tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

5-6 nụ hoa hồng khô (bạn có thể dùng hoa hồng Tây Tạng, hoa hồng Đà Lạt đều được)3-5 lát gừng15ml mật ong nguyên chất500ml nướcMột dụng cụ lọc trà.

Thực hiện:

Bước 1: Hoa hồng khô tráng sơ qua với nước. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái tầm 3-5 lát.Bước 2: Cho hoa hồng khô và gừng thái lát vào dụng cụ lọc trà. Đặt vào ly thủy tinh có thể chứa 500ml nướcBước 3: Nấu một siêu (ấm) nước sôi, sau đó chế nước sôi vào ly và để tầm 5-7 phút. Một chút lưu ý khi pha trà hoa hồng là, bạn nên sử dụng nước từ 70-80 độ để pha, đừng pha nước nóng 100 độ trở lên sẽ làm thất thoát lượng vitamin có trong hoa hồng nha.Bước 4: Lấy lọc trà ra. Cho 15ml mật ong vào (có thể gia giảm tùy khẩu vị mỗi người) khuấy đều và thưởng thức.

#12 – Cách pha trà ô lông

Cách pha trà ô lông không thật sự quá cầu kỳ như người Nhật pha trà đạo, thực dụng như người Anh. Mà đó là cách pha trà bình dị tinh tế như tâm hồn của người Việt. Dưới đây là 3 yếu tố để tạo nên tách trà ô long chất lượng.

Nguyên liệu:

Nước pha trà: Các loại nước đặt biệc mà các trà nhân ngày xưa hay sử dụng để pha trà như nước sương đọng trên lá sen, nước suối thượng nguồn. Nhưng ngày nay rất khó để tìm các nguồn nước này. Nếu ở vùng nông thôn bạn có thể sử dụng nước mưa, nước giếng trong để pha trà. Còn nếu ở thành phố thì nên dùng nước suối đóng chai hoặc nước lọc tinh khiết. Do nguồn nước sinh hoạt hiện nay có chứa hàm lượng kim loại nặng hay các vi lượng trong nước máy sẽ làm mất hương vị trà.Nhiệt độ nước: Nước phải sôi ở 92 – 96 độ C, nếu dùng bình thủy tinh và nước không đủ nhiệt độ khi pha trà sẽ không bộc lộ đủ hương vị.Thời gian hãm trà: Thời gian hãm trà 1 lần khoảng 30 – 40s (Dưới 1 phút). Trà Oolong Cầu Đất Farm có thể pha 4 – 6 lần đối với người thích uống đậm, còn người thích uống nhạt có thể pha từ 7 – 8 lần.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ thật sạch, nên dùng ấm đất hoặc ấm sành sứ, không được dùng ấm kim loại.Bước 2: Tráng ấm với nước sôi để tiệt trùng đồng thời tránh làm giảm nhiệt độ nước khi pha và giữ hương vị trà.Bước 3: Cho trà vào ấm sau khi đã làm nóng, dùng xúc trà bằng tre hoặc gỗ (không được dùng tay hoặc muỗng kim loại), số lượng tùy vào khẩu vị và loại ấm, thông thường là 7gr/100ml nước, 12g/180ml nước. Trà khô trước khi pha khoảng 1/3 tới 2/5 ấm để khi nở đều phải chặt ấm.Bước 4: Tráng trà bằng cách rót một ít nước sôi (chỉ ngập trà), xoay ấm rồi đổ nước đi, thao tác này giúp đánh thức các sợi trà để trà ô long khi pha không chát. Thao tác này cần thực hiện nhanh, sau khi rót nước để nguyên ấm trà vậy khoảng 15 giây cho trà ngấm nước, trong thời gian này tráng chén tống và chén quân.Bước 5: Hãm trà châm nước sôi đầy ấm và đậy nắp lại (nên châm quá tay một chút để nước tràn ra ngoài và khi đậy nắp vào, nước lại trào ra một lần nữa). Tiếp tục rót nước sôi quanh ấm để hãm trà trong 30 giây cho lần pha đầu tiên (nước này gọi là nước hương, chủ yếu dùng để thưởng thức hương trà), thời gian hãm trà ô long giữ được ở mức 20-30 giây cho đến lần pha thứ 2, 3, 4, 5 và có thể tăng lên thêm một chút cho những lần pha tiếp theo (có thể điều chỉnh tùy vào khẩu vị và kinh nghiệm pha trà)Bước 6: Rót trà ra chén tống (nên dùng một phễu lọc để giữ lại xác trà nhỏ và giúp cho nước trà được trong suốt thuần khiết), rồi từ chén tống chia nước trà ra nhiều chén quân để mời mọi người dùng trà.

Qua giai đoạn hãm trà, chuyển trà sang chén tống, rồi từ chén tống chuyển sang chén quân; lúc này nước trà đã vừa uống, nhiệt độ nước phù hợp khoảng 42-48 độ C, độ nóng hơn trà có hương vị đậm hơn nhưng sức nóng có ảnh hưởng đến thần kinh ở miệng lưỡi.

Các lưu ý quan trọng

Nên dùng chén tống để rót sạch nước trà ô long trong ấm sau mỗi lần pha trà và giữ nguyên xác trà khô trong ấm để dành cho lần pha kế tiếp (xác trà khô đó đảm bảo chất lượng trong vòng 4 giờ đồng hồ).Không nên hãm trà quá lâu, vì sẽ làm nước trà chuyển sang màu đỏ bầm, chát gắt và giảm đi hương trà.Mở nắp ấm pha trà ô long sau khi rót trà ra tống để tránh nhiệt độ cao trong ấm, điều này làm cho trà tiếp tục bị oxy hóaNước sôi dùng một lần không hết thì đổ đi hoặc làm nước lạnh để uống. Tuyệt đối không bao giờ đun lại; nước như vậy đã nhạt, mất đi sự trong lành tươi mát của nước, do lượng oxy hòa tan trong nước đa phần mất đi khiến trà không còn bốc hương đầy đủ.

#13 – Cách pha trà sâm dứa đúng vị Đà Nẵng

Trà sâm dứa là thức uống có hương vị tuyệt vời là đặc sản của Đà Nẵng. Loại trà này gây ấn tượng bởi hương thơm quyến rũ. Sau đây sẽ là cách để làm ra trà sâm dứa mang hương vị đặc biệt này.

Nguyên liệu:

1 bộ ấm tràTrà sâm dứa: 50grNước sôi

Cách làm trà sâm dứa:

Bước 1: Đun nước sôi pha trà khoảng 75-85 độ. Không nên dùng nước sôi 100 độ C để pha trà nhé.Bước 2: Cho một lượng trà vào ấm chuyên pha trà, rót nước nóng vào trong ấm ngang qua lớp trà khoảng 24cm.Bước 3: Ủ trà. Rót nước vào sát miệng ấm, cân cho lượng nước tầm 1/3 lượng trà và đậy nắp ủ trong khoảng 15-20 giây cho trà chiết xuất dưỡng chất và hương vị, màu sắc.Bước 4: Dùng nước trà lần một tráng qua chén nước trà uống qua một lần.Bước 5: Rót nước tiếp lần ba vào ấm trà, lượng nước cao hơn mặt trà khoảng 1cm, và sau đó tiếp tục ủ trà trong khoảng 10 giây.Bước 6: Sau khi trà ủ đủ thời gian, bạn rót ra chén và thưởng thức.

Nếu bạn muốn châm thêm nước thì rót nước vào ấm pha trà và ủ trong thời gian khoảng 15 giây và thưởng thức. Cho đến khi trà nhạt vị và màu nhạt hơn.

#14 – Cách pha trà thảo mộc giúp bồi bổ sức khoẻ

Trà thảo mộc thật sự là một trong những loại trà rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng trị bệnh. Vấn đề nằm ở cách phát huy tác dụng của loại trà đặc biệt này. Phần chia sẻ dưới dây sẽ giúp bạn hiểu được cách uống trà thảo mộc đúng cách và hiệu quả.

Nguyên liệu:

100ml nước lê (hoặc nước táo)2 nhánh quế nhỏ3 bông hoa hồi1 túi trà (loại gì cũng được)

Cách thực hiện:

Rang qua hoa hồi và quế trên bếp khoảng 2 phút cho thơm đã nhé!Đổ nước ép lê vào, đun sôi!sssThả túi trà vào và đun thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp.Đổ ra cốc và thưởng thức ngay thôi!

Thời điểm để dùng trà thảo mộc lý tưởng nhất là vào buổi sáng. Điều này giúp bổ sung lại lượng nước cần thiết sau một đêm tiêu hao lượng nước đáng kể. Nên uống trà khi thức dậy và trước khi ăn sáng 30 phút.

Xem thêm:

Nên uống trà thảo mộc ngay sau khi hãm trà tầm 3-5 phút. Vì đây là thời điểm vị trà sẽ ngon nhất, điều này sẽ giúp trà phát huy công dụng cần thiết. Nếu để nguội, trà sẽ bị mất đi các tinh chất và vị sẽ không còn đậm đà như trước. Thêm chút đường hoặc mật ong sẽ làm tăng hương vị của trà thảo mộc. Không những làm vị trà trở nên đậm đà và hấp dẫn, nó còn giúp tăng thêm chất dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng.

Như vậy, Gốm Sứ Bảo Lộc vừa chia sẻ xong toàn bộ bí kíp cách pha trà thơm ngon độc đáo ngay tại nhà dành cho những ai cần rồi. Hi vọng bạn làm thành công những tách trà ngon thưởng thức nhé!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *