Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Lạnh, Điều Hòa, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Lạnh

Muốn sử dụng thiết bị nào hiệu quả thì nên hiểu nguyên lý hoạt động của thiết bị đó. Và đối với điều hòa, một thiết bị tiêu tốn lượng điện năng rất lớn trong gia đình hiện nay thì điều này lại càng cần thiết.

Để giúp bạn hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của máy điều hòa và giúp giảm chi phí cho hóa đơn tiền điện gia đình, bài viết sau đây của dịch vụ bảo trì máy lạnh duytanuni.edu.vn (duytanuni.edu.vn) sẽ cung cấp tới bạn đọc đầy đủ các thông tin về cấu tạo, cách thức hoạt động của một chiếc máy điều hòa.

Đang xem: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh

*

duytanuni.edu.vn – Đơn vị cung cấp dịch vụ điện lạnh Uy Tín

MỤC LỤC

2 2. Cấu Tạo Của Máy Điều Hòa, Máy Lạnh

1. Máy lạnh là gì?

Máy lạnh hay điều hòa là một thiết bị nội thất gần như quen thuộc của gia đình – Sử dụng máy lạnh để điều chỉnh nhiệt độ, không khí trong phòng theo mong muốn của người sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại máy lạnh. Điểm khác nhau giữa hai loại máy lạnh một chiều và hai chiều là:

– Máy lạnh một chiều: chỉ có khả năng làm lạnh (vì thế được gọi là máy lạnh).

– Máy lạnh hai chiều: có khả năng làm lạnh vào mùa nóng, và khả năng sưởi ấm vào mùa đông (được gọi là điều hòa).

2. Cấu Tạo Của Máy Điều Hòa, Máy Lạnh

Các máy điều hòa dân dụng hiện nay là loại máy dùng phổ biến cho các gia đình. Để biết thông tin về nguyên lý hoạt động của điều hòa thì bạn cần nắm rõ cấu tạo của máy điều hòa một máy điều hòa dân dụng thông thường sẽ bao gồm những bộ phận sau đây:

*

Điều hòa gồm dàn nóng, dàn lạnh, ống dẫn gas

2.1. Dàn nóng

Dàn nóng hoạt động trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục.

Bộ phận tiêu tốn điện năng nhất của dàn nóng là máy nén và quạt. Nguyên lý hoạt động của máy điều hòa của dàn nóng là lượng điện tiêu thụ ở đây lên tới 95%, còn lại là dàn lạnh chỉ tiêu thụ hết có 5% lượng điện năng trong tổng số mà thôi.

Đó là lý do vì sao luôn luôn cần vệ sinh quạt thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, dị vật… để tránh làm tăng công suất máy do phải hoạt động quá nhiều.

Ống dẫn ga là bộ phận nối giữa dàn nóng và dàn lạnh, ngoài ra còn kèm theo 1 ống dịch lỏng nhỏ hơn ống dẫn gas này. Khi lắp đặt, cần thực hiện kẹp các đầu ống dẫn khí vào nhau sẽ tăng công suất cho máy. Nối giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển.

Dây điện động lực tiếp điện nguồn và nối với dàn lạnh. Tùy vào số dây mà nguồn điện sử dụng là điện 1 pha hay 3 pha.

Dàn nóng thường được đặt bên ngoài phòng chỗ râm không bị ánh nắng chiếu thẳng vào.

2.2. Dàn lạnh

Cũng là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm nhưng dùng quạt ly tâm hay quạt lồng sóc. Có 1 số các loại dàn lạnh khác nhau phù hợp với kiến trúc và kết cấu phòng ốc cụ thể như sau:

Dàn lạnh treo tường: Là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay do dễ dàng lắp đặt với các không gian nhà dân thông dụng. Cửa nhỏ phía dưới sẽ thổi không khí ra, cửa hút phía trên sẽ hút không khí vào.

Dàn lạnh dấu trần: Loại này cũng khá thông dụng, thường áp dụng cho không gian rộng, có trần giả như các văn phòng làm việc. Để sử dụng loại dàn lạnh này thì cần có thêm các ống cấp, hồi gió, các miệng thổi, miệng hút.

Dàn lạnh áp trần: Loại dàn lạnh này thích hợp cho không gian rộng và thấp. Gió thổi ra sát trần và hút về dưới dàn lạnh.

Dàn lạnh đặt sàn: Với không gian hẹp nhưng trần cao thì có thể sử dụng loại điều hòa này với cửa gió được đặt phía trên, cửa hút ở bên hông.

Dàn lạnh cassete: Dàn lạnh cassete khi thi công thì sẽ khoét trần và được lắp đặt áp sát với trần và chỉ lộ bề mặt trước của máy. Loại này sẽ thích hợp dành cho các không gian lớn và cao như trung tâm thương mại, đại sảnh, hội trường…

Mời bạn tham khảo video dưới đây:

3. Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Điều Hòa Như Thế Nào?

Quá trình làm lạnh của máy hoạt động thông qua dàn lạnh và dàn nóng. Cấu tạo máy lạnh chung sẽ là dàn lạnh sẽ hoạt động liên tục để điều hòa khí lạnh trong phòng trong khi dàn nóng lúc chạy lúc nghỉ để điều chỉnh nhiệt độ phòng đúng với cài đặt.

Xem thêm:

Trong dàn lạnh có bao gồm 2 bộ phận là cảm biến nhiệt và board tín hiệu. Khi cảm biến nhận về nhiệt độ trong phòng sẽ phát tín hiệu tới các board xử lý này.

*

Hoạt động của máy điều hòa

Nguyên lý hoạt động máy điều hòa như sau: (1) khí gas (chất làm lạnh) được nén có nhiệt độ thấp và áp suất thấp; (2) Môi chất làm lạnh đi qua dàn lạnh hút khí từ môi trường xung quanh. Quạt hút gió đẩy khí qua dàn lạnh, làm lạnh khí vào phòng.

(3) Nếu nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ người dùng mong muốn thì board sẽ điều khiển cho dàn nóng hoạt động.

Dàn nóng chạy sẽ dẫn gas tới dàn lạnh, khí gas lỏng bốc hơi sẽ đồng thời hút nhiệt từ không khí mà dàn lạnh thu về trong phòng.

Từ đó, nhiệt độ đi qua dàn lạnh sẽ giảm nhiệt. Khí mát lạnh sẽ được thổi ra qua cửa gió. Quá trình nhiệt độ trong phòng đạt ngưỡng trên cài đặt của điều khiển và dàn nóng sẽ dừng chạy.

Quá trình lại tiếp tục vận hành từ đầu như trên nếu cảm biến phát hiện sự tăng nhiệt. Bạn có thể thấy, dàn nóng khi chạy mới cung cấp khả năng làm mát cho dàn lạnh. Nên khi dàn nóng nghỉ thì dàn lạnh chỉ tiêu hao điện năng như một chiếc quạt máy thông thường.

Do đó, theo nguyên lý máy lạnh cần điều khiển nhiệt độ sao cho thích hợp để dàn nóng không phải hoạt động quá công suất gây tiêu hao điện năng và về lâu về dài sẽ làm cho máy lạnh kêu cạch cạch rất khó chịu.

*

Duy trì nhiệt độ thích hợp để không tiêu hao điện năng

Với mỗi không gian thì đều có mức nhiệt thấp nhất giới hạn cho dàn lạnh. Vì vậy chỉ nên duy trì nhiệt độ từ mức này trở lên để tránh làm dàn nóng phải vận hành liên tục không nghỉ.

Bạn có thể tìm ra giới hạn nhiệt này bằng cách để máy chạy ở nhiệt độ thấp nhất trên điều khiển khoảng 20 -30 phút rồi nâng nhiệt lên đến khi nào nghe tiếng tách phát ra thì đó chính là giới hạn thấp nhất của dàn lạnh.

4. Giải đáp câu hỏi thắc mắc về cấu tạo của điều hòa 

Máy lạnh và điều hòa có gì khác nhau?

Chúng ta phân biệt điều hòa và máy lạnh vì công năng của từng loại. Máy lạnh chỉ có khả năng làm lạnh, làm mát còn điều hòa có thêm chức năng sưởi ấm vào mùa đông.

Cấu tạo của điều hòa có phức tạp không nhỉ?

Hai phần chính của máy lạnh, điều hòa là dàn nóng (bộ phận đưa nhiệt từ phòng ra môi trường ngoài) và dàn lạnh (truyền tải hơi lạnh vào trong phòng). Bên trong máy lạnh còn có hệ thống máy nén, tấm lọc khí…

Bộ phận nào tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong điều hòa?

Bộ phận dàn nóng chiếm 95% tổng tiêu thụ điện năng, trong đó bộ phận máy nén và quạt tiêu tốn nhiều điện năng hơn cả.

Trung tâm Điện lạnh duytanuni.edu.vn có bảo trì, vệ sinh máy lạnh, điều hòa tại TP.HCM không? 

Tại duytanuni.edu.vn, chúng tôi cung cấp giải pháp sửa, bảo trì, vệ sinh… hầu hết các hãng điều hòa trên địa bàn TP.HCM. Đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao, tư vấn tận tình và miễn phí. Chúng tôi hỗ trợ lắp đặt, bảo trì… máy lạnh trên toàn địa bàn TP.HCM, chỉ cần gọi trong vòng 30 phút chúng tôi sẽ có mặt ngay để khắc phục sự cố.

Xem thêm:

Tôi có thể liên hệ duytanuni.edu.vn như thế nào?

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu hơn về cấu tạo điều hòa và chọn được máy điều hòa tốt nhât.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *