Cách Sử Dụng Nồi Cơm Điện Nhật Bản, Hướng Dẫn Sử Dụng Nồi Cơm Điện Nhật Bãi Hitachi

Mỗi chiếc nồi cơm cao tần Nhật Bản sẽ có các tính năng, công nghệ và các chế độ nấu khác nhau. Tuy nhiên hầu như đa số các nồi cao tần Nhật Bản đều có một số các nút chính và các chế độ nấu cơ bản.

Đang xem: Cách sử dụng nồi cơm điện nhật

Do đó, bài viết này được Công Nghệ Nhật sẽ đưa ra nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng cơ bản nồi cơm điện cao tần Nhật Bản. Các nút chính và các chế độ nấu được đề cập trong bài viết này có thể áp dụng với đại đa số tất cả các nồi cơm cao tần Nhật Bản, đến từ các hãng Toshiba, Panasonic, Hitachi, Zojirushi, Tiger … để các bạn có thể dễ dàng sử dụng.

1. CÁCH ĐONG GẠO – ĐONG NƯỚC CHUẨN NHẬT

Trước khi bước vào việc sử dụng sản phẩm thì chúng ta cần nắm được nguyên tắc đong gạo và đong nước để có những hạt cơm ngon thật ngon.

Khi vo gạo và đổ nước, đa số người sử dụng tại Việt Nam áp dụng phương pháp áng chừng bằng mắt hoặc đôi khi theo kinh nghiệm dân gian là sử dụng “đốt ngón tay”. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, trên chính những chiếc nồi cơm điện cao tần, đã được nhà sản xuất quy định công thức đong gạo, đong nước ngay trên ruột nồi sản phẩm.

Nguyên tắc đong chuẩn Nhật

1 cốc gạo = 1 người lớn/bữa1 cốc gạo = 1 vạch nước tương ứng

Ví dụ: Nấu cơm trắng cho gia đình 3 người.

Đong gạo: Đong 3 cốc gạo rồi voĐong nước: Đổ nước cho đến khi tới vạch số 3 thuộc cột “Gạo trắng – 白米

*
*

2. CÁC NÚT CHÍNH QUAN TRỌNG

炊飯 (Suihan): NÚT KHỞI ĐỘNG 

Nhấn để Khởi động: 炊飯/再加熱 (suihan/ saikanetsu) là Nút nấu cơm (Cook) hay còn gọi là nút khởi động (Start).Sau khi đã chuẩn bị gạo, nước và lựa chọn chế độ (menu) nấu thì bạn nhấn nút này. Nồi cơm sẽ bắt đầu nấu.Nhấn để Hâm cơm: Thông thường, sau khi cơm chín ăn không hết, có thể nhấn lại nút này với vai trò hâm nóng lại cơm.

予約 (yoyaku): NÚT HẸN GIỜ 

Nhấn để đặt giờ cơm chín. Nút này được sử dụng để đặt giờ cho cơm chín, thường nút này có 2 khung giờ <1> và <2>.Ví dụ: Bạn thường ăn cơm lúc 12h trưa và 19h tối.– Bạn đặt khung giờ 1 và 2 như sau: <予約1:12.00><予約2 – 19:00 >Buổi sáng: bạn chuẩn bị gạo, đổ nước vào và đóng nắp nồi. Sau đó bấm hẹn giờ 予約1 : 12:00. Như vậy đến 12h00 sau khi bạn đi làm về cơm sẽ vừa chín tới. Lúc này cơm sẽ nóng hổi và ngon hơn hẳn việc bạn nhấn nấu cơm từ sáng.– Buổi chiều: bạn cũng đổ nước và gạo vào nồi, đóng nắp rồi hẹn giờ <予約2 : 19:00>. Đến đúng giờ cơm sẽ chín.*Lưu ý: trước khi đặt giờ thì bạn phải điều chỉnh đồng hồ trên màn hình của nồi cơm khớp với giờ thực tế.

メニュー(menu): NÚT CHẾ ĐỘ NẤU

お米/ 調理 (Chọn gạo/Chọn cách nấu): Ở một số nồi cơm (ví dụ như Toshiba) sẽ đặt tên nút Menu theo tên này.

Nhấn để thay đổi MenuNhấn nút này để chuyển đổi các chế độ nấu cơm như: Nấu tiết kiệm điện, Gạo trắng, Gạo không vo, Cháo … tuỳ theo nhu cầu sử dụng của bạn.

保温 (Ho-on): NÚT GIỮ ẤM

Nhấn để giữ ấm/hâm.Sau khi cơm chín, nhưng vẫn đang cắm điện, nồi sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm để cơm tiếp tục ấm.

とりけし (Torikeshi): NÚT HUỶ/TẮT NGUỒN

Nhấn để huỷ/tắt.Sử dụng nút này để huỷ chế độ nấu khi bạn chọn nhầm chế độ và đã nhấn khởi động. Sau khi huỷ, bạn có thể chọn lại chế độ.. Sử dụng nút này cũng được sử dụng để tắt nguồn nồi cơm khi bạn không nấu gì.

3. CÁC CHẾ ĐỘ NẤU PHỔ BIẾN

Hãy nhấn < メニュー > – (menu) để lựa chọn chế độ nấu phù hợp với loại gạo của bạn.

Xem thêm:

CÁC CHẾ ĐỘ NẤU CƠM TRẮNG

エコ炊飯 (Eco-suihan): Tiết kiệm điện.Nấu cơm ở chế độ này sẽ tốn ít điện hơn, nhưng bù lại, gạo sẽ hơi cứng hơn bình thường. Đây thường là chế độ mặc định của Nhà sản xuất cài đặt ban đầu.

白米(Hakumai): Gạo trắng.Đây là chế độ phổ biến và được khuyến nghị sử dụng nhiều nhất.

炊き込み(Takikomi): Cơm trộn thập cẩm.Sử dụng chế độ này khi bạn muốn làm món cơm trộn thập cẩm, (theo tiếng Nhật là takikomi-gohan). Đây là món cơm được người Nhật thường sử dụng bằng cách trộn cơm đã chín với các nguyên liệu khác như Thịt, cá, ngô, trứng, đậu …

無洗米(Musenmai): Gạo không vo.Chế độ này cho phép bạn nấu mà không cần vo rửa gạo. Đây được coi là chế độ thân thiện với môi trường vì tiết kiệm nước vo gạo, tuy nhiên bạn sẽ cần phải sử dụng “gạo không vo” – loại gạo được đóng gói và bán phổ biến tại các siêu thị ở Nhật, thay vì sử dụng các loại gạo trắng thông thường.

白米急速 hoặc 早炊き: Chế độ nấu gạo trắng nhanh.Chế độ này được sử dụng trong trường hợp bạn đang vội và nhanh chóng muốn có cơm để ăn. Thông thường thời gian nấu cơm ở chế độ này chỉ khoảng 25-28′ thay vì 48′ – 58′ như các chế độ thông thường khác. Tuy nhiên chất lượng cơm sẽ không mềm dẻo bằng các chế độ thông thường.

CÁC CHẾ ĐỘ NẤU KHÁC

おかゆ( Okayu): Nấu cháo thường/ Cháo yến mạch.Bạn có thể sử dụng nút này để nấu các món cháo và có thể thêm các nguyên liệu khác vào cùng như thịt, cá, rau, củ … thành món cháo thơm ngon và bổ dưỡng.

玄米( Genmai): Gạo lứt.Đây là chức năng dành riêng cho món cơm gạo lứt vì nếu nấu bằng chế độ thông thường, gạo lứt sẽ rất cứng.

雑穀米(Zakkokumai): Gạo đa hạtChế độ nấu gạo đa hạt là sự pha trộn của các loại ngũ cốc khác nhau như gạo trắng, gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh …

金芽米(Kinmemai): Gạo búp vàng.Chế độ nấu Gạo búp vàng là sự pha trộn của các hạt ngũ cốc nằm giữa Gạo lứt & Gạo không vo. Gạo này là những hạt gạo tấm, được xay xát hoàn toàn nhưng lõi hạt ngũ cốc vẫn còn nguyên vẹn, mang lại lợi ích dinh dưỡng và hương vị tuyệt vời.

麦ご飯 (Mugi gohan) : Gạo lúa mạch

4. TRÌNH TỰ SỬ DỤNG NỒI CAO TẦN

1. Chuẩn bị gạo, nước và đong theo lượng như hướng dẫn tại mục 1. Đóng nắp nồi.

2. Kiểm tra Menu – Chế độ gạo. Chọn về đúng chế độ Menu mà bạn mong muốn như: Gạo trắng, gạo lứt, hoặc là cháo …. Nếu chưa đúng thì nhấn nút < メニュー > – (menu) để thay đổi.

Xem thêm:

3. Nhấn “Khởi động – <炊飯 >”

Công Nghệ Nhật xin lưu ý, các nút và các chế độ nấu ở trên là các chế độ nấu cơ bản và phố biến trên đại đa số các nồi cao tần nội địa Nhật Bản. Tuy nhiên mỗi một nồi cơm điện sẽ có thể có thêm các nút và các chế độ nấu đặc biệt khác.Công Nghệ Nhật sẽ tiếp tục bổ sung và cập nhật các chế độ nấu khác trong bài viết này.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *