Những Điều Cần Biết Về Cây Vạn Tuế Phong Thủy & Những Bí Mật Chưa Tiết Lộ

Thiên Tuế là cây cảnh sân vườn, văn phòng được nhiều người yêu thích, nhờ dáng đứng hiên ngang, cứng cáp và mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về Cây Thiên Tuế này. Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Nội dung bài viết

4 Cây Thiên Tuế – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy5 Cách trồng và chăm sóc Cây Thiên Tuế6 Mua Cây Thiên Tuế ở đâu đẹp và rẻ nhất

*

Cây Thiên Tuế là cây gì?

Thiên tuế có tên khoa học là Cycas revoluta; cây thuộc họ Cycadeceae. Nguồn gốc của cây từ Nhật Bản, Trung Quốc.

Đang xem: Cây vạn tuế phong thủy & những bí mật chưa tiết lộ

Đặc điểm nhận biết Cây Thiên Tuế

Thiên tuế là cây cảnh lâu năm, thân hình trụ, màu nâu đậm cao 2 – 5m, ít phân nhánh hay phân cành.Lá mọc chủ yếu ở ngọn cây. Lá cây mọc theo vòng tròn, dày đặc, và lá hình dài mũi nhọn ở đầu.Lá có thể dài đến chừng 1m; với cây lâu năm có thể dài đến 2m. Lá màu xanh đậm, cứng, phiến lá nhẵn bóng.Hoa cây thiên tuế là hoa lưỡng tính, nhị và nhụy mọc cùng trên một cây, hoa hình trụ tròn, và mọc trên đỉnh ngọn cây, được bao bọc nhờ tán lá hình lông chim. Hoa màu vàng, hạt chín màu hồng ngọc.

Vị trí đặt Cây Thiên Tuế đẹp và hợp phong thủy

Nên đặt cây ở nơi thoáng mát, không khí lưu thông tốt, rộng rãi và đặc biệt tránh xa tầm tay của trẻ em.

Những nơi ví dụ như phòng khách, đại sảnh, hành lang, hay cầu thang, trước sân nhà là những nơi vô cùng phù hợp

Không nên trồng cây nơi kín gió như phòng kín, phòng ngủ,… nơi cửa ra vào vì lá xòe ra sẽ gây hẹp lối đi và không tốt theo phong thủy.Nếu trồng cây, nên lựa chọn hướng Bắc hoặc hướng Tây.

*

Cây Thiên Tuế – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy

Lợi ích khi trồng cây Thiên Tuế

Thiên tuế với dáng đứng hiên ngang, sức sống tràn đầy nên có tác dụng lớn nhất là làm cảnh quan. Lá xanh tươi giúp mang đến cho không gian sinh động, và trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.Thiên tuế được trồng làm cây công trình khá nhiều nên cũng được xem là cây đem lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng.

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà thiên tuế còn mang lợi ích trong y học. Lá cây có tác dụng thanh lọc máu, thải độc tố bên trong cơ thế. Còn hoa và hạt có khả năng cân bằng khí huyết, và hỗ trợ điều trị bệnh về tim mạch.

Ý nghĩa phong thủy

Hình ảnh cây với dáng đứng hiên ngang đã thể hiện sự sang trọng, uy nghi của cây. Chính vì thế cây đem lại cân bằng khí âm dương cho gia chủ, sự bền vững trong cuộc sống cũng như sự nghiệp; xua đuổi đi tà khí, các thành viên trong gia đình sẽ gắn kết với nhau hơn.

Xem thêm: Cách Làm Mứt Dừa Dẻo Ngọt Đơn Giản Trong Dịp Tết Không Bị Chảy Nước

Thiên tuế được xếp vào bộ ba Tam Đa – chính là đại diện cho Phúc (cây sanh) – Lộc (lộc vừng) và Thọ ( thiên tuế) đem lại tiền tài, sự may mắn cũng như là sức khỏe cho gia chủ.

Cây Thiên Tuế hợp mệnh gì?

Thiên Tuế hợp nhất với mệnh Thủy và mệnh Mộc.

Cây Thiên Tuế HỢp TUỔI GÌ?

Thiên Tuế không khắc tuổi nào, hợp nhất là người có tuổi thuộc mệnh Thủy và Mộc

Tuổi thuộc mệnh Thủy: Bính Tý (1936, 1996), Quý Tỵ (1953, 2013), Nhâm Tuất (1982, 1922), Đinh Sửu (1937, 1997), Bính Ngọ (1966, 2026), Quý Hợi (1983, 1923), Giáp thân (1944, 2004), Đinh Mùi (1967, 2027), Ất Dậu (1945, 2005), Giáp Dần (1974, 2034), Nhâm Thìn (1952, 2012), Ất Mão (1975, 2035)

Tuổi thuộc mệnh Mộc: Nhâm Ngọ (1942, 2002), Kỷ Hợi (1959, 2019), Mậu Thìn (1988, 1928), Quý Mùi (1943, 2003), Nhâm Tý (1972, 2032), Kỷ Tỵ (1989, 1929), Canh Dần (1950, 2010), Quý Sửu (1973, 2033), Tân Mão (1951, 2011), Canh Thân (1980, 2040), Mậu Tuất (1958, 2018), Tân Dậu (1981, 2041)

Cách trồng và chăm sóc Cây Thiên Tuế

1. Tưới nước

Cây có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, tuy nhiên, bạn nên tưới nước thường xuyên giúp cây luôn được xanh tốt; ít nhất khoảng 1 – 2 lần/tuần tùy thời tiết giúp đảm bảo độ ẩm của đất.

2. Dinh dưỡng

Bón phân định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần. Vì khi trồng đã bón một lượng đủ phân bón để cây hấp thụ trong khoảng 6 tháng đầu. Sau khoảng 2 – 3 năm thì có thể giảm lượng phân bón, vì lúc này cây thích nghi và phát triển ổn định hơn.

3. Nhiệt độ

Nhiệt độ tốt nhất để cây phát triển là 20 – 30 độ C. Nếu nhiệt quá thấp cây bị rụng lá, hay quá cao cây chậm phát triển.

4, Tỉa lá

Trong quá trình trồng, thường xuyên tỉa lá cây; tỉa bỏ những chỗ lá quá rậm hay cành là bị sâu hại. Việc này giúp cây phát triển tốt và tăng giá trị thẩm mỹ.

Xem thêm:

5. Phòng ngừa sâu bệnh

Cây thường bị các bệnh: rệp, bọ rầy, vàng lá, hay héo lá,… do sâu bệnh tấn công. Để phòng ngừa, nên phun thuốc xịt rầy, bọ định kỳ là 1 tháng 1 lần vào tán lá của cây.

*

Mua Cây Thiên Tuế ở đâu đẹp và rẻ nhất

Dưới đây là những chợ, vườn cây cảnh lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam – nơi bạn có thể tham khảo và tìm mua được những Cây Thiên Tuế đẹp nhất

Làng nghề cây cảnh vị khê, Điền Xá, Nam Định

Làng nghề cây cảnh Phụng Công tỉnh Hưng Yên

Làng nghề cây cảnh Hải Lý tỉnh Nam Định

Làng nghề cây cảnh Phù Liễn (Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương)

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây (Hòa Điền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)

Một số địa điểm mua cây cảnh uy tín tại Hà Nội

Những địa chỉ bán cây cảnh uy tín nhất TP.HCM

Giá của Cây Thiên Tuế

Trên thị trường có nhiều nơi bán Thiên Tuế, mỗi nơi giá thành khác nhau. Nhìn chung, Thiên Tuế có giá bán dao động khoảng 160.000 – 200.000 VNĐ/ cây. Nhiều cây trưởng thành cao lớn có giá lên tới 400.000 – 500.000 VNĐ

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *