Nghị Định Hướng Dẫn Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 /Nä, Nghị Định 126/2014/Nđ

Hướng dẫn mới về Chế độ tài sản của vợ chồng

Từ 15/02 tới, Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 bắt đầu có hiệu lực.

Đang xem: Nghị định hướng dẫn luật hôn nhân gia đình 2014

Nghị định hướng dẫn cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định và thỏa thuận như sau:– Theo luật định+ Hướng dẫn phân biệt cụ thể tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng;+ Quy định rõ việc đăng ký tài sản chung, đăng ký lại tài sản chung đã được chia.- Theo thỏa thuậnVợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các cách sau đây:+ Tài sản gồm tài sản chung và tài sản riêng vợ, chồng;+ Không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản là của chung;+ Không có tài sản chung mà tất cả tài sản đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản;+Theo thỏa thuận khác.Nghị định này bãi bỏ Nghị định 70/2001/NĐ-CP; 32/2002/NĐ-CP; 24/2013/NĐ-CP; Điều 2 Nghị định 06/2012/NĐ-CP.
MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

CHÍNH PHỦ ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

Số: 126/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀGIA ĐÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đìnhngày 19 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tưpháp,

Chính phủ ban hành Nghị định quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

Chương I

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH,ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết về ápdụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyếtcác việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thihành Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 2. Nguyên tắcáp dụng tập quán

1. Tập quán được áp dụng phải là quytắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hônnhân và gia đình.

2. Việc áp dụng tập quán phải tuântheo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân vàgia đình.

3. Tôn trọng sự thỏa thuận của cácbên về tập quán được áp dụng.

Điều 3. Thỏa thuậnvề áp dụng tập quán

1. Quy định các bên không có thỏa thuậntại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểulà các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuậnkhác về vụ, việc cần được giải quyết.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận vềtập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không cóthỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

Điều 4. Giải quyếtvụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán

1. Trường hợp giải quyết vụ, việc hônnhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy địnhcủa pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của ngườicó uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.

2. Trường hợp hòa giải không thành hoặcvụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ởcơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dânsự.

Điều 5. Tuyêntruyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán

1. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy bannhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện cácchính sách, biện pháp sau đây:

a) Tạo điều kiện để người dân thực hiệncác quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tậpquán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hônnhân và gia đình;

b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biếnpháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tậpquán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;

c) Giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, pháttriển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹpcủa mỗi dân tộc.

2. Tập quán lạc hậu về hôn nhân vàgia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân vàgia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đìnhhoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hônnhân và gia đình.

Ban hành kèm theo Nghị định này Danhmục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng.

Điều 6. Trách nhiệmvề xây dựng danh mục tập quán được áp dụng

1. Trong thời hạn ba năm kể từ ngàyNghị định này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, trình Hộiđồng nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đìnhđược áp dụng tại địa phương.

2. Căn cứ vào thực tiễn áp dụng tậpquán về hôn nhân và gia đình tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hộiđồng nhân dân cùng cấp sửa đổi, bổ sung danh mục tập quán đã ban hành.

Chương II

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦAVỢ CHỒNG

Mục 1: QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 7. Áp dụngchế độ tài sản của vợ chồng theo luật định

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luậtđịnh được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sảntheo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bịTòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hônnhân và gia đình.

Điều 8. Người thứba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đếntài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định củapháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu

Người thứ ba xác lập, thực hiện giaodịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, độngsản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu thì bịcoi là không ngay tình trong những trường hợp sau đây:

1. Đã được vợ, chồng cung cấp thôngtin theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này mà vẫn xác lập, thực hiện giaodịch trái với những thông tin đó;

2. Vợ chồng đã công khai thỏa thuậntheo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạttài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịchtrái với thỏa thuận của vợ chồng.

Mục 2: CHẾ ĐỘ TÀISẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT ĐỊNH

Điều 9. Thu nhậphợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởngxổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị địnhnày.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lậpquyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôngiấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vậtnuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi,lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêngcủa vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng củamình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêngcủa vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sảnriêng của mình.

Điều 11. Tài sảnriêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

1. Quyền tài sản đối với đối tượng sởhữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyềnsở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyềnkhác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồngđược nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Điều 12. Đăng kýtài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng phảiđăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình baogồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng kýquyền sử dụng, quyền sở hữu.

2. Đối với tài sản chung của vợ chồngđã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầucơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đểghi tên của cả vợ và chồng.

3. Trong trường hợp tài sản chung đượcchia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằnghiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyềnsở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợchồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.

Điều 13. Chiếm hữu,sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạttài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập,thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu củagia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng địnhđoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của LuậtHôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịchvô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.

Điều 14. Hậu quảcủa việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Việc chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luậtđịnh.

2. Từ thời điểm việc chia tài sảnchung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phầntài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tứcphát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

3. Từ thời điểm việc chia tài sảnchung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sảnriêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt độngsản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sảnriêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Mục 3: CHẾ ĐỘ TÀISẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN

Điều 15. Xác địnhtài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độtài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác địnhtài sản theo một trong các nội dung sau đây:

a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồmtài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Giữa vợ và chồng không có tài sảnriêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặctrong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;

c) Giữa vợ và chồng không có tài sảnchung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳhôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;

d) Xác định theo thỏa thuận khác củavợ chồng.

2. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồngphải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của LuậtHôn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyềnyêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều50 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 16. Cung cấpthông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch vớingười thứ ba

Điều 17. Sửa đổi,bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng

1. Trong trường hợp chế độ tài sản củavợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng cóquyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tàisản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

2. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nộidung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theoquy định của pháp luật.

Điều 18. Hậu quảcủa việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng

2. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinhtrước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫncó giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Chương III

QUAN HỆ HÔN NHÂNVÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Mục 1: ĐĂNG KÝ KẾTHÔN

Điều 19. Thẩm quyềnđăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăngký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân ViệtNam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên địnhcư ở nước ngoài.

Trường hợp công dân Việt Nam không cónơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luậtvề cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân ViệtNam thực hiện đăng ký kết hôn.

2. Trường hợp người nước ngoài có yêucầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơiđăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả haibên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơiđăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sựcủa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kếthôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không tráivới pháp luật của nước sở tại.

Trường hợp công dân Việt Nam định cư ởnước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếucó yêu cầu.

Điều 20. Hồ sơđăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lậpthành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăngký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;

b) Giấy xác nhậntình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hônnhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồsơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan cóthẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đếnngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không cóchồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhậntình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tạikhông có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế cóthẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhậnhồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khảnăng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d) Đối với công dân Việt Nam đã lyhôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn vớicông dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấyxác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theoquy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú(đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạmtrú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tạiViệt Nam kết hôn với nhau).

2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sauđây:

a) Đối với công dân Việt Nam đang phụcvụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đếnbí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấptrung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoàikhông ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định củangành đó;

b) Đối với công dân Việt Nam đồng thờicó quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hônnhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Đối với người nước ngoài không thườngtrú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôndo cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợppháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.

Điều 21. Thủ tụcnộp, tiếp nhận hồ sơ

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một tronghai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Namhoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.

2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có tráchnhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếutiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợplệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việchướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổsung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộphồ sơ.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơkhông đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị địnhnày thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó đến cơ quan cóthẩm quyền để nộp hồ sơ.

3. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ quy định tạiKhoản 2 Điều này cũng được áp dụng khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ,con, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổhộ tịch việc nhận cha, mẹ, con, ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kếthôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của Nghị địnhnày, trừ quy định về việc ghi ngày phỏng vấn.

Điều 22. Thời hạngiải quyết việc đăng ký kết hôn

1. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kếthôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệvà lệ phí.

Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quancông an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạnđược kéo dài thêm không quá 10 ngày.

2. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kếthôn tại Cơ quan đại diện không quá 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan đại diện nhận đủhồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp Cơ quan đại diện yêu cầucơ quan trong nước xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định nàythì thời hạn được kéo dài thêm không quá 35 ngày.

Điều 23. Trình tựgiải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam

1. Trong thời hạn15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữtại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mụcđích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình,hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luậtvề hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏngvấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thànhvăn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào vănbản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dungphỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn;

b) Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy haibên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏngvấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàyphỏng vấn trước;

c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng kýkết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông quamôi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để muabán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợikhác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặcgiấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp xác minh làm rõ.

2. Trường hợpxét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư phápcó văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ đăng ký kết hôngửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, cơ quan công an xác minh vấn đề được yêucầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.

Nếu hết thời hạn xác minh theo quy địnhtại Điều này mà cơ quan công an chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư pháp vẫn hoàntất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyếtđịnh, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh.

3. Sau khi thực hiện phỏng vấn haibên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếucó), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn,trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xétthấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chốiđăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổchức lễ đăng ký kết hôn.

Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủyban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo chohai bên nam, nữ.

4. Trong trường hợp kết hôn giữa côngdân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nướcngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn quy định tạiKhoản 1 Điều này.

Điều 24. Lễ đăngký kết hôn tại Việt Nam

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tưpháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chứctrang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp.

Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, haibên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳngđịnh sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghiviệc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhậnkết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứngnhận kết hôn.

3. Giấy chứng nhậnkết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy địnhtại Khoản 2 Điều này.

Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kếthôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu.

4. Trường hợp có lý do chính đáng màhai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tạiKhoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng khôngquá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kếthôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kếthôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chứclễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.

Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn vớinhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Điều 25. Trình tựđăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan đại diện có trách nhiệm:

a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tạitrụ sở Cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ như trình tự, thủ tục quy địnhtại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;

b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng kýkết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông quamôi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để muabán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợikhác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặcgiấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Cơ quan đại diện xác minh làm rõ;

c) Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứngđủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tạiĐiều 26 của Nghị định này, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kếthôn.

Trong trường hợp từ chối đăng ký kếthôn, Cơ quan đại diện có văn bản thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõlý do từ chối.

2. Trường hợp xét thấy có vấn đề cầnxác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước, Cơ quan đại diện cóvăn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữuquan xác minh theo chức năng chuyên ngành.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiệnxác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyểncho Cơ quan đại diện.

Xem thêm:

3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chứctrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện kýGiấy chứng nhận kết hôn.

Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trangtrọng tại trụ sở Cơ quan đại diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn hai bên nam,nữ phải có mặt. Đại diện Cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳngđịnh sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Cơ quan đạidiện ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấychứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bảnchính Giấy chứng nhận kết hôn.

4. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trịkể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 3 Điềunày. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Cơ quanđại diện thực hiện theo yêu cầu.

5. Trường hợp có lý do chính đáng màhai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tạiKhoản 3 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng khôngquá 90 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kếthôn.

Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữkhông đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn không còn giátrị, Cơ quan đại diện lưu Giấy chứng nhận kết hôn trong hồ sơ.

Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn vớinhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Điều 26. Từ chốiđăng ký kết hôn

1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kếthôn từ chối đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau đây:

a) Một hoặc cả hai bên không đủ điềukiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;

b) Bên công dân nước ngoài không đủđiều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân;

c) Bên nam, bên nữ không cung cấp đủhồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

2. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếukết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giớinhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đìnhno ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mụcđích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trụclợi khác.

Mục 2: CẤP GIẤYXÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM CƯ TRÚ TRONG NƯỚC ĐỂ ĐĂNG KÝKẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚCNGOÀI

Điều 27. Thẩmquyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng kýthường trú của công dân Việt Nam thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hônnhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơquan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

Trường hợp công dân Việt Nam không cóđăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cưtrú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó thực hiện cấpgiấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Điều 28. Thủ tụccấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạnghôn nhân được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạnghôn nhân theo mẫu quy định;

b) Bản sao một trong các giấy tờ đểchứng minh về nhân thân như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệthay thế;

c) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trúcủa người yêu cầu.

Trường hợp công dân Việt Nam đã lyhôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vàosổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của phápluật Việt Nam.

2. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạnghôn nhân do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về nhânthân, tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hônnhân; có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra và nêu rõ các vấn đề vướng mắc cầnxin ý kiến, gửi Sở Tư pháp, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được văn bản kèm theo hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tưpháp tiến hành các biện pháp sau đây:

a) Thẩm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồsơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp cần làm rõ về nhân thân,tình trạng hôn nhân, điều kiện kết hôn, mục đích kết hôn của người có yêu cầu cấpgiấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh;

b) Yêu cầu công dân Việt Nam có mặt tạitrụ sở Sở Tư pháp để tiến hành phỏng vấn, làm rõ sự tự nguyện, mục đích kếthôn, sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cánhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luậtvề hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú;

c) Yêu cầu bên người nước ngoài đếnViệt Nam để phỏng vấn làm rõ, nếu kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấycông dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân củangười nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa,pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nướcngoài cư trú hoặc công dân Việt Nam cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôntại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

Trường hợp cần phiên dịch để thực hiệnphỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thànhvăn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào vănbản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dungphỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

Trên cơ sở kết quả thẩm tra, xácminh, phỏng vấn, Sở Tư pháp có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp giấyxác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu.

Trong trường hợp từ chối giải quyết,Sở Tư pháp giải thích rõ lý do trong văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã đểthông báo cho người yêu cầu.

5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấpxã ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cấp cho người yêu cầu hoặc có văn bảnthông báo về việc từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó nêurõ lý do.

Điều 29. Từ chốicấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước đểkết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạnghôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoàitại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài bị từ chối trong các trường hợp sauđây:

1. Công dân Việt Nam đề nghị cấp giấyxác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diệnngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam;

2. Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấytình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam không đúng với tờ khai trong hồ sơ;các bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam;

3. Kết quả phỏng vấn cho thấy hai bênchưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau, khônghiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân vàgia đình của mỗi nước;

4. Việc kết hôn thông qua môi giới nhằmmục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đíchmua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợikhác.

Mục 3: ĐĂNG KÝVIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON

Điều 30. Điều kiệnnhận cha, mẹ, con

1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa côngdân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất mộtbên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thườngtrú tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhậnvà bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, conlà tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp một hoặc cả hai bên khôngcòn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, conthì vụ việc do Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp người được nhậnlà con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹhoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thànhniên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý củangười con đó.

3. Con đã thành niên nhận cha khôngphải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.

4. Trường hợp con chưa thành niên nhậncha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con.Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất nănglực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lựchành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.

Điều 31. Thẩmquyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

1. Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trúcủa người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ,con.

Trong trường hợp người được nhận làcha, mẹ, con là công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng kýtạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạmtrú của người đó công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

2. Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhậncông nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nướcđó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.

Trường hợp công dân Việt Nam định cư ởnước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì Cơquan đại diện tại nước nơi cư trú của một trong hai bên, công nhận và đăng kýviệc nhận cha, mẹ, con.

Điều 32. Hồ sơnhận cha, mẹ, con

1. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lậpthành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, contheo mẫu quy định;

b) Bản sao một trong các giấy tờ đểchứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với côngdân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thếnhư Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân ViệtNam định cư ở nước ngoài);

c) Bản sao Giấy khai sinh của ngườiđược nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trườnghợp xin nhận cha, mẹ;

d) Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứngminh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú(đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối vớingười nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.

2. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con phải dongười có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều31 của Nghị định này.

Điều 33. Thời hạngiải quyết việc nhận cha, mẹ, con

Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ,con không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợplệ và lệ phí.

Trường hợp cần xác minh theo quy địnhtại Khoản 3 Điều 34 hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 35 của Nghị định này thì thời hạn trênđược kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.

Điều 34. Trình tựgiải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam

1. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệphí, Sở Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhậncha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian 07 ngày làm việc, đồng thờicó văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhậnlà cha, mẹ, con, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.

2. Ngay sau khi nhận được văn bản yêucầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc nhậncha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Nếucó khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã phảigửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.

3. Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếunại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân củacác bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Sở Tư pháp thực hiện xácminh.

4. Trên cơ sở thẩm tra, xác minh, nếuxét thấy các bên cha, mẹ, con đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì Giám đốcSở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp từ chối công nhận việc nhậncha, mẹ, con thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người có yêu cầu, trongđó nêu rõ lý do từ chối.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừtrường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thờigian thì Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết địnhcông nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con. Khi trao Quyết địnhcông nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.

Điều 35. Trình tựgiải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện

1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngàynhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan đại diện có trách nhiệm:

a) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nhậncha, mẹ, con; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ,con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờtrong hồ sơ thì Cơ quan đại diện thực hiện xác minh;

b) Nếu xét thấy các bên yêu cầu đáp ứngđủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Quyết địnhcông nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Trong trường hợp từ chối công nhận việcnhận cha, mẹ, con thì Cơ quan đại diện gửi văn bản thông báo cho người có yêu cầu,trong đó nêu rõ lý do từ chối.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ,con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khácvề thời gian, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con vàtrao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con. Khitrao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.

Mục 4: CÔNG NHẬNVIỆC KẾT HÔN, GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAMĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI

Điều 36. Điều kiện,hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tạicơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài

1. Việc kết hôn giữa công dân ViệtNam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩmquyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng cácđiều kiện sau đây:

a) Việc kết hôn phù hợp với pháp luậtcủa nước ngoài;

b) Vào thời điểm kết hôn, các bêntuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Trong trường hợp có vi phạm pháp luậtViệt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kếthôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là cólợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được côngnhận tại Việt Nam.

2. Công nhận việc kết hôn quy định tạiKhoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều38 của Nghị định này.

Điều 37. Thẩmquyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhậncha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyềncủa nước ngoài

1. Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trúcủa công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của côngdân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nướcngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn), ghi vào sổ hộ tịch việc nhậncha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyềncủa nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con). Trường hợpcông dân Việt Nam không có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theoquy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của côngdân Việt Nam thực hiện.

2. Cơ quan đại diện thực hiện ghi vàosổ việc kết hôn, việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam cư trú tại nướctiếp nhận.

Điều 38. Hồ sơ,trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn

1. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn đượclập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôntheo mẫu quy định;

b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kếthôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Bản sao một trong các giấy tờ đểchứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệthay thế;

d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trúcủa người có yêu cầu.

Trong trường hợp công nhận việc kếthôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Namhoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyềncủa nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã đượcgiải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn phảido một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy địnhtại Điều 37 của Nghị định này.

3. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổviệc kết hôn là 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện nhậnđủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn đượckéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Trong trường hợp từ chối ghi vào sổviệc kết hôn thì Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người cóyêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.

4. Sau khi ghi vào sổ việc kết hôn,Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký và cấp cho người yêu cầugiấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài theo mẫu quy định.

Điều 39. Từ chốighi vào sổ việc kết hôn

Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từchối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Việc kết hôn không bảo đảm điều kiệnquy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này;

2. Sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửachữa, tẩy xóa để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, kết hôn,ghi vào sổ việc kết hôn;

3. Ủy ban nhân dân cấp xã không xin ýkiến Sở Tư pháp trước khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dântheo quy định tại Điều 28 của Nghị định này và công dân Việt Nam không đủ điềukiện kết hôn vào thời điểm yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặctình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được xác nhận không đúng.

Điều 40. Hồ sơ,trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con

1. Hồ sơ ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ,con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai ghi vào sổ việc nhận cha,mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Bản sao giấy tờ công nhận việc nhậncha, mẹ, con do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Bản sao một trong các giấy tờ đểchứng minh về nhân thân của người có yêu cầu như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếuhoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trúcủa người có yêu cầu.

2. Hồ sơ ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ,con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tạiĐiều 37 của Nghị định này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện thẩmtra hồ sơ. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05ngày làm việc.

Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thìSở Tư pháp, Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con; Giámđốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký và cấp cho người có yêu cầugiấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài theo mẫu quy định.

Mục 5: GHI VÀO SỔHỘ TỊCH VIỆC LY HÔN, HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Ở NƯỚCNGOÀI

Điều 41. Điều kiệnghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài

Bản án, quyết định ly hôn, bản thỏathuận ly hôn hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài cấp không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầukhông công nhận tại Việt Nam.

Điều 42. Thẩmquyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài

1. Sở Tư pháp mà trong phạm vi tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương đó người yêu cầu đã đăng ký kết hôn hoặc ghivào sổ việc kết hôn trước đây, thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã đượcgiải quyết ở nước ngoài.

Sở Tư pháp căn cứ vào tờ khai ghi vàosổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài của người yêu cầu, sổ hộtịch đang được lưu giữ để xác định nơi đăng ký kết hôn hoặc ghi vào sổ việc kếthôn trước đây.

2. Trường hợp công dân Việt Nam ở nướcngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn màviệc kết hôn trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện hoặc cơ quan có thẩmquyền của nước ngoài thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn được thực hiện tạiSở Tư pháp, nơi công dân Việt Nam thường trú.

3. Trường hợp công dân Việt Nam đangcư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôntrước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện, cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài mà chưa ghi vào sổ việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì việcghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi công dân ViệtNam cư trú trước khi xuất cảnh, nếu việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn khôngnhằm mục đích kết hôn.

Trong trường hợp việc ghi vào sổ hộ tịchviệc ly hôn nhằm mục đích kết hôn thì thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hônthuộc Sở Tư pháp nơi người yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.

Điều 43. Các trườnghợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài

1. Những trường hợp sau đây phải làmthủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài:

a) Công dân Việt Nam đã ly hôn ở nướcngoài về thường trú tại Việt Nam và có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hônnhân hoặc làm thủ tục kết hôn;

b) Công dân Việt Nam định cư tại nướcngoài đã ly hôn ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam;

c) Người nước ngoài đã ly hôn vớicông dân Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn ở Việt Nam;

d) Các trường hợp đã đăng ký kết hônhoặc ghi chú việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, sau đó ly hôn ởnước ngoài có yêu cầu đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2. Cơ quan đăng ký hộ tịch có tráchnhiệm giải quyết các trường hợp khác có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hônđã được giải quyết ở nước ngoài.

3. Đối với trường hợp đã qua nhiều lầnly hôn thì chỉ làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn gần nhất.

Điều 44. Hồ sơghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài

1. Hồ sơ ghi vào sổ hộ tịch việc lyhôn đã được giải quyết ở nước ngoài bao gồm:

a) Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc lyhôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo mẫu quy định;

b) Bản sao bản án, quyết định ly hôncủa Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành; bản sao bản thỏa thuận ly hôn doTòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận đãcó hiệu lực thi hành; bản sao các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài công nhận việc ly hôn;

c) Bản sao Chứng minh nhân dân, Hộ chiếuhoặc giấy tờ hợp lệ thay thế để chứng minh nhân thân của người có yêu cầu;

d) Bản sao giấy tờ để chứng minh thẩmquyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.

2. Hồ sơ nêu trên được lập thành 02 bộ,gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

Người yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việcly hôn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Việc ủy quyền phải bằng văn bảnvà phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông,bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cầnphải có văn bản ủy quyền.

Điều 45. Trình tự,thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kểtừ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp gửi văn bản xin ý kiến Bộ Tưpháp về điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, kèm theo 01 bộ hồ sơ.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét, thẩmtra hồ sơ và điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.

Xem thêm: Lk Bài Ca Tết Cho Em Hay Nhất Của Quang Lê, Nghe Album Nhạc Quang Lê Nhạc Mp3 Hay Nhất

Nếu xét thấy bản án, quyết định lyhôn, bản thỏa thuận ly hôn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 41 của Nghị địnhnày và việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn là đúng thẩm quyền thì Bộ Tư pháp gửivăn bản đồng ý cho Sở Tư pháp thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn theo quyđịnh của Nghị định này.

Nếu yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việcly hôn không đủ điều kiện hoặc không đúng thẩm quyền

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *