Công Dụng Của Nấm Rơm Và Cách Chế Biến Như Thế Nào? Nấm Rơm Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư

Nấm rơm là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều công dụng thần kì đối với sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết và có thể tận dụng được hết những dưỡng chất quý báu cũng như những tác dụng “đáng chú ý” mà thực phẩm này mang lại.

Đang xem: Công dụng của nấm rơm

Nấm rơm là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều công dụng thần kì đối với sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết và có thể tận dụng được hết những dưỡng chất quý báu cũng như những tác dụng “đáng chú ý” mà thực phẩm này mang lại.

Hôm nay, hãy cùng Cây thuốc dân gian tìm hiểu về những công dụng hữu ích mà nấm rơm mang đến cho sức khỏe của bạn nhé!

Nấm rơm là gì?

1, Tên khoa học

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, hay còn được biết đến với tên gọi khác là “nấm mũ rơm”. Đây là một loài nấm thuộc họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ.

2, Nấm rơm có đặc điểm gì?

Nấm rơm có nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen.

*

Phần bao gốc của nấm rơm dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm chứa một hệ thống các sợi tơ chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc.Độ đậm nhạt của nấm rơm tùy thuộc vào ánh sáng, nấm sẽ càng đen khi mọc ở nơi có anh sáng càng nhiều.Cuống của nấm rơm có dạng bó hệ sợi, mềm và xốp. Khi còn non, cuống nấm sẽ mềm và giòn, nhưng khi già cuống nấm sẽ xơ cứng lại và khó bị bẻ gãy.Mũ của nấm rơm có hình nón, màu sắc của mũ nấm đậm dần từ rìa mép đến phần chóp trung tâm.

3, Nấm rơm sống trong môi trường nào?

Nấm rơm thường mọc đơn độc hay mọc thành cụm, thường phát triển trong môi trường có rơm rạ mục hoặc đất có nhiều mùn. Nấm rơm thường xuất hiện vào mùa hè thu nóng ẩm với nhiệt độ 28 đến 45 độ C và mọc nhiều nhất trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.

Nấm rơm rất phổ thông ở khắp nước ta, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng. Hiện nay, ở nhiều vùng chuyên canh hoá của nước ta, nấm rơm được trồng công nghiệp, mang đên sản lượng dồi dào cũng như chất lượng đảm bảo, giúp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Dinh dưỡng trong nấm rơm

Hàm lượng dưỡng chất trong nấm rơm là khá phong phú và dòi dào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng:

Trong mỗi 100g nấm rơm khô có chứa: 21 đến 37g chất đạm; 2,1 đến 4,6g chất béo; 9,9g chất bột đường; 21g chất xơ cùng rất nhiều các nguyên tố vi lượng khác như các vitamin A, B1, B2, C, D, PP; canxi; sắt; phôtpho;…Trong 100g nấm rơm tươi chứa 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP… cùng với đó là hơn 90% lượng nước.Cứ 100g nấm rơm tươi sẽ cung cấp cho cho cơ thể 31 calorie năng lượng.

Với thành phần nhiều dưỡng chất trên, nấm rơm không chỉ là một loại thực phẩm tuyệt vời, còn nó còn có thể chế biến thành rất nhiều loại “thực phẩm chức năng” hay các món ăn “thuốc” để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh tật.

Đặc biệt, nấm rơm có tác dụng rất hiệu quả với các bệnh nội tiết chuyển hóa như: Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và béo phì.

Đông y cho rằng, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, giúp hạ cholesterol xấu trong máu, hiệu quả với các chứng bệnh như xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường trí nhớ hiệu quả.

*

Ăn nấm rơm có tác dụng gì?

1, Nấm rơm có tác dụng kháng ung thư, điều hòa cholesterol trong máu

Nấm rơm có chứa một loại hoạt chất là protid dị chủng có khả năng chống lại sự xuất hiện và sinh sôi của các tế bào ung thư. Cũng chính bởi lí do này mà việc ăn nấm rơm thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể nâng cao khả năng chống lại căn bệnh ung thư.

Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, có công dụng khử nhiệt, giúp tiêu thức và làm hạ lượng cholesterol xấu trong máu. Ở một số nền y học, người ta còn dùng loại nấm này để bào chế thành thuốc điều trị các căn bệnh liên quan đến tình trạng thiếu máu.

2, Nấm rơm có tác dụng chữa bệnh liệt dương

Hàm lượng dưỡng chất mà nấm rơm mang lại là không thể bàn cãi. Với việc được trồng nhiều ở Việt Nam, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong ẩm thực nhờ hương vị cuốn hút.

Thế nhưng, lại ít người biết rằng, nấm rơm còn có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng liệt dương ở nam giới. Không những vậy, nấm rơm khi xào với thịt ếch hoặc thịt chim sẻ, ăn nóng còn có tác dụng kích dục.

3, Nấm rơm nghèo năng lượng nên có tác dụng hiệu quả trong quá trình giảm cân

Một khẩu phần nấm rơm đã rửa sạch và qua sơ chế chứa trung bình 15 kcal, 2,2 g chất đạm, 2,3 g carbohydrate (trong đó có 0,7 g chất xơ), 0 g chất béo.

Với lượng calo và chất béo ít ỏi như trên, nấm rơm đã trở thành một trong những thực phẩm giúp giảm cân vô cùng hiệu quả, phù hợp với nhiều chế độ ăn kiêng của những người thừa cân béo phì.

4, Nấm rơm là thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất

Nấm rơm rất giàu các vitamin thuộc nhóm B như: Thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5) và axit folic (vitamin B9). Bên cạnh đó, nấm rơm cũng có khá nhiều thành phần vi khoáng quý hiếm đối với cơ thể như selenium, kali, đồng, sắt và fosfor.

5, Nấm rơm là thực phẩm chay chứa nhiều vitamin D

Nấm rơm là thực phẩm chay duy nhất có vitamin D theo cách tự nhiên. Cũng bởi lí do này mà những người ăn chay nên thêm nấm rơm vào khẩu phần ăn của mình để bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết mà các thực phẩm chay khác không có.

6, Ăn nấm rơm thường xuyên giúp giữ dáng

Nấm rơm chứa trong mình nhiều chất xơ, tạo nên cảm giác nhanh no bụng, đồng thời duy trì trao đổi chất ở cấp độ cao. Trong thành tế bào nấm có hai loại chất xơ: beta-glucan và chitin, đây đều là những hợp chất giúp giảm thiểu cảm giác háu ăn hiệu quả.

Beta-glucan có tác dụng giúp giảm thiểu sự hấp thụ đường, sản xuất insulin và cắt giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, hạ thấp nguy cơ mắc phải các căn bệnh liên quan đến chứng béo phì gây nên.

Vitamin D có trong nấm rơm cũng có tác dụng giúp duy trì cân nặng hợp lý. Đồng thời, vitamin B6 có tác dụng giúp cải thiện hấp thụ kẽm, giảm thiểu cơn đói cồn cào và thói thèm ăn đồ ngọt.

Ngược lại, những vitamin khác thuộc nhóm B trong nấm rơm sẽ giúp bảo đảm hoạt động bình thường của tuyến giáp – yếu tố duy trì trao đổi chất hoàn hảo trong cơ thể.

*

7, Nấm rơm giúp cải thiện trí nhớ

Nấm rơm mang trong mình trữ lượng choline khổng lồ, đây là một trong những thành phần không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động của hệ thần kinh – có tác dụng giúp điều hòa giấc ngủ, hạn chế căng cơ cùng với đó là tăng cường các quá trình học tập và ghi nhớ.

Choline trong nấm rơm còn có tác dụng duy trì cấu trúc màng tế bào hợp lý, giúp hỗ trợ truyền tải xung điện thần kinh, điều chỉnh sự hấp thụ chất béo và làm dịu những trạng thái viêm mạn tính.

8, Nấm rơm có tác dụng giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư

Nấm rơm chứa trong mình rất nhiều các chống ôxy hóa. Hàm lượng các chất oxy hóa trong nấm rơm tương đương rất nhiều các sản phẩm rau củ quả lành mạnh khác.

Selenium có trong nấm rơm giúp kìm hãm sự phát triển khối u ác tính, có tác dụng chống viêm, kích hoạt chức năng các enzym của gan và hỗ trợ nỗ lực vô hiệu hóa một số tác nhân gây ung thư.

Nhờ vàotác dụng điều chỉnh chu kỳ tăng trưởng tế bào, vitamin D trong nấm rơm cũng góp phần chống lại ung thư. Đồng thời, axit folic có trong thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp DNA và các quá trình sửa chữa, ngăn ngừa sự xuất hiện các biến thể gen gây nên các tế bào ác tính.

9, Nấm rơm có tác dụng hỗ trợ chống lại bệnh đái tháo đường

Thực đơn giàu chất xơ có sự góp mặt của nấm rơm có tác dụng giúp hạ thấp độ đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của chất xơ và các khoáng chất khác còn giúp cải thiện nồng độ đường, cholesterol và insulin ở người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Một bát nấm rơm chứa khoảng 7 đến 10g chất xơ, tương đương với 1/3 nhu cầu chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày.

10, Nấm rơm có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Hàm lượng vitamin C, chất xơ và kali lớn trong nấm rơm được xem như là món “cocktail” trong mơ dành cho tim và sức khỏe cảu hệ tim mạch.

Việc ăn nấm rơm thường xuyên sẽ giúp hạ áp huyết, giảm nguy cơ tăng áp huyết và các bệnh tim mạch. Chỉ với 3g beta-glucan/ngày là đã có thể hạ 5% nồng độ cholesterol xấu trong máu.

11, Nấm rơm giúp xây dựng và củng cố sức mạnh đề kháng

Beta-glucan, chất xơ sẵn có trong thành tế bào nấm mang lại tác dụng hiệu quả giúp đánh thức hệ miễn dịch và sản xuất bạch cầu trong tủy xương.

Đồng thời, thành phần selenium trong thực phẩm này còn cải thiện hiệu quả sức mạnh miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước cảm lạnh và kích thích sản xuất tế bào bạch huyết limpho T.

12, Nấm rơm có tác dụng giúp loại bỏ trạng thái viêm nhiễm

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Australia thuộc Đại học Western Sydney với 115 sản phẩm thực phẩm phổ biến đã đi đến kết luận, nấm rơm có khả năng hóa giải cực mạnh các trạng thái viêm nhiễm trong cơ thể.

Nhờ vào các hợp chất tự nhiên sẵn có trong nấm rơm có tác dụng loại bỏ cytokine và các gốc tự do gây lên quá trình viêm nhiễm và lão hóa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xem thêm:

13, Nấm rơm có tác dụng giúp xoa dịu stress

Với cuộc sống áp lực và công việc bộn bề trong thời đại ngày nay, tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin thuộc nhóm B thường xuyên sẽ dễ dẫn đến rối loạn hệ thần kinh, stress, tăng trạng thái bất an, nóng nảy, mất tự tin, cáu giận vô cớ và khó tập trung.

Nấm rơm chứa trong mình rất nhiều những vitamin nhóm B như: Vitamin B2, B3, B5… đây là một trong những vũ khí giúp xoa dịu stress vô cùng hiệu nghiệm.

14, Nấm rơm có tác dụng phòng ngừa béo phì

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học,g nấm rơm chứa trong mình nhiều thành phần protein, chất béo, bột đường, hàm lượng chất xơ và nhiều vi lượng khác như canxi, sắt, phốt-pho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP,…, các axit amin cần thiết cho cơ thể.

Với hàm lượng dưỡng chất phong phú đó, nấm rơm có công dụng giúp mang lại cảm giác no lâu, chống lại sự thèm ăn, qua đó có tác dụng giúp phòng ngứa hiệu quả tình trạng béo phì.

15 Nấm rơm có tác dụng giúp hạ đường huyết và chống phóng xạ

Nấm rơm chứa trong mình những hợp chất có cơ chế hạ đường huyết là kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Ngoài ra, nhờ thành phần vitamin C chứa trong mình, nấm rơm còn có công dụng chống lại các tia phóng xạ ảnh hưởng đến các cấu trúc tế bào và gen trong cơ thể.

*

Một số bài thuốc từ nấm rơm

1, Nấm rơm giúp tăng cường sức khỏe

Đem nấm rơm tươi 200g cùng đại táo 5 đến 7 quả nấu thành canh, ăn trong ngày, trước khi ăn thêm ít gừng. Mỗi tuần nên ăn 2 đến 3 lần.

2, Nấm rơm xào thịt bò có tác dụng bổ máu, tốt cho người thiếu máu

Chuẩn bị nấm rơm, thịt bò, hành, tỏi và các gia vị cần thiết để chế biến. Nêm gia vị và ướp thịt bò với gừng, tỏi, mắm, muối. Phi thơm hành, tỏi sau đó bỏ thịt bò vào xào chín tới. Cuối cùng, đem bỏ nấm rơm vào xào chung, chín vừa đủ là được.

3, Nấm rơn chữa gan nhiễm mỡ

Đem 100g nấm rơm tươi xào cùng 5 quả trứng cút, dùng ăn vào bữa tối. Sử dụng liên tục trong vòng 15 ngày thì ngừng.

4, Nấm rơm chữa cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ

Chuẩn bị nguyên liệu gồm nấm rơm tươi 150g, trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút (bỏ vỏ) 20 quả cùng các gia vị: Muối, hành, gừng, dầu ăn, mì chính vừa đủ.

Chế biến các nguyên liệu trên thành món xào hoặc làm canh dùng để ăn. Nên dùng ăn 2 lần một tuần và cần duy trì thực hiện trong 3 tháng.

5, Nấm rơm giúp phòng chống ung thư, bổ tỳ vị

Nấu nấm rơm ăn kèm với đậu phụ, ăn ngày 1 lần, sử dụng thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

6, Nấm rơm giúp bổ gan thận, ích khỉ, tăng cường sức khỏe

Đem nấm rơm xào cùng với trứng bồ câu hay trứng chim cút sẽ là phương thuốc giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả.

7, Nấm rơm giúp hỗ trợ điều trị ung thư

Đem nấm rơm tươi 100g cùng với đậu phụ 50g nấu thành canh ăn trong các bữa cơm. Nên dùng thường xuyên trong các đợt xạ trị hóa chất sẽ giúp làm giảm tác dụng phụ của liệu pháp xạ trị và giúp tăng cường sức khỏe bệnh nhân.

8, Nấm rơm có tác dụng hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng

Đem nấm rơm tươi và nấm đầu khỉ mỗi loại 60g rửa sạch, thái ra xào chung để ăn. Dùng liên tục trong vòng 7 đến 10 ngày thì ngừng.

9, Nấm rơm giúp chữa xuất tinh sớm

Chuẩn bị nguyên liệu gồm nấm rơm 100g, tôm nõn 50g, rau dền 30g, các gia vị: mì chính, dầu ăn, hành, bột canh… vừa đủ. Đem tất cả các nguyên liệu trên nấu thành canh hoặc xào dùng trong các bữa ăn. Mỗi tháng nên thực hiện trong 10 đến 15 ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

*

Nấm rơm có tốt cho bà bầu không?

Nấm rơm mang trong mình nhiều giá trị dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên kết hợp sử dụng nấm rơm trong các bữa ăn để có thể nạp những thành phần bổ dưỡng từ thực phẩm bổ dưỡng này. Sau đây là một số những lợi ích quan trọng khi ăn nấm rơm mà các mẹ nên biết:

1, Nấm rơm cung cấp một nguồn Vitamin B dồi dào cho thai kì

Nấm rơm chứa trong mình một lượng vitamin B khổng lồ, tốt cho da, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Như đã đề cập trên, trong nấm rơm có sự xuất hiện của các vitamin nhóm B, bao gồm: Thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3) và axit pantothenic (B5).

Một khẩu phần nấm rơm sẽ cung cấp khoảng 8% lượng vitamin B2 cần thiết hàng ngày nên đặc biệt tốt cho mẹ bầu. Thiamin, niacin và pantothenic giúp hình thành cơ thể khỏe mạnh, đồng thời tăng cường hệ thần kinh cho thai nhi trong quá trình phát triển đầu đời.

2, Nấm rơm giúp cung cấp một nguồn Vitamin D lành mạnh

Hàm lượng vitamin D nhiều trong nấm rơm đem đến giá trị dinh dưỡng cao của thực phẩm này. Vitamin D có tác dụng điều hòa sự hấp thu của canxi trong cơ thể, giúp hình thành xương và răng cho thai nhi trong giai đoạn đầu đời.

Một khẩu phần nấm rơm chứa khoảng 12,6IU vitamin D. Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, thường ít thấy trong các nhóm thực phẩm thực vật.

3, Nấm rơm là một nguồn protein lành mạnh

Nấm rơm có chứa lượng protein tốt cho cơ thể, giúp ích raas nhiều cho sự phát triển của thai nhi và giúp hình thành khối cơ.

4, Nấm rơm giúp cung cấp sắt cho các mẹ bầu

Cơ thể chúng ta cần hemoglobin để hình thành các tế bào máu, và điều này còn đặc biệt cần thiết nhiều hơn khi mang thai. Sắt chính là nguyên tố chính để hình thành hemoglobin và nấm rơm chính là nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể mẹ bầu.

5, Nấm rơm giúp cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa cho cơ thể mẹ bầu

Nấm rơm sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Đây là những hợp chất có tác dụng giúp điều hòa cơ thể mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.

Các chất chống oxy hóa như selen và ergothionein còn có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, phá hủy của các gốc tự do trong cơ thể và giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Chất xơ trong nấm rơm giúp ngăn ngừa táo bón và mệt mỏi, giúp cho bạn luôn tích cực và sẵn sàng cho quá trình sinh nở thiêng liêng.

Các mẹ bầu cũng nên lưu ý đến các sản phẩm nấm rơm mà mình mua, cần đảm bảo rằng nấm còn tươi hay còn hạn sử dụng nếu nấm được đóng gói. Trong thai kì, bạn nên rửa sạch nấm trước khi chế biến và cần ăn nấm đã được nấu chín để đảm bảo sức khỏe nhé.

*

Nấm rơm để được bao lâu?

Nấm rơm để được bao lâu là một trong những vấn đề được rất nhiều các bà nội chợ quan tâm, có rất nhiều cách thức để bảo quản loại thực phẩm này và dưới đây là một số phương pháp đơn giản:

Cách 1: Nấm rơm có thể giữ tươi được trong thời gian 4 ngày nếu được bảo quản trong nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C. Còn nếu có nhu cầu muốn để nấm lâu hơn thì hãy cho nấm rơm vào những túi hút chân không rồi bỏ vào tủ lạnh đẻ bảo quản.

Cách 2: Bạn cũng có thể cho nấm rơm chần qua nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra thả luôn vào nước lạnh và cứ để như thế cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với phương pháp này bạn có thể bảo quản nấm rơm trong khoảng 3 đến 4 ngày mà vẫn giữ được hương vị cũng như độ tươi ngon của nấm.

Cách 3: Nấm rơm bỏ vào nồi, luộc sơ trong nước sôi từ 10 đến 15 phút, trong nước luộc nên pha thêm một ít muối, sau đó vớt ra và làm nguội nhanh. Sau một thời gian, bạn hãy cho nấm rơm vào một cái chai sạch, ngâm ngập nấm trong nước muối có nồng độ 20 đến 23% để bảo quản.

Trong thời gian ngâm nấm trong muối như vậy, nếu thấy nước ngâm bị vẩn đục hoặc bị mốc thì nên thay nước muối khác để tránh nhiễm khuẩn. Với phương pháp bảo quản này, thời gian bảo quản của nấm muối cũng sẽ tăng lên đến vài tháng đấy.

Cách 4: Nếu có nhu cầu muốn bảo quản nấm rơm lâu hơn nữa thì bạn không nên dùng tủ lạnh, và không nên để nấm sống nữa mà cần tiến hành sấy cho nấm khô lên.

Sử dụng dao nhỏ cắt nấm làm đôi cho lên mâm đem phơi hai nắng cho khô quắt lại. Khi nào muốn sử dụng thì chỉ cần ngâm nấm vào nước là nấm nở ra và bạn lại có nấm tươi để sử dụng rồi.

Với phương pháp bảo quản này, bạn hoàn toàn có thể để nấm đến tận 6 tháng, nếu muốn đảm bảo hơn nữa thì thi thoảng bạn nên đem nấm ra phơi thêm nắngnhé.

*

Nấm rơm bao nhiêu tiền 1kg?

Nấm rơm tại thị trường Việt Nam cũng có một mức giá khá hợp lí, chỉ khoảng trên dưới 100.000đ cho 1kg nấm rơm. Đây là một mức giá hoàn toàn thích hợp so với hàm lượng dưỡng chất và những tác dụng tuyệt vời mà nấm rơm mang lại cho người dùng.

Mua nấm rơm ở đâu?

Được trồng phổ biến tại Việt Nam nên ta có thể dễ dàng tìm được nấm rơm tại rất nhiều nơi như chợ, siêu thị hay cửa hàng.

Xem thêm:

Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn lựa cho mình những cơ sở uy tín, kinh doanh những sản phẩm nấm rơm chất lượng để không gây hại đến sức khỏe của bản thân cũng như cả gia đình.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong những công dụng tuyệt vời cũng như hàm lượng dưỡng chất khổng lồ mà nấm rơm mang lại rồi. Qua bài viết này, Cây thuốc dân gian hy vọng bạn sẽ có cho mình được những kiếng thức bổ ích, để có thể chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của gia đình cũng như bản thân từ sản phẩm nấm rơm nhé!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *