Tác Dụng Của Cây Cỏ Lào (Cộng Sản, Bớp Bớp), Cây Cỏ Lào (Cộng Sản, Bớp Bớp)

Tên khác

Tên thường gọi: Cỏ Lào còn được gọi là Bớp bớp, Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây lốp bốp, Cây ba bớp, Cây phân xanh, Cỏ Nhật.

Đang xem: Tác dụng của cây cỏ lào

Tên khoa học: Chromolaena odorata (L.) King et Robinson (Eupatorium odoratum L.)

Họ khoa học: thuộc họ Cúc – Asteraceae.

Cây Cỏ lào

(Mô tả, hình ảnh cây Cỏ lào, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).

Mô tả:

*

Cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m hay hơn. Cành nằm ngang, có lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3 gân chính. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung gồm nhiều lá bắc xếp 3-4 hàng. Hoa nhiều, có màu hoa đào. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.

Ngọn cành mang hoa

Bộ phận dùng:

Toàn cây, chủ yếu là lá – Herba seu Folium Chromolaenae.

Nơi sống và thu hái:

Cây có nguồn gốc ở đảo Angti, được truyền bá vào nước ta, gặp nhiều ở các vùng đồi núi khắp nơi. Cỏ lào mọc rất khỏe, phát triển nhanh trong mùa mưa. Nó có khả năng tái sinh rất mạnh, cho năng suất cao 20-30 tấn/ha. Có thể thu hái lá và toàn cây quanh năm. Thường dùng tươi.

Thành phần hoá học:

Cỏ lào chứa 2,65% đạm; 0,5% phosphor và 2,48% kalium. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin.

Tác dụng dược lý:

Tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liền độc của Cỏ Lào.

Tác dụng chống viêm: Lá, thân, rễ Cỏ Lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả.

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cỏ Lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.

Hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ Lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng đều có hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực khángkhuẩn kém (điều này khác với các dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất).

So sánh giữa dược liệu tươi, khô và các dung môi chiết suất khác nhau thấy: Dược liệu tươi chiết bằng nước nóng 80oC ít tạp chất và có hiệu lực kháng khuẩn cao nhất, so với dược liệu khô và dung môi cồn. Cao đặc và cao khô (chiết từ dược liệu tươi bằng nước nóng 80oC) bảo quản được lâu (sau 1 năm không mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn. Cao khô Cỏ Lào hút nước mạnh hơn cao khô dược liệu khác.

Vị thuốc Cỏ lào

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị, tác dụng:

Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc.

Ở Trung Quốc, người ta dùng lá xát hoặc lấy nước bôi vào chân phòng vết cắn, bỏ lá xuống ruộng ngâm nát 1-2 ngày để trừ ấu trùng ký sinh trùng (thể xoắn ốc có móc câu ở đầu) phòng khi xuống ruộng khỏi bị lây. Cỏ lào dùng làm phân xanh có tác dụng diệt cỏ và làm giảm tuyến trùng ở trong đất.

Chú ý: Cây có độc, uống quá liều có thể bị trúng độc, với những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Ứng dụng lâm sàng của Cỏ lào

Chữa đau nhức xương:

Dùng cỏ lào 8g tươi, dây đau xương 12g; sao vàng, sắc nước uống trong ngày.

Chữa lỵ trực trùng và ỉa chảy:

Dùng 12g cỏ lào sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 3 lần uống trong ngày.

Phòng đỉa cắn:

Trước khi lội xuống nước, hái cành lá cỏ lào, giã vắt lấy nước cốt, bôi xoa khắp chân đùi.

Chữa máu chảy không ngừng do bị đỉa, vắt cắn:

Vò lá cỏ lào xát vào thì cầm ngay.

Xem thêm:

Chữa viêm nhiễm đường ruột, tiêu chảy:

Dùng 150g lá tươi (hoặc 50g lá khô) hãm nước sôi uống hàng ngày.

Chữa viêm dạ dày:

Kết hợp: Lá khôi, dạ cẩm, tam thất nam, cỏ lào sắc uống với tỷ lệ như sau: Lá khôi 30g, cỏ lào 20g, dạ cẩm 20g, tam thất nam 5g sắc nước uống hàng ngày. Cách dùng trên là kinh nghiệm quý báu của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Chữa viêm đại tràng:

Cỏ lào khô 20g, khổ sâm 10g, bạch truật 25g sắc nước uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị các vết thương phần mềm, bầm tím do tai nạn:

Dùng 1 nắm lá cỏ là tươi giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày làm 1 lần, duy trì làm khoảng 3-4 lần. Có tác dụng giảm đau, chống sưng, cầm máu, giúp vết thương chóng lành rất tốt và hạn chế viêm nhiễm.

Hỗ trợ điều trị bong gân:

Lá cỏ lào rửa sạch rồi giã nát, bó vào chỗ bị bong gân.

Chữa lỵ trực khuẩn: 

Lá và ngọn Cỏ Lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ, hãm với nước nóng 80oC (nước sôi để 5 phút trời lạnh, 10 phút trời nóng) trong 2 giờ với 500ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80oC hoặc sau 15 phút lại đun 2 phút. Rút nước, vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước thuốc rồi cô còn 150ml. Thêm 30 – 50g đường, đun sôi cho tan. Người lớn uống mỗi lần 50 ml x 3 lần/ngày; liên tục đến khi khỏi. Nếu đi lỏng mất nước cần cho uống nước cháo loãng (gạo + khoai lang 1 củ nhỏ) pha muối (tốt hơn oresol vì phân sẽ mau thành khuôn) mỗi ngày 500 – 600ml nước cháo loãng.

Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc

Trong trường hợp này người bệnh có thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt có cocticoid. Bằng bài thuốc đơn giản có thể chữa khỏi bệnh. Ngọn Cỏ Lào và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp (15 phút kể từ lúc thấy xì hơi). Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun). Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguôi; đắp gói thuốc rồi băng lại để nạn nhân nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ là khỏi.

Tham khảo

Lá Cỏ lào pha dưới dạng xirô từ nước hãm (dùng lá non rửa sạch, vò nát, hãm trong nước nóng, cứ 5g lá lấy 15ml nước hãm, sau đó đem phối hợp với đường, cứ 500ml nước hãm hòa với nước pha 900g đường đã đun sôi) dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Nước sắc Cỏ lào dùng uống chữa đau nhức xương. Lá non nấu tắm chữa ghẻ, khi tắm dùng bã xát vào mụn ghẻ trong vòng 5-6 ngày là khỏi. Lá tươi vò hay giã đắp cầm máu vết thương. Trồng Cỏ Lào: Những nơi ở xa vùng Cỏ Lào mọc hoang, chặt cành già Cỏ Lào tuốt lá, chặt đoạn 20cm cắm làm hàng rào kết hợp có thuốc dùng khi cần.

Nơi mua bán vị thuốc Cỏ lào đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Cỏ lào ở đâu?

Cỏ lào là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Xem thêm:

Vị thuốc Cỏ lào được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Cỏ lào tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tag: cay co lao, vi thuoc co lao, cong dung co lao, Hinh anh cay co lao, Tac dung co lao, Thuoc nam

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *