Điều Lệ Trường Trung Học Phổ Thông Tư Số 32/2020/Tt, Thông Tư 32/2020/Tt

Học sinh cấp 2, 3 được lưu ban tối đa 03 lần trong một cấp học

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 32/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2020

THÔNG TƯ

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀTRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vựcgiáo dục;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước vềgiáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáodục Trung học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Thông tư Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Đang xem: điều lệ trường trung học phổ thông

Điều 1. Ban hành kèm theo Thôngtư này Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổthông có nhiều cấp học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lựckể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởngVụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng phòng Giáo dụcvà Đào tạo, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trườngphổ thông có nhiều cấp học, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệmthi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: – Ban Tuyên giáo Trung ương; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chính phủ; – Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội; – Hội đồng quốc gia giáo dục; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Như Điều 3 (để thực hiện); – Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Công báo; – Kiểm toán nhà nước; – Website Chính phủ; – Cổng thông tin điện tử Bộ GD&ĐT; – Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Độ

ĐIỀU LỆ

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh vàđối tượng áp dụng

1. Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động trườngtrung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học,bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhàtrường; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, nhân viên; nhiệm vụ và quyền của họcsinh; tài sản và tài chính của nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình vàxã hội.

2. Điều lệ này áp dụng cho trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt,cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọichung là trường trung học), tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Vị trí của trườngtrung học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệthống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấuriêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạncủa trường trung học

1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trườnggắn với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh,các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dụccủa nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổchức các hoạt động giáo dục.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý họcsinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạmvi được phân công.

5. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh thamgia các hoạt động xã hội.

6. Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định củapháp luật.

7. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạtđộng giáo dục theo quy định của pháp luật.

8. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất,trang thiết bị theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượnggiáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo.

10. Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáodục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy địnhcủa pháp luật.

11. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình củacơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia củahọc sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy địnhcủa pháp luật.

12. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 4. Loại hình và hệ thốngtrường trung học

1. Trường trung học được tổ chức theo hai loạihình: công lập và tư thục.

a) Trường trung học công lập do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định thành lập và trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơsở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên của trường trung học công lập chủyếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.

b) Trường trung học tư thục do nhà đầu tư trong nướchoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lậptheo quy định của pháp luật. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phíhoạt động của trường trung học tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Trường trung học có một cấp học:

a) Trường trung học cơ sở.

b) Trường trung học phổ thông.

3. Trường phổ thông có nhiều cấp học:

a) Trường tiểu học và trung học cơ sở.

b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổthông.

4. Trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác:

a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổthông dân tộc bán trú.

b) Trường trung học phổ thông chuyên, trường năngkhiếu.

c) Trường, lớp dành cho người khuyết tật.

d) Trường giáo dưỡng.

đ) Cơ sở giáo dục khác.

Điều 5. Tên trường, biển têntrường

1. Việc đặt tên trường được quy định như sau:

a) Tên trường: Trường trung học cơ sở (hoặc: trunghọc phổ thông; tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở và trung học phổthông; tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; trung học phổ thôngchuyên) + tên riêng của trường.

b) Việc đặt tên riêng của trường phải bảo đảm rõràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phùhợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lậptrường, con dấu của trường, biển tên trường và giấy tờ giao dịch.

3. Biển tên trường ghi những nội dung sau:

a) Góc phía trên, bên trái:

– Đối với trường trung học có cấp họccao nhất là cấp trung học cơ sở:

Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọichung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;

Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

– Đối với trường trung học có cấptrung học phổ thông:

Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)và tên tỉnh;

Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Ở giữa ghi tên trường theo quy địnhtại khoản 1 Điều này.

c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại,email, website (nếu có) của nhà trường.

4. Tên trường và biển tên trường củatrường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo quychế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

Điều 6. Phân cấpquản lý

1. Trường trung học cơ sở và trườngphổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

2. Trường trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dungphối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có liên quan của trường phổthông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.

3. Trường chuyên biệt có quy chế tổchức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức vàhoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

Điều 7. Tổ chức,hoạt động của trường trung học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt và trườngtrung học tư thục

1. Trường trung học có cấp tiểu họctuân theo các quy định của Điều lệ này và Điều lệ trường tiểu học do Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Trường chuyên biệt, trường trung họctư thục quy định tại Điều 4 của Điều lệ này tuân theo các quy định của Điều lệnày và quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt, trường trung học tưthục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢNLÝ NHÀ TRƯỜNG

Điều 8. Điều kiện,thủ tục thành lập; điều kiện hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách; đình chỉhoạt động; giải thể trường trung học và các cơ sở giáo dục khác

1. Điều kiện, thủ tục thành lập trườngtrung học công lập, cho phép thành lập trường trung học tư thục; điều kiện, thủtục để trường trung học được hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách trườngtrung học; đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học; giải thể trườngtrung học thực hiện theo quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vựcgiáo dục của Chính phủ.

2. Điều kiện, thủ tục để cơ sở giáo dụckhác được thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; đình chỉ, thu hồi quyết địnhcho phép cơ sở giáo dục khác được thực hiện chương trình giáo dục phổ thông thựchiện theo quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục củaChính phủ.

Điều 9. Cơ cấu tổchức của trường trung học

Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm:hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng;hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Côngđoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạtđộng giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.

Điều 10. Hội đồngtrường

1. Hội đồng trường của trường trung họccông lập:

a) Hội đồng trường của trường trung họccông lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu củanhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định vềphương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng cácnguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảmthực hiện mục tiêu giáo dục.

b) Thành phần của hội đồng trườngtrung học công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thưĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đạidiện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh.

Hội đồng trường có chủ tịch, thư kývà các thành viên, số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ, ít nhất là07 người, nhiều nhất là 15 người. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồngtrường trung học công lập: Quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mụctiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học; quyếtđịnh về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trườngđể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định về chủ trương sử dụng tàichính, tài sản của nhà trường; phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường; giámsát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạchgiáo dục của nhà trường; giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồngtrường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường;giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường theoquy định của pháp luật.

d) Hoạt động của hội đồng trườngtrung học công lập:

Hội đồng trường hợp thường kỳ ít nhất03 lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhấtmột phần ba số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường cóquyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trongquá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền của nhà trường. Hội đồng trường có thể họpbằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản. Hội đồng trường được mời đại diện cácthành phần khác tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết. Phiên họp hộiđồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên củahội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng trường). Quyết định của hội đồngtrường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viêncó mặt nhất trí. Quyết định của hội đồng trường được công bố công khai.

đ) Thủ tục thành lập Hội đồng trườngtrung học công lập:

Căn cứ vào quy định về thành phần củahội đồng trường tại điểm b khoản 1 Điều này, hiệu trưởng đề nghị chính quyền địaphương cử đại diện tham gia hội đồng trường; tổng hợp danh sách hội đồng trườngdo chính quyền địa phương, tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trườnggiới thiệu; làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấptrung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất làtrung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổthông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổthông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nộitrú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định công nhận hội đồng trường.

Hiệu trưởng tổ chức phiên họp đầutiên của hội đồng trường để bầu chủ tịch hội đồng trường bằng phiếu kín; làm tờtrình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp trung học cơ sởvà trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở),Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trường phổthông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổthông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấptrung học phổ thông) ra quyết định công nhận chủ tịch hội đồng trường. Thư ký hộiđồng trường do chủ tịch hội đồng trường chỉ định.

e) Hằng năm, nếu có sự thay đổi vềnhân sự, hiệu trưởng làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đốivới cấp trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhấtlà trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung họcphổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung họcphổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộcnội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định bổ sung, kiện toànhội đồng trường.

2. Hội đồng trường của trường trung họctư thục:

a) Hội đồng trường của trường trung họctư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tưvà các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết địnhcủa nhà đầu tư.

b) Thành phần của hội đồng trường gồmđại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu,quyết định theo tỷ lệ vốn góp.

Thành phần của hội đồng trường củatrường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận gồm đại diện nhà đầu tư do các nhàđầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường.Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, hiệutrưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; thànhviên bầu là đại diện giáo viên, nhân viên do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đạibiểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo, nhà quảnlý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đạibiểu của trường bầu.

c) Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thànhlập và hoạt động của hội đồng trường đối với trường trung học tư thục được thựchiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học tư thục do Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 11. Hiệutrưởng và phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng

a) Hiệu trưởng trường trung học là ngườichịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dụccủa nhà trường.

b) Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởngtrường trung học đối với trường trung học công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởngtrường trung học đối với trường trung học tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy địnhtại khoản 3 Điều này và theo quy định của pháp luật.

c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trườngtrung học là 05 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được viên chức, nhân viêntrong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởngcông tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

d) Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng:

– Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trườngtheo quy định tại Điều 9 Điều lệ này; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thànhlập hội đồng trường theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệnày;

– Tổ chức xây dựng chiến lược, tầmnhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động củanhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trườngphê duyệt và tổ chức thực hiện;

– Thực hiện các quyết định hoặc kếtluận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều10 Điều lệ này. Trường hợp hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của hội đồngtrường cần xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường.Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp, hiệutrưởng vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đềkhông trái với quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này;

– Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệnkế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hộiđồng trường và các cấp có thẩm quyền;

– Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáoviên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhânviên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáoviên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên,nhân viên theo quy định của pháp luật;

– Quản lý học sinh và các hoạt động củahọc sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh,ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinhtiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhậnhoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếucó) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

– Quản lý tài chính và tài sản củanhà trường;

– Thực hiện các chế độ chính sách củaNhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ,trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt độngcủa nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

– Chỉ đạo thực hiện các phong tràothi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hộitheo quy định của pháp luật;

– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyênmôn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lựcquản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưuđãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối vớihiệu trưởng;

– Được đào tạo nâng cao trình độ, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định củapháp luật.

2. Phó hiệu trưởng

a) Chịu trách nhiệm quản lý, điềuhành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khiđược hiệu trưởng ủy quyền.

b) Người được bổ nhiệm hoặc công nhậnlàm phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 3Điều này và theo quy định của pháp luật.

c) Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trườngtrung học là 05 năm. Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được viên chức, người laođộng trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.

d) Nhiệm vụ và quyền của phó hiệu trưởng

– Điều hành công việc được hiệu trưởngphân công phụ trách hoặc ủy quyền;

– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyênmôn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lựcquản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưuđãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối vớiphó hiệu trưởng;

– Được đào tạo nâng cao trình độ, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của phápluật.

3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệutrưởng trường trung học

a) Về trình độ đào tạo và thời giancông tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định củaLuật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhấtđối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểusố, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.

b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trườngtrung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung họccơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quyđịnh chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành.

4. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhậnhiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnquyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trunghọc cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung họccơ sở. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệutrưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thôngcó nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.

b) Quy trình bổ nhiệm, công nhận, bổnhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật.

c) Người có thẩm quyền bổ nhiệm thìcó quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học.

Điều 12. Các hộiđồng khác trong nhà trường

1. Hội đồng thi đua và khen thưởng

Hội đồng thi đua khen thưởng đượcthành lập vào đầu mỗi năm học để giúp hiệu trưởng tổ chức các phong trào thiđua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, họcsinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập vàlàm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư cấp ủy,phó hiệu trưởng, đại diện hội đồng trường, chủ tịch Công đoàn, bí thư ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng vàcác giáo viên chủ nhiệm lớp.

2. Hội đồng kỷ luật

a) Hội đồng kỷ luật học sinh đượcthành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồngkỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thànhviên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có),giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệmgiáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

b) Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáoviên, nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ,giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt độngcủa hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Hội đồng tư vấn

Các hội đồng tư vấn do hiệu trưởngthành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thờigian hoạt động của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định.

Điều 13. Tổ chứcĐảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Namtrong nhà trường lãnh đạo về mọi mặt đối với nhà trường và hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

2. Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội kháctrong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thựchiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 14. Tổchuyên môn

1. Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chứclàm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho họcsinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổtrưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổchuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.

2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụsau:

a) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy họcvà giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụtrách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khácxây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

b) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa,xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổchuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phêduyệt.

d) Tham gia đánh giá, xếp loại giáoviên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định củaBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệutrưởng phân công.

3. Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạtchuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầucông việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắcdân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên đểphát triển năng lực chuyên môn.

Điều 15. Tổ Vănphòng

1. Mỗi trường trung học có một tổ vănphòng gồm nhân viên thực hiện công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học,bảo vệ và các công tác khác. Tổ văn phòng có tổ trưởng, tổ phó (nếu có).

2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng:

a) Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhàtrường, xây dựng, giải trình và quyết định kế hoạch hoạt động của tổ văn phòngtheo tuần, tháng, học kỳ, năm học.

b) Giúp hiệu trưởng thực hiện côngtác văn thư, nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản, thống kê và bảo vệ trong nhàtrường theo quy định.

c) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ văn phòng và của nhà trường.

d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức,người lao động.

đ) Quản lý, lưu trữ hồ sơ của trường.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi hiệutrưởng phân công.

3. Tổ văn phòng sinh hoạt ít nhất 01lần trong 01 tháng và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệutrưởng yêu cầu. Tổ văn phòng hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chiasẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ.

Điều 16. Lớp học

1. Học sinh được tổ chức theo lớp học.Mỗi lớp học có lớp trưởng và các lớp phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủnhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc saumỗi học kỳ. Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ học sinh có tổtrưởng và tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được họcsinh trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.

2. Hoạt động của lớp học bảo đảm tínhdân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựngkế hoạch hoạt động của tổ và của lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquy định cụ thể số học sinh trong mỗi lớp học theo hướng giảm sĩ số học sinhtrên lớp; bảo đảm mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thôngcó không quá 45 học sinh.

4. Số học sinh trong mỗi lớp học củatrường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trườngchuyên biệt.

Chương III

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGGIÁO DỤC

Điều 17. Chươngtrình giáo dục và kế hoạch giáo dục

1. Trường trung học thực hiện chươngtrình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiệnkhung kế hoạch thời gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợpvới điều kiện cụ thể của địa phương, nhà trường.

2. Căn cứ chương trình các môn học,hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, khung kế hoạch thờigian năm học và điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ sở giáo dục, nhà trườngxây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để tổ chức thực hiện chương trìnhgiáo dục phổ thông.

3. Học sinh khuyết tật học hòa nhậpđược thực hiện kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp với khả năng của từng cánhân và quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

Điều 18. Sáchgiáo khoa, thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo

1. Sách giáo khoa sử dụng trong trườngtrung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trườngtrung học hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa theo quy định củapháp luật.

2. Thiết bị dạy học sử dụng trong nhàtrường thuộc danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vàcác thiết bị dạy học khác theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.

3. Nhà trường lựa chọn, trang bị thiếtbị dạy học, xuất bản phẩm tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dụctheo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 19. Hoạt độnggiáo dục

1. Các hoạt động giáo dục thực hiệntheo kế hoạch giáo dục của nhà trường, được tổ chức trong và ngoài giờ lên lớp,trong và ngoài khuôn viên nhà trường, nhằm thực hiện chương trình các môn học,hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo ban hành.

2. Hoạt động giáo dục thông qua một sốhình thức chủ yếu: học lí thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, thực hiệncác dự án học tập, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ,hoạt động phục vụ cộng đồng.

Xem thêm: Đồng Hồ Điện Tử Cho Vision, Đồng Hồ Điện Tử Cho Xe Vision Chất Lượng, Giá Tốt

Điều 20. Phổ cậpgiáo dục trung học cơ sở và giáo dục hòa nhập

1. Nhà trường tham gia ban chỉ đạo,xây dựng, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bảo đảm phổ cậpgiáo dục trung học cơ sở tại địa phương.

2. Nhà trường phối hợp các ban, ngànhđoàn thể huy động học sinh thuộc đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở đihọc. Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục bảo đảm chất lượng phổ cập giáodục trung học cơ

3. Nhà trường tham gia điều tra, cậpnhật số liệu và quản lý hồ sơ phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo địa bàn đượcphân công; phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sởcủa cấp xã; tham mưu chính quyền cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểmtra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định.

4. Nhà trường thực hiện giáo dục hòanhập cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh khuyết tật trong trường trunghọc cơ sở theo quy định của Luật Người khuyết tật, các văn bản hướng dẫn thihành Luật Người khuyết tật, các quy định của Điều lệ này và quy định về giáo dụchòa nhập dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 21. Hệ thốnghồ sơ quản lý hoạt động giáo dục

Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáodục trong nhà trường gồm:

1. Đối với nhà trường:

a) Sổ đăng bộ.

b) Học bạ học sinh.

c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).

d) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếucó).

đ) Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).

e) Sổ ghi đầu bài.

g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

h) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, côngvăn đi, đến.

i) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.

k) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.

l) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhânviên.

m) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.

n) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.

o) Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơsở).

2. Đối với tổ chuyên môn:

a) Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).

b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.

3. Đối với giáo viên:

a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).

c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủnhiệm lớp).

4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộtrình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện củagiáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồsơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệucủa Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục củanhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Đánh giá kết quả họctập và rèn luyện của học sinh

1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,rèn luyện theo quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiệntheo quy định của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành; bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vìsự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ;chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phươngpháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này vớihọc sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

3. Học sinh học tiểu học ở trường phổ thông có nhiềucấp học học hết chương trình tiểu học, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo thì được hiệu trưởng xác nhận vào học bạ việc hoàn thành chươngtrình tiểu học.

4. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở, đủđiều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng Phòng Giáo dụcvà Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

5. Học sinh học hết chương trình trung học phổthông, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốtnghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốtnghiệp trung học phổ thông. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông,đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thitốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấychứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

6. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giákết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điềukiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển họcsinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩmchất, năng lực học sinh.

Điều 23. Giữ gìn và phát huytruyền thống nhà trường

1. Trường trung học có phòng truyền thống để giữgìn những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển củanhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống nhà trường cho giáo viên,nhân viên và học sinh.

2. Mỗi trường chọn một ngày trong năm làm ngày truyềnthống của trường (nếu có).

3. Học sinh cũ của trường được thành lập ban liên lạcđể giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, huy động các nguồnlực để giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 24. Phát triển văn hóa đọc

1. Trường trung học tạo điều kiện cho giáo viên, họcsinh tiếp cận và sử dụng thông tin từ thư viện, các nguồn thông tin hữu íchkhác để phát triển văn hóa đọc.

2. Trường trung học có trách nhiệm phát triển kỹnăng đọc và kỹ năng tìm kiếm thông tin cho giáo viên, học sinh.

Điều 25. Hợp tác quốc tế

Trường trung học được phát triển các chương trình hợptác quốc tế phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của nhà trường theo quy địnhcủa pháp luật.

Chương IV

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦAGIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Điều 26. Giáo viên, nhân viêntrường trung học

1. Giáo viên làm nhiệm vụ dạy học, giáo dục họcsinh trong trường trung học.

2. Nhân viên làm công tác hỗ trợ, phục vụ hoạt độngdạy học, giáo dục học sinh trong trường trung học.

Điều 27. Nhiệm vụ của giáoviên

1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học,giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổchuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quảgiáo dục.

2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm,giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ cácquyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.

4. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệpvụ.

5. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơsở ở địa phương.

6. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định củapháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệmvụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và cáccấp quản lý giáo dục.

7. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam,gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định củapháp luật.

Điều 28. Nhiệm vụ của nhânviên

1. Xây dựng kế hoạch công việc phù hợp với từng vịtrí việc làm và yêu cầu của từng cấp học.

2. Thực hiện kế hoạch công việc được duyệt.

3. Quản lý, bảo quản hồ sơ, sổ sách, thiết bị dạy học,giáo dục theo quy định.

4. Phối hợp với giáo viên và các nhân viên kháctrong quá trình triển khai nhiệm vụ, phục vụ các hoạt động dạy học và giáo dụctrong nhà trường.

5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

6. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

7. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệpvụ.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phâncông.

Điều 29. Quyền của giáo viên,nhân viên

1. Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:

a) Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sựphân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.

b) Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưuđãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng cácquyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

c) Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theolương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cửđi học tập, bồi dưỡng.

d) Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tạicác trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảođảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằngvăn bản.

đ) Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự vàthân thể.

e) Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyềnquy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:

a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác củahọc sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.

b) Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng vàhội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớpdo mình làm chủ nhiệm.

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề vềcông tác chủ nhiệm.

d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý dochính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

đ) Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.

Điều 30. Trình độ chuẩn đượcđào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên đượcquy định như sau:

a) Giáo viên trường trung học phải có bằng cử nhânthuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm) hoặccó bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉbồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.

b) Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo đượcnhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡngtheo quy định của pháp luật.

2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:

Giáo viên trường trung học phải đạt chuẩn nghề nghiệpgiáo viên tương ứng với cấp học đang giảng dạy và thực hiện việc đánh giá theochuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo.

3. Nhân viên trường trung học phải đạt trình độ đượcđào tạo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhânviên theo quy định quy định của pháp luật.

Điều 31. Hành vi ứng xử, trangphục của giáo viên, nhân viên

1. Giáo viên, nhân viên không được làm những điềusau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể củahọc sinh và đồng nghiệp.

b) Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lậntrong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổidạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.

c) Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nộidung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản ViệtNam và Nhà nước Việt Nam.

d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụngviệc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

đ) Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chấtkích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.

e) Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụcông tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.

2. Ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên, nhân viên phải bảođảm tính sư phạm, đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

3. Trang phục của giáo viên, nhân viên phải chỉnh tề,phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục củaviên chức Nhà nước.

4. Giáo viên và nhân viên không được vi phạm nhữnghành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Khen thưởng và xử lývi phạm

1. Giáo viên, nhân viên có thành tích sẽ được khenthưởng, được phong tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác theo quy định.

2. Giáo viên, nhân viên có hành vi vi phạm quy địnhtại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật thì bị xử lý theo quy định củapháp luật.

Chương V

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA HỌCSINH

Điều 33. Tuổi của học sinh trườngtrung học

1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổicủa học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớpở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thìtuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệpcấp học trước.

2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinhkhuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài vềnước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.

3. Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong mộtcấp học.

4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trítuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xemxét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhàtrường.

b) Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấngồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹhọc sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.

c) Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát,tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.

5. Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài vềnước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung họctại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khảnăng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theocác bước sau:

a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhàtrường.

b) Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của họcsinh và xếp vào lớp phù hợp.

Điều 34. Nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theochương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viêncủa nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập,rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhànước.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớphọc, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệmôi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi côngcộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Điều 35. Quyền của học sinh

1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dụctoàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh,an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập,rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt độnghọc tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng,dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về nhữngquyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chínhđáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi caohơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năngkhiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điềukiện.

4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy địnhđối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khănvề đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định;thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo.

6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của phápluật.

Điều 36. Hành vi ứng xử, trangphục của học sinh

1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúngmực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đứcvà lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ,gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhàtrường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để họcsinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhàtrường nhất trí.

Điều 37. Các hành vi học sinhkhông được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thểgiáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyểnsinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gâynghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị kháckhi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáoviên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhàtrường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dungkích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sựphát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bịnghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mua Bán Máy Giặt Nội Địa Nhật Toshiba, Máy Giặt Toshiba Inverter 9Kg Nội Địa Nhật

Điều 38. Khen thưởng và kỷ luật

1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyệnđược giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng cáchình thức sau đây:

a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.

b) Khen thưởng các danh hiệu học

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *