Kỹ Thuật Nuôi Và Phòng Bệnh Chim Bồ Câu Ta Chi Phí Thấp Mà Thu Nhập Cao

Đó là mô hình chăn nuôi chim bồ câu ta nhốt chuồng của chị Nguyễn Thị Nhình tại tổ 6, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang.

Đang xem: Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh chim bồ câu

*

Chị Nguyễn Thị Nhình bên một dãy chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản

Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt chuồng của gia đình chị Nhình được chia thành nhiều dãy riêng biệt, đó là các dãy nuôi nhốt chim bồ câu thương phẩm (còn gọi là chim dò hay chim thịt) và các dãy nuôi chim bồ câu sinh sản (còn gọi là chim giống hay chim bố mẹ). Các dãy nuôi chim bồ câu thương phẩm được chia thành nhiều ô khác nhau, mỗi ô có kích thước dài 60 cm, rộng 50 cm và chiều cao 40 cm; mỗi ô được nuôi từ 4 – 5 chim dò. Các dãy nuôi chim bồ câu sinh sản cũng có kích thước giống với nuôi chim dò, nhưng mỗi ô chuồng chỉ nuôi 2 chim giống gồm 1 con đực và 1 con cái, bên trong mỗi ô chuồng có kèm theo hai ổ để chim đẻ và ấp trứng, một ổ để nuôi chim non vì khi chim non được khoảng 20 ngày tuổi là chim mẹ lại bắt đầu đẻ trứng mới. Toàn bộ trang trại nuôi chim của chị Nhình có khoảng 80 ô nuôi chim dò để bán thịt và 25 ô chuồng nuôi chim sinh sản. Chị Nhình cho biết: Sau khi chim nở khoảng 28 – 30 ngày là có thể tách mẹ để nuôi vỗ béo thành chim dò. Sau khi nuôi vỗ béo từ 30 đến 35 ngày thì chim có trọng lượng từ 0,4 – 0,6 kg/con là có thể xuất bán. Thức ăn chủ yếu của chim là thóc, bột ngô, đậu xanh hoặc bột đậu tương rang chín. Vì là chim nuôi nhốt nên rất cần phải bổ sung thêm chất khoáng, đặc biệt là muối ăn.

Xem thêm: Giao Cơm Văn Phòng Quận 1 2 Quán Cơm Văn Phòng Quận 1, Cơm Trưa Văn Phòng Giao Tận Nơi Quận 1

Xem thêm:

Thức ăn khoáng bổ sung được trộn gồm: Chất khoáng Premix khoảng 90% + muối ăn 5%, viên sỏi nhỏ cỡ bằng hạt đậu xanh khoảng 5%. Bên cạnh đó, các ô chuồng phải có máng nước sạch và phải được thay nước hàng ngày; ngoài ra, cần phải vệ sinh chuồng trại 1 – 2 tháng một lần kết hợp với phun khử trùng xung quanh khu nuôi chim. Khi được hỏi về thu nhập từ nuôi chim bồ câu, chị Nhình cho biết: Vì là nuôi gối của nhiều lứa nên tuần nào gia đình chị cũng có chim dò bán cho các thương lái và nhà hàng. Bình quân tổng thu nhập mỗi năm từ nuôi chim bồ câu nhốt của gia đình từ 170 – 180 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 120 – 130 triệu đồng. Được biết, ngoài nuôi chim bồ câu ta nhốt chuồng, gia đình chị Nhình còn phát triển nuôi ngan và gà thả vườn. Thu nhập từ nuôi ngan và gà thả vườn, mỗi năm cũng mang về cho gia đình từ 60 đến 70 triệu đồng. Mô hình nuôi chim bồ câu ta nhốt chuồng kết hợp với nuôi ngan và gà thả vườn của gia đình chị Nhình đã được các cấp Hội Phụ nữ của tỉnh và của thành phố Hà Giang chọn làm điểm tham quan học tập cho các đoàn phụ nữ trong và ngoài tỉnh. Từ những thành tích đạt được, gia đình chị Nguyễn Thị Nhình đã được Hội Nông dân và Hội Phụ nữ thành phố Hà Giang biểu dương, khen ngợi và tặng nhiều giấy khen từ năm 2013 đến nay.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *