17+ Mẫu Tranh Chữ Phúc Thư Pháp Đẹp, Thư Pháp Chữ Phúc Giá Tốt Tháng 11, 2022

Trong đời sống thường nhật, chúng ta thấy nhiều dịp có sự xuất hiện của bức tranh chữ Phúc thư pháp: tranh xuất hiện trong món quà tết, quà tân gia, quà khai trương… Bạn có thắc mắc rằng tại sao thư pháp chữ Phúc được chọn nhiều vậy? Ý nghĩa của bức thư pháp chữ Phúc là gì ? Vì sao nên treo tranh thư pháp chữ Phúc trong nhà ? Hãy cùng QUÀ TẶNG VÀNG 247 lý giải nhé! 

Tổng hợp mẫu tranh chữ tâm đẹp nhất

Gợi ý những mẫu chữ đức đẹp nhất

Nội dung bài viếtNguồn gốc và ý nghĩa của chữ “Phúc” Tại sao nên chọn Tranh thư pháp chữ Phúc trong nhà?Những câu chuyện thú vị về việc treo chữ Phúc17+ mẫu tranh chữ phúc độc đáo, món quà tặng phong thủy ý nghĩaCác cửa hàng bán tranh chữ Phúc thư pháp đẹp, chất lượng, giá cả hợp lýCác cửa hàng bán tranh chữ Phúc thư pháp dát vàng 

Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ “Phúc” 

Trong quan niệm của người Việt, chữ Phúc có vị trí quan trọng hàng đầu. “Nhà có phúc” là ước nguyện, niềm tự hào và sự may mắn của mỗi một gia đình. Với ý nghĩa tốt lành của mình, Chữ Phúc được sử dụng rộng rãi để trang trí trong kiến trúc phong thủy và trên cả y phục.

Đang xem: Chữ phúc thư pháp đẹp

Chữ Phúc là gì?

Chữ Phúc là từ Hán Việt, người miền Nam đọc là “Phước”. Trong chữ Hán tượng hình, chữ Phúc là hình ảnh một người dùng hai tay bê vò rượu giơ cao để tế thần linh, cầu thần linh ban phước. Kết cấu chữ Phúc gồm bộ thị 示 đi liền ký tự phúc (nhất 一, khẩu 口, điền田). Bộ thị 示vốn là hình vẽ bàn thờ. Chữ Phúc như vậy là tượng hình hai bàn tay bưng hũ rượu đứng trước bàn thờ. Khái niệm Phúc vốn được cổ nhân xem là điều tốt lành đến từ niềm thành kính của con người đối với Thần Phật.

Hình ảnh vò rượu ở đây có thể hiểu theo nghĩa là cầu cho trong nhà có bình rượu luôn đầy, điều đó thể hiện hiện rằng gia đình đó đầy đủ, dồi dào và hoàn bị. Ý nghĩa của chữ Phúc ban đầu tương tự chữ Phú tức là giàu.Trong quá trình phát triển hình ảnh hai bàn tay dần được giản lược và hình thành chữ Phúc như hiện nay.

Tại sao có âm đọc “Phúc” là “Phước”

 Hiện tượng “viết chệch, đọc lệch” từng xuất hiện trong lịch sử do việc phải kiêng húy của Vua chúa. Chữ Phúc bị kiêng từ thời Tây Sơn. “Thoái thực kỳ văn” của Trương Quốc Dụng (1797-1864) có ghi : “Xã tôi xưa gọi là Long Phúc, vì Nguyễn Huệ có tên giả là Phúc, nên xã tôi đổi tên là Long Phú”. Vậy là Phúc biên thành Phú thay đổi hẳn cả chữ lẫn nghĩa.

Còn Phúc biến thành Phước thì giữ nguyên chữ, chỉ đổi âm thôi. Thực sự phổ biến từ năm Quý Mùi 1883. Vào thời điểm công tử Ưng Đăng lên ngôi vua lấy niên hiệu là Kiến Phúc. (vị vua thứ sáu triều Nguyễn). Đây dù không phải là 1 trong 5 húy phải kiêng, nhưng triều đình ban bố lệnh, mọi người đều gọi kiêng. Dòng họ Nguyễn Phúc đọc trại ra là Nguyễn Phước. Phúc Lộc Thọ thành Phước Lộc Thọ. May phúc thành may phước ; phúc đức thành phước đức v.v… Tuy nhiên, do không phải trọng huý nên sự biến âm không triệt để. Vì thế, trong Việt ngữ không phải bất kỳ trường hợp nào chữ phước đều có thể thay hoàn toàn cho phúc. Ví dụ : hạnh phúc, phúc đáp, phúc âm…

*

Ý nghĩa của chữ “Phúc”

 Những sự tốt lành đều gọi là Phúc. Trong Kinh Thi chia ra 5 phúc (ngũ phúc): 

Phú 富 : Giàu có, tiền tài dư dật hơn nữa còn có địa vị tôn quý An ninh 安寧 :yên lành, thân thể khỏe mạnh và tâm linh an bình Thọ 壽 : mệnh không chết non, hơn nữa tuổi thọ lâu dài Du hảo đức 攸好德 :có đức tốt, tấm lòng lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh Khảo chung mệnh 考終命 :dự đoán được ngày chết của mình. Lúc cuối cùng, không gặp phải tai họa bất ngờ, an nhiên tự tại mà rời khỏi nhân gian

 Phúc có nghĩa là “thuận lợi”, “đồng thuận”. Thuận là từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, thuận vợ, thuận chồng… Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc.

 Ngày Tết có nhà treo chữ Phúc Hán tự lộn ngược, gọi là Phúc đảo. Tiếng Bắc Kinh đọc là Phú đáo, nghĩa là “điều tốt, vận may đến”.

Xem thêm: Phần Mềm Trắc Địa Miễn Phí, Các Phần Mềm Dùng Trong Trắc Địa Hữu Dụng Nhất

 Trong tâm thức người Việt, Phúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Vì thế sinh ra thuật ngữ “Phúc đức”. Chính điều này đã làm sâu sắc thêm triết lý nhân quả của nhà Phật và là cơ sở khẳng định đạo lý “Thiện giả -Thiện báo, Ác giả – Ác báo”. Phúc dày hay mỏng cũng do chính con người quyết định. Phúc là kết quả của Đức, do Đức tích tụ lại mà thành. Người càng nhiều Đức hạnh thì mọi thứ theo đó sẽ càng tốt đẹp.

*

Quan niệm về ngũ phúc của người Việt

 Người Việt có quan điểm rõ ràng hơn về 5 điều hạnh phúc trong cuộc sống. Đó là : PHÚ – QUÝ – THỌ – KHANG – NINH

PHÚ: giàu về tiền bạc, vật chất, QUÝ: đài các, sang trọng

3.THỌ: sống lâu để hưởng phúc. Người Việt quan niệm thọ đứng thứ 3 cũng hàm ý là trước hết phải phấn đấu phú quý , sống lâu để hưởng phú quý .

KHANG: khỏe mạnh (kiện khang thân thể). NINH: sống yên ổn, an lành.

Quan niệm về ngũ phúc của người Việt rất dễ hiểu, ngắn gọn nhưng bao hàm đầy đủ về ước mơ hạnh phúc của con người .

Tại sao nên chọn Tranh thư pháp chữ Phúc trong nhà?

Từ hình tượng chữ Phúc

 Chữ Phúc mang ý nghĩa của sự may mắn, tốt lành, vui vẻ. Vì vậy mà ngày nay, chữ Phúc luôn được nhiều người sử dụng để làm trang trí hay điêu khắc trên những bộ bàn ghế,viết thư pháp trang trí nhà cửa.

Xem thêm:

 Chữ Phúc được dùng làm từ ngữ quan trọng để chúc cho nhau nhân dịp khai trương, lễ tết. Thể hiện mong muốn mọi điều tốt lành, giàu có đến với gia chủ. Đồng thời cầu mong cuộc sống bình dị, đơn giản tốt đẹp, có nơi trú ẩn hay đất canh tác, sự nghiệp tinh thông, con cháu hòa thuận gắn kết bền chặt.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *