Top 10 Diễn Đàn Bạc Liêu Chỉnh Sửa Ảnh Được Xếp Hạng Mới Nhất 2022

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 02/CT-UBND

Bạc Liêu, ngày 31 tháng 8 năm 2022

CHỈ THỊ

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022 – 2023

Căn cứ Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày19 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụtrọng tâm năm học 2022 – 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhyêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thịxã, thành phố; các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh tập trung thựchiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 – 2023 như sau:

I. NHIỆM VỤ TRỌNGTÂM

1. Hoàn thiện thểchế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước vềgiáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu quả,bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triểngiáo dục. Đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch;tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò và tiếng nói của đội ngũnhà giáo trong các nhà trường.

Đang xem: Top 10 diễn đàn bạc liêu chỉnh sửa ảnh được xếp hạng mới nhất 2022

Tích cực tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với tình hìnhthực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dụccủa tỉnh nhà.

2. Chủ độngphòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chínhphủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thựchiện nhiệm vụ năm học chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai,dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng caochất lượng giáo dục.

Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chấtvà y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạnthương tích. Tăng cường tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thựcphẩm, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh; kiện toàn và nâng caonăng lực hệ thống y tế trường học. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục cập nhật đầy đủthông tin cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường.

Phối hợp với ngành Y tế triển khai thựchiện tốt kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho học sinh theo chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ. Tiếp tục vận động phụ huynh học sinh mua bảo hiểm y tế cho con em mình ngay từ đầu năm học và đảmbảo duy trì trong suốt năm học nhằm thực hiện tốt chính sách chăm sóc sức khỏecho học sinh.

Tổ chức, triển khai hiệu quả Chươngtrình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025”, Chương trình “Y tế trường họctrong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 -2025”; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thểthao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025. Đẩy mạnh côngtác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trong các cơ sở giáo dục; nângcao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn trong hoạt động giáo dục thể chất, chủđộng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh; tăng cường cácbiện pháp phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là dịchCOVID-19 trên địa bàn.

3. Tăng cườngcông tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành

Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động để tạo sựđoàn kết, thống nhất trong toàn ngành; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảnlý giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho học sinh, sinh viên noitheo.

Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹnăng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục; đẩy mạnhxây dựng văn hóa học đường, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, pháthuy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục, nêu cao tinh thần tươngthân, tương ái, đoàn kết. Thực hiện tốt hoạt động chào cờ, hát quốc ca trongcác cơ sở giáo dục.

Phối hợp với các Sở, Ngành, tổ chứcđoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhàtrường, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; đảm bảo anninh, an toàn trong các cơ sở giáo dục. Nâng cao chất lượng công tác giáo dụcquốc phòng, an ninh. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình “Tăng cường giáodục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến chothanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 – 2030”; Chương trình “Giáo dụclý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồngtrên không gian mạng giai đoạn 2022 – 2030”; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường; Chương trình sứckhỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 và Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởinghiệp đến năm 2025”.

4. Phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Thực hiện tốt các chính sách phát triểnđội ngũ: Thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chế độ tiền lương và các phụ cấptheo lương, trợ cấp khác; đánh giá, khen thưởng nhằm nâng cao đời sống, tạo độnglực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề. Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh cóchính sách ưu đãi, tôn vinh, biểu dương đối với những nhà giáo tiêu biểu, cóđóng góp tích cực hoặc có thành tích đột xuất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;kịp thời hỗ trợ giáo viên, người lao động trong ngành bị ảnh hưởng của dịchCOVID-19, nhất là giáo viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dụcngoài công lập.

5. Thu hút và sửdụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Thực hiện tốt các chủ trương, chínhsách của Nhà nước, ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng nông thôn, vùng đồng bàodân tộc Khmer. Tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và thựchiện hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện đến trườngđể học tập nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Tranh thủ các nguồn lực để tăng cườngcơ sở vật chất, kịp thời sửa chữa, nâng cấp các phòng học, phòng chức năng, bếpăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy họccòn thiếu, trong đó chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số gắn vớitập trung chỉ đạo quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả các thiếtbị giáo dục, đồ dùng dạy học hiện có ở các nhà trường.

6. Thực hiện hiệuquả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quảchương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tiếptục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó:

a) Giáo dục mầm non:

Phát triển mạng lưới trường, lớp mầmnon phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đếntrường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhậpquốc tế; quan tâm phát triển giáo dục mầm non vùng khókhăn và vùng có khu công nghiệp. Duy trì, ổn định tỷ lệ trẻtới trường, tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi ở nhữngnơi có điều kiện, giữ vững tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm củng cố, duytrì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiến tớithực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chứcchăm sóc, giáo dục và đánh giá sự phát triển theo độ tuổi của trẻ; nâng cao chấtlượng chăm sóc, giáo dục, hình thành ở trẻ hiểu biết về giá trị bản thân, giađình, cộng đồng và những thóiquen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt; đặt nềnmóng cho sự phát triển hài hòa vềthể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; tăng cường phổ biến kiến thứcchăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủcác quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non theo Điều lệtrường mầm non. Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu củachương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới và triển khai thí điểm Chươngtrình Giáo dục mầm non mới. Nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựngtrường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 – 2025” và Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu họcvùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025”.

Từng bước khắc phục tình trạng thiếugiáo viên; phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầmnon đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chấtlượng nhóm, lớp độc lập tư thục.

b) Giáo dục phổ thông:

Đổi mới phương pháp và đa dạng hóahình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, tạođiều kiện cho học sinh được tiếp cận khai thác các nguồn học liệu đa dạng,phong phú; phát triển khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; thích ứng vớinhững đổi thay trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài. Tăng cườngcác hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự học cho học sinh.Khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh về các lĩnh vựcgiáo dục: Giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, giao lưu tìm hiểuan toàn giao thông,… đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nội dung học tậpcủa học sinh trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, phụ huynh và học sinh.

Tiếp tục đổi mới hình thức, phươngpháp tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá học sinh. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chứccác kỳ thi, hội thi, cuộc thi trong năm học (thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vàcác lớp THPT cấp tỉnh; thi tuyển sinh lớp10;…) hợp lý, đảm bảo mục đích yêu cầu nâng cao chấtlượng dạy và học. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệpTHPT và thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2023 theo kế hoạch chỉ đạo củaBộ Giáo dục và Đào tạo.

Củng cố, nângcao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chú trọng đổi mớicông tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo củatổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông.Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức cóliên quan tại địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhàtrường.

Thường xuyên kiểm tra việc quản lý,khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, nhất là thiết bị dạy học ngoạingữ, tin học; thực hiện triệt để đổi mới phương pháp dạy học gắn với sử dụngthiết bị đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm khắc phục có hiệuquả tình trạng dạy chay, học chay. Đẩy mạnh phong trào thi đua sử dụng và tựlàm đồ dùng dạy học.

Xem thêm:

c) Giáo dục thường xuyên:

7. Đẩy mạnh chuyểnđổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành

Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụngcông nghệ thông tin trong GDĐT; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy – học trực tuyến và trong công tác kiểm tra,đánh giá chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thực hiệnthủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và Bộ phận một cửa, một cửa liênthông.

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đàotạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án “Phát triển ứng dụngdữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc giagiai đoạn 2022 – 2025”.

8. Tăng cường hộinhập quốc tế trong giáo dục

Chủ động mở rộng hợp tác song phương,đa phương. Tăng cường hợp tác và đầu tư với nước ngoài. Khuyến khích hợp tác vớicác cơ sở giáo dục và đào tạo từ các quốc gia phát triển. Đẩy mạnh kiểm định chấtlượng giáo dục. Tăng cường công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục cóyếu tố nước ngoài và các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Việt Nam.Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối vớigiáo dục phổ thông (PASEC, PISA…).

9. Tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Tiếp tục kiện toàn tổ chức và hoạt độngthanh tra giáo dục theo hướng: Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm; vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian thanh tra, vừa đảm bảo tínhthiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra của Sở, kiểm tra của phòng;đề cao vai trò của người đứng đầu trong công tác tự kiểm tra, tự chấn chỉnh; kịpthời xử lý, chấn chỉnh những sai phạm, hạn chế, thiếu sót của các tổ chức, cánhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tăng cường kiểm tra hoạt động dạy thêm,học thêm; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh thực hiện nghiêmcác khoản thu đầu năm học, kiên quyết xử lý tình trạng lạm thu dưới mọi hình thứctrong các cơ sở giáo dục; kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục.

Quan tâm bồi dưỡng chính trị, chuyênmôn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục;nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính và thanh trachuyên ngành ở các cấp học; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt độnggiáo dục. Tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyếtkhiếu nại, giải quyết tố cáo; tập trung xử lý dứt điểm nhữngkhiếu nại, tố cáo phức tạp, không để kéo dài gây bức xúc trong dư luận.

10. Tiếp tục đổimới phong trào thi đua, kịp thời biểu dương, nhân rộng những tấm gương điểnhình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

II. TỔ CHỨC THỰCHIỆN

1. SởGiáo dục, Khoa học và Công nghệ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức vàchỉ đạo thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị này và những nội dung chỉ đạo của BộGiáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm ngành giáo dục và đào tạo trong năm học2022 – 2023.

2. Ủy bannhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

– Xây dựng kế hoạch, giải pháp thựchiện nhiệm vụ năm học mới và phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn đúngtheo định hướng chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với tình hình địa phương.

– Phối hợp với Sở Giáo dục, Khoa họcvà Công nghệ tổ chức kiểm tra, rà soát, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị dạy học.Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, sửa chữa trường lớp… đảm bảo việc chuẩnbị cho năm học mới.

– Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể và ngành giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện “Ngày toàn dân đưatrẻ đến trường”, tạo điều kiện thuận lợi để Ngành giáo dục và đào tạo triểnkhai kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

3. Sở Vănhóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh và Truyềnhình tỉnh và các Sở, Ngành, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp với SởGiáo dục, Khoa học và Công nghệ triển khai tốt việc tuyên truyền phổ biến nhữngnội dung chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụtrọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo trong năm học 2022 – 2023 để cán bộ,Nhân dân trong tỉnh biết và hưởng ứng. Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu vớiỦy ban nhân dân tỉnh để tạo điều kiện tốt nhất cho ngành giáo dục và đào tạohoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Đề nghịỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, HộiNông dân tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu giáo chức tỉnh đẩy mạnh công táctuyên truyền, vận động hội viên hưởng ứng, tích cực tham gia kiểm tra, giám sátcùng ngành giáo dục và đào tạo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Căn cứ tinh thần nội dung chỉ đạo,các cấp quản lý giáo dục chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địaphương tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc các cơ sởgiáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ năm học; kịp thời báo cáo, phản ánh tình hình,đề xuất các giải pháp chỉ đạo, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quátrình thực hiện.

Chỉ thị này được phổ biến đến tất cảcông chức, viên chức ở các cấp quảnlý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh để quán triệt và thựchiện./.

Xem thêm:

Nơi nhận: – Bộ Giáo dục và Đào tạo (để báo cáo); – TT Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh (để báo cáo); – Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; – CVP, các PCVP UBND tỉnh; – Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; – Các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh; – Báo Bạc Liêu, Đài PTTH tỉnh; – UBND các huyện, thị xã, thành phố; – Trường Đại học Bạc Liêu; – Cổng Thông tin điện tử tỉnh; – Lưu: VT, (Hn01).

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *