Quy Trình Ra Quyết Định Quản Trị, Quy Trình Ra Quyết Định Trong Quản Trị

Trong quá trình kinh doanh, nhà quản trị luôn luôn phải đưa ra quyết định tốt nhất để có thể giúp doanh nghiệp mình phát triển. Vậy ra quyết định quản trị là gì? Quy trình ra quyết định quản trị gồm những bước như thế nào? Trong bài viết này của Luận Văn 24, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết những nội dung này.

Đang xem: Quy trình ra quyết định quản trị

1. Bản chất, vai trò và chức năng của quyết định trong quản trị 3. Các bước trong quá trình ra quyết định quản trị

*

Các bước trong quy trình ra quyết định quản trị

1. Bản chất, vai trò và chức năng của quyết định trong quản trị

Trong mọi tổ chức luôn luôn tồn tại nhu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản trị. Để giải quyết các vấn đề này người ta thường phải xây dựng và lựa chọn các phương án tối ưu, đòi hỏi các nhà quản trị phải cân nhắc, lựa chọn và đi đến quyết định.

1.1. Bản chất

Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin của hệ thống đó.

1.2. Vai trò

Các quyết định quản trị có vai trò rất quan trọng vì:

Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạt động về quản trịSự thành công hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định của nhà quản trị.Không thể thay thế các quyết định quản trị bằng tiền bạc, vốn liếng, sự tự điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào.

Mỗi quyết định quản trị là một khâu trong toàn bộ hệ thống các quyết định của một tổ chức có sự tương tác lẫn nhau rất phức tạp. Không thận trọng trong việc ra các quyết định, thường có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.

1.3. Chức năng của các quyết định

Quyết định là trái tim của mọi hoạt động quản trị nó cần phải thực hiện được những chức năng chủ yếu sau:

Lựa chọn phương án tối ưu.Định hướng.Bảo đảm các yếu tố thực hiện.Phối hợp hành động.Chức năng động viên, cưỡng bức.Bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện.Bảo đảm tính hiệu quả trong kinh doanh.Bảo đảm tính hiệu lực.Bảo mật.

*

Chức năng của các quyết định quản trị

 

2. Quyết định là gì? Quyết định quản trị là gì?

Quyết định là hành vi sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của doanh nghiệp, để giải quyết một vấn đề có tính cấp bách trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của hệ thống.

Không nên nhầm lẫn việc ra quyết định và lập kế hoạch. Trong thực tế đôi khi quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng, ít đòi hỏi về thời gian hay sự nỗ lực, hay có khi nó chỉ chi phối hành động trong ít phút. Trong khi đó có những quyết định quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài đối với doanh nghiệp, đòi hỏi nhiều công sức của người ra quyết định.

3. Các bước trong quá trình ra quyết định quản trị

3.1. Phát hiện vấn đề, phân tích thông tin, sơ bộ đề ra nhiệm vụ

Quyết định là sản phẩm của quá trình tư duy và tư duy sẽ chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh có vấn đề. Việc phát hiện vấn đề trong hoạt động lãnh đạo là điều tối cần thiết để có cơ sở định hướng ban hành các quyết định phù hợp. Vấn đề được phát hiện ở đây được hiểu là sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và mong muốn tương lai.

Khi xác định vấn đề cần căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định: mục tiêu đã được thiết lập từ trước trong kế hoạch, các chính sách, các yêu cầu của cấp trên, yêu cầu của công việc hiện tại hoặc những mâu thuẫn đang xảy ra trong quá trình điều hành chỉ huy công việc.

Xem thêm:

Khi xác định vấn đề cần lưu ý các điều kiện như: có thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ thể lãnh đạo không? Chủ thể lãnh đạo có thông tin đầy đủ về vấn đề không?có đầy đủ nguồn lực để giải quyết không?

Kết thúc phần này, người lãnh đạo xác định được tên vấn đề, lọai vấn đề và mức độ cần thiết để có qưyết định hay không.

3.2. Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của phương án ra quyết định và xác định mục tiêu

Người lãnh đạo cần nghiên cứu thật sâu sắc các vấn đề bằng các hình thức sau đây:

Điều tra nghiên cứu , thu thập và xử lý thông tin.Xác định nguồn gốc của vấn đề, trả lời câu hỏi: “Vấn đề xuất hiện từ đâu? Tại sao vấn đề lại xuất hiện trong thời điểm này? Điều gì đang xảy ra?…”Xác định các tiêu chí hợp pháp và hợp lý của vấn đề để có thể có sự lựa chọn phù hợp.

Kết thúc bước này, người lãnh đạo lập được danh mục liệt kê các tiêu chí và thứ tự ưu tiên của các tiêu chí.

*

Bước thứ 2 trong quy trình ra quyết định quản trị
Bạn đang làm luận văn về đề tài liên quan đến quản trị trong doanh nghiệp? Bạn gặp khó khăn với việc tìm kiếm tài liệu, dữ liệu, phân tích dữ liệu? Quỹ thời gian của bạn không đủ cho việc hoàn thành chỉn chu bài luận của mình, Hãy để Dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn 24 giúp bạn!

3.3. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề

Phương án là cách thức để giải quyết vấn đề, ra quyết định là lựa chọn một phương án tối ưu trong các phương án đã được dự kiến và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Trong quá trình này, người lãnh đạo cần liệt kê tất cả các phương án có thể và vận dụng các kỹ thuật như ra quyết định nhóm, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, lấy ý kiến của người sẽ thực hiện quyết định…để chọn lựa phương án cuối cùng.

Kết thúc bước này, người lãnh đạo lập được danh mục các phương án có thể có

3.4. Phân tích đánh giá các phương án và so sánh các phương án theo tiêu chuẩn và mục tiêu đã xác định

Phân tích nghĩa là đánh giá từng phương án theo các tiêu chí quyết định. Phương án được lựa chọn là phương án tối ưu bảo đảm yêu cầu của tính hợp pháp và hợp lý.

Hoạch định các phương án giải quyết vấn đề:

Liệt kê các phương án có thể có để giải quyết nhiệm vụ của vấn đề trong tình huống quản lý.Phân tích ưu điểm, khuyết điểm của từng phương án và định lượng bằng điểm số.Lập bảng so sánh lợi thế của từng phương án và xếp thứ hạng ưu tiên.

3.5. Lựa chọn phương án tối ưu và hình thức ra quyết định

Lựa chọn phương án tối ưu theo nhận thức chủ quan của người lãnh đạo sau khi tham khảo ý kiến của nhiều đối tượng và đối chiếu với các thông tin đã biết. Khi ra quyết định quản lý, người lãnh đạo phải kết hợp phương án tối ưu với điều kiện cụ thể ngay trong thời điểm ra quyết định quản lý.Thông qua quyết định là quá trình đưa dự thảo quyết định thành quyết định chính thức, là chính thức hóa quyết định chủ quan của người lãnh đạo. Việc thông qua quyết định có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau: thông qua tập thể hoặc thông qua quyền hạn của thủ trưởng nhưng quá trình này bị phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, tài năng của người lãnh đạo.

*

Lựa chọn phương án tối ưu và hình thức để ra quyết định quản trị

3.6. Ra quyết định

Ra quyết định là quá trình khách thể hóa quyết định chủ quan của người lãnh đạo, là việc công khai quyết định và chính thức thông báo quyết định bằng nhiều hình thức để tất cả mọi người trong tổ chức, trong cộng đồng nhận thức và thực hiện quyết định.

Đây là bước cuối cùng của việc ra quyết định sau khi khẳng định phương án tối ưu. Người quản lý phải trực tiếp ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Vấn đề còn lại là việc tổ chức thực hiện để quyết định đi vào cuộc sống.

Xem thêm: Miếng Rửa Mặt Silicon Của Nhật Bản, Miếng Rửa Mặt Silicon Seiwapro Nhật Bản

6 bước trong quy trình ra quyết định quản lý ở trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, và để có được 1 quyết định đúng đắn nhất, nhà quản lý nên thực hiện qua 6 bước nay.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *