Clean Master Có Nên Dùng Clean Master Không ? Có Nên Cài Ứng Dụng Dọn Rác Cho Android Hay Không

Clean Master là một công cụ cực kỳ phổ biến trong cộng đồng sử dụng Android tại Việt Nam. Bằng chứng là trong thời điểm bài viết, nó đang nằm trong top 10 ứng dụng miễn phí tại Google Play. Phần mềm này được quảng cáo sẽ làm cải thiện hiệu năng của thiết bị lên gấp nhiều lần thông qua các công cụ như dọn “rác”, tăng tốc game, làm mát CPU… Khi mà người dùng Việt Nam đã khá quen với các công cụ như CCleaner, TuneUp Utilities hay Advanced SystemCare trên Windows, thói quen cài các phần mềm như Clean Master lên smartphone là điều khó tránh khỏi.Bạn đang xem: Có nên dùng clean master không

Ngay sau khi cài đặt và khởi chạy Clean Master, trong vòng một vài phút ứng dụng này sẽ tự động thêm ba icon mới ở homescreen mà không xin phép người dùng. Sau đó người dùng sẽ liên tục bị làm phiền bởi các thông báo yêu cầu thu dọn rác, tăng lượng RAM trống hay xác thực tính an toàn của các phần mềm. Rất khó chịu.

Đang xem: Có nên dùng clean master không

Cách thức hoạt động của Clean Master chủ yếu dựa vào việc:

xóa các file tạm (cache), chủ yếu được sinh ra trong quá trình sử dụng phần mềmtắt tất cả các tiến trình (process) để làm tăng lượng RAM trống và “giảm” nhiệt độ CPU

Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng:

việc xóa file tạm không cải thiện hiệu năng xử lý của máy, mà chỉ làm tăng dung lượng trống của bộ nhớ trong.một số người cho rằng RAM hệ thống càng trống nhiều, máy chạy càng nhanh. Điều này đúng với hệ điều hành Windows, nhưng lại sai đối với các hệ điều hành *nix, ví dụ như Linux, Android, OS X và iOS. Cụ thể với Android, các ứng dụng khi không được sử dụng sẽ có những tiến trình chạy nền thường trực trong bộ nhớ, và đương nhiên sẽ tiêu tốn một lượng RAM nhất định. Khi người dùng tái sử dụng những ứng dụng này, những tiến trình đó sẽ giúp cho quá trình khởi chạy ứng dụng nhanh hơn, kèm theo lưu giữ trạng thái gần nhất khiến người dùng không bị mất đi những gì đang thao tác trước đó. Trong trường hợp hệ thống thiếu bộ nhớ, hệ điều hành sẽ tự động loại bỏ các tiến trình thừa của các ứng dụng ít sử dụng.

Như vậy, Clean Master tuy có khả năng quét file rác nhưng lại không giúp gì cho việc tăng tốc hệ thống; trái lại, việc liên tục yêu cầu người dùng tắt các ứng dụng sẽ làm hệ thống tốn nhiều tài nguyên CPU, từ đó gây tốn pin và giảm tốc độ của hệ thống.

Tuy nhiên, điều tệ nhất ở Clean Master là việc nó liên tục sử dụng một lượng RAM rất lớn nhưng lại không hề có tác dụng gì, mà chỉ liên tục làm phiền người dùng bằng hàng loạt các thông báo khác nhau. Trong thử nghiệm với chiếc Galaxy Note 3 (sở hữu 3GB RAM), có những thời điểm Clean Master sử dụng tới hơn 100MB RAM ở nền. Một lý do cấu thành cho việc này là Clean Master có quá nhiều những công cụ vô dụng bên trong. Tại sao trong một công cụ quét dọn hệ thống lại có những tính năng như download hình nền, tải game, thậm chí cả kiểm tra thời tiết?

Vậy liệu có sự lựa chọn nào khác ngoài Clean Master? SD Maid là câu trả lời. SD Maid sở hữu tất cả những công cụ mà bạn cần: xóa file tạm, file trùng, folder trống, danh sách các file dung lượng lớn. Tất cả trong một giao diện đơn giản, và quan trọng nhất là nó không bao giờ làm phiền người dùng bởi những thông báo vô dụng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chỉnh Màn Hình Máy Tính Chuẩn Đơn Giản, Cách Thu Nhỏ Màn Hình Máy Tính Win 10 Đơn Giản

2. CM Security Antivirus

Trùng hợp thay, CM Security là một sản phẩm do chính những nhà phát triển của Clean Master tạo nên. Thành công của CM Security chủ yếu dựa trên sự lo sợ của người dùng. Trong quá trình lướt web hay sử dụng các ứng dụng có chèn quảng cáo, chắc hẳn nhiều người đã từng thấy những lời hù dọa như “thiết bị của bạn đang gặp nguy hiểm” – và phần lớn chúng đều mời mọc người dùng cài đặt CM Security.

Cài đặt các ứng dụng Antivirus cho smartphone là một điều cực kỳ vô dụng. Nếu bạn chỉ cài đặt ứng dụng từ các nguồn uy tín, thì bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về vấn đề bảo mật. Cũng như Clean Master, CM Security không đem lại lợi ích cụ thể, mà chỉ đem lại những phiền toái khi người dùng liên tục phải nhận những notification linh tinh

3. EasyTouch

*

EasyTouch là một bản copy của tính năng AssistiveTouch trên iOS – vốn được sinh ra dành cho người khuyết tật, tuy nhiên lại được coi cứu tinh “bảo vệ phím Home” của người dùng Việt. Cách thức hoạt động của EasyTouch không khác gì AssistiveTouch khi có một nút ảo luôn nằm trên màn hình, choán diện tích hiển thị. Tuy nhiên khi mà các thiết bị Android phần lớn sử dụng phím ảo hoặc phím cảm ứng; kèm theo việc có rất nhiều giải pháp tốt hơn để điều khiển thiết bị như GMD Gesture Control, thật sự mình không thấy lý do gì để cài đặt và sử dụng EasyTouch trên các thiết bị Android.

Xem thêm:

4. GoTiengViet

Nếu bạn vẫn còn đang sử dụng GoTiengViet, hãy chuyển sang dùng Laban Key. Laban Key có mọi ưu điểm của GoTiengViet, và bổ sung thêm những tính năng “thời đại” hơn như đồng bộ đám mây, theme, và khả năng gõ chính xác hơn.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *