Sự Thật Về Loại Ớt Đắt Nhất Thế Giới, Nông Dân Lâm Đồng Trồng Loại Ớt Đắt Nhất Thế Giới

Giống ớt đắt nhất thế giới tên Aji Charapita đang gây sốt ở Việt Nam. Nhiều người trẻ mê trồng cây đang săn lùng hạt, quả để trồng thử. Ớt này khác gì ớt thông thường mà đắt như vậy?

Đang xem: Loại ớt đắt nhất thế giới

*

*

Anh Dũng cho biết, để cây ớt khi trồng ở Việt Nam có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho hoa, trái nhiều, trái đạt chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng đảm bảo như giống ớt Peru thì nên mua cây giống đảm bảo chất lượng để trồng, chứ không thể trồng bằng hạt lấy từ quả ớt. Hiện tại, phương pháp nuôi cấy mô đang được nhiều chuyên gia cây giống thực hiện. Khi đó, từ một tế bào cây ớt đắt nhất thế giới mang từ Peru về, được nuôi dưỡng trong môi trường phòng thí nghiệm trong chai thủy tinh, sau một thời gian nhất định thì mang ra môi trường bên ngoài trồng. “Ở Hà Nội có phòng nuôi cấy mô ớt này”, anh Dũng nói và cho hay mình cũng nhập cây giống từ Hà Nội về.

“Ăn cả quả một lúc là cay không thở được”

Chị Võ Thị Thương, 25 tuổi, chuyên cung cấp các loại phân bón kích rễ cây và cây giống ở xã Phú Xuân, H.Krông Năng, Đắk Lắk cho biết, khi mới ăn trái ớt Aji Charapita đắt nhất thế giới thì nên nhấm nháp một chút từ từ để quen vị cay, “ăn một lúc cả quả là cay không thở được”, chị Thương miêu tả. Chị Thương nói, quả trái ớt Aji Charapita đắt nhất thế giới nhỏ, xíu, bên trong từ 12 tới 20 hạt. Vỏ giòn, ăn thơm, ăn một lần là nhớ mãi.

*

“Ớt đắt nhất thế giới này phù hợp nhất là nơi khí hậu mát như Lâm Đồng. Những nơi lạnh quá thì khó trồng, còn nóng quá thì cũng có thể sống nhưng cho hiệu quả ra trái thấp hơn. Cây tán rộng thì càng sai trái, một cây sai trái nhất có thể thu hoạch trọng lượng quả là vài trăm gram”, chị Thương cho hay.

Gần đây, trước cơn sốt ở Việt Nam về ớt đắt nhất thế giới, chị Thương cũng cung cấp giống cây, quả ớt tươi về cho khách ở khắp các tỉnh thành. Một cây giống được nuôi cấy mô giá từ 250.000 đồng – 400.000 đồng/cây. Một trái ớt tươi được bán ra khoảng 20.000 đồng/trái. Khách có thể mua 3 trái, 5 trái, 10 trái một lúc.

“Khách mua nhiều lắm. Người ta đặt cọc tiền để lấy cây giống, mà có khi không đủ giao cho khách. Còn ớt quả thì mỗi ngày tôi chốt đơn, đóng gói hàng không ngớt. Có thể bán lẻ tới 5 kg ớt một ngày. Mua cả ký thì cũng có. Khách ở nhà hàng chẳng hạn”, chị Thương nói.

Xem thêm: Vòng Tay, Lắc Vàng Cho Trẻ Sơ Sinh Đeo Vàng Sớm Hay Không? Lắc Vàng Cho Trẻ Sơ Sinh

Chị Thương cho biết nhiều người nói ớt đắt nhất thế giới. Cách đây 2 năm có thể một ký ớt Aji Charapita có giá 7 triệu tới 10 triệu đồng một ký, chuyện đó là có thật. Tuy nhiên, bây giờ ớt này được trồng nhiều ở trong nước, bây giờ 3 triệu, 4 triệu đồng một ký ớt là có giá rồi.

Tuy nhiên, nhiều người ở quê chị Thương thì không tin có loại ớt đắt đỏ như vậy, chị Thương kể vui: “Nhiều người hỏi giá, thấy tôi nói 20.000 đồng một trái nhỏ hơn đầu ngón tay út thì kêu lên “mi có bị hâm không mà bán cái ớt đắt như ri”.

Chị Thương bắt đầu trồng ớt Aji Charapita, ớt đắt nhất thế giới này từ năm ngoái, cây sinh trưởng phát triển tốt, dễ sống, tuổi thọ của cây cao, có thể tới 5 năm, thu hoạch trái xong lại chăm sóc, cây lại cho trái. Một số cây hay bị nấm có thể dùng một số thuốc trị nấm cho thực vật.

Cẩn thẩn kẻo trồng ồ ạt rồi không ai mua!

Những người trẻ khởi nghiệp trong ngành nông nghiệp cũng như chuyên gia về giống cây trồng ở Việt Nam cảnh báo mọi người như vậy. Bài học cây ổi, thanh long, chuối hay cà phê, hồ tiêu… ở nhiều tỉnh thành còn nguyên giá trị, khi mà bà con thấy cây này đang “hot”, được giá thì thi nhau đốn bỏ cây đang trồng để trồng cây mới, tới khi thu hoạch, trái chín ồ ạt thì bán đổ bán tháo, cho bò ăn…

Chị Võ Thị Thương, cho biết nếu mọi người trong gia đình trồng làm cảnh, hoặc trồng chơi 1, 2 cây để lấy trái ở nhà ăn thì thoải mái. Còn lại, nếu tính trồng diện tích lớn, hàng hecta, phải đầu tư con số vốn lớn thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng. “Ớt này trái rất nhỏ, công thu hoạch trái cũng lớn. Bây giờ tính rẻ nhất đi thuê người hái, thì bèo nhất phải 200.000 đồng/ngày công. Rồi tiền giống cây rất cao. Chưa kể tiền phân bón, thuốc men cho cây, chăm sóc”, chị Thương nói. Chị Thương cho biết, nhiều nhà vườn có chiêu là muốn bán được càng nhiều cây giống, nên khi bán thì luôn nói “cứ yên tâm trồng đi, được trái tụi em sẽ thu mua hết”. Nhưng, đó là nói miệng, lời nói gió bay, khi trái chín rộ hết rồi, nhà vườn nào giữ lời hứa?

Chị Thương minh chứng bằng câu chuyện cây cà chua thân gỗ mà mình từng trải qua, khi vài năm trước, giống cà chua thân gỗ đang sốt, gia đình chị mua cây giống không hề rẻ, rồi chăm sóc không ít tiền, tới khi ồ ạt thu hoạch, không biết bán đi đâu, chỉ biết khóc ròng.

Anh Lê Tiến Dũng, người có thị trường xuất khẩu ớt Aji Charapita cũng khuyên bà con nên bình tĩnh trước bất kể giống cây gì, không nhất thiết phải là ớt đắt nhất thế giới. Trước khi trồng, phải tìm được đầu ra cho sản phẩm, lộ trình như thế nào để yên tâm trồng, không lo câu chuyện được mùa mất giá.

Đồng thời, theo anh Dũng, bây giờ vì ớt đắt nhất thế giới đang hot, nhiều người tìm mua nên rất nhiều nhà vườn rao bán quả hoặc hạt ớt, ngay cả các kênh thương mại điện tử cũng bán. Nhưng giá ớt thì rất ảo. Có người bán 20.000 đồng – 30.000 đồng/trái ớt. Có người thì bán 3 hạt ớt nhưng giá 66.000 đồng. Mà chỉ bán mỗi hạt ớt đóng gói ni lông, có đúng là hạt của ớt Peru đắt nhất thế giới hay không thì không ai kiểm chứng.

#ớt đắt nhất thế giới #ớt đắt nhất thế giới là ớt gì #ớt peru #ớt Aji Charapita là ớt nào #500.000 đồng một ký ớt

Xem thêm: Cài Vân Tay Cho Laptop Asus Trên Win 7 Win 10, 7 Bước Cài Đặt Bảo Mật Vân Tay Cho Laptop Win 10

Nhân hòa – nền móng thành công của Nam Long suốt 3 thập niên

Bộ sưu tập thời trang Thu đông mới nhất năm 2022 của thương hiệu Santino

Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 10 Công ty Thực phẩm Uy tín

Mercedes-Benz VISION EQXX và những con số đáng kinh ngạc

Lãi suất ngân hàng hiện nay thế nào?

GEE chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần điện lực Gelex

Sun Hospitality Group: Thương hiệu nghỉ dưỡng Việt ghi dấu trên bản đồ du lịch thế giới

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *