Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Cua Đồng Và Tác Dụng Của Cua Đồng Nguồn Chất Đạm Quý

2 Những lợi ích và lưu ý khi ăn Cua đồng2.1 Những lợi ích khi ăn Cua đồng2.2 Những lưu ý khi ăn Cua đồng
Giá trị dinh dưỡng trong Cua đồng

Cua đồng không chỉ là thực phẩm dân dã quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta mà còn là một vị thuốc tốt. Canh cua đồng là món giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa thức ăn. Y học cổ truyền dùng cua đồng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập. Y học hiện đại xác nhận trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.

Đang xem: Tác dụng của cua đồng

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).

*

Giá trị dinh dưỡng trong Cua đồng

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc được nhân dân ta dùng từ lâu đời với tên điền giải. Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Những lợi ích và lưu ý khi ăn Cua đồng

Những lợi ích khi ăn Cua đồng

Chữa sưng tấy

Mai cua 10g sao vàng, vảy tê tê 10 g sao phồng rộp; gai bồ kết 10 g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.

Trị trướng bụng, chứng phù tim

Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng

Trị viêm thận cấp

Cua đồng 250 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50 g rửa sạch, cắt đoạn. Mang tất cả nấu thành canh, uống nước.

Giải nhiệt mùa hè trị lở ngứa

Cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; mướp hương 1 – 2 trái cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay và mồng tơi tươi mỗi thứ 100 g rửa sạch, cắt đoạn. Đun sôi nước cua và cho các loại rau vào, đến khi mướp chín là được.

Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ

Rau nhút 1 – 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 g – 400 g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 – 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 – 3 ngày.

*

Những lợi ích khi ăn Cua đồng

Chữa vết thương đụng dập, lở loét

Cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi

Cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15 g – 20 g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.

Những lưu ý khi ăn Cua đồng

Không nấu canh từ cua chết

Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa khôn lường mà nhiều người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua đồng, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ nên không loại bỏ những con cua chết. Ăn phải cua đồng chết vô cùng nguy hiểm. Trong cua có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.

Bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua đồng cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đồng đực. Cua đồng ngon là cua đồng cái to khoảng ngón chân cái. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con cua đồng cái đang đẻ và con cua đồng quá non vì cua đồng non nước sẽ bị hôi không ngon.

Không nên ăn sống hoặc ăn gỏi

Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “Sán lá phổi”..

Xem thêm:

Nang trùng loại trùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu nó xâm nhập vào các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống … còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Một nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ là phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn.

Sán lá phổi tuy ký sinh trong phổi và đẻ trứng ở phế quản nhưng vẫn là một bệnh lây theo đường tiêu hóa và có liên quan mật thiết với tập quán ăn cua, chưa nấu chín.

Cũng theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Mỹ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy… Nếu bị sán lá phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo áp xe…

Cẩn thận loại bỏ các loại con vắt trước khi nấu chín

Theo Tiến Sĩ Phan Thanh Tâm (Viện Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nếu trong môi trường nước bẩn, cua rất dễ bị vắt, sán, đỉa sống ký sinh. Đặc biệt phần mai cua là nơi vắt, sán, đĩa… trú ẩn. Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào. Vì thế, chúng ta cần tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh tay chân sạch sẽ khi nấu nướng, tránh để những loại ấu trùng, trứng này đi vào cơ thể, sống ký sinh ở ruột, cơ bắp, não, mắt… rất nguy hiểm.

*

Những lưu ý khi ăn Cua đồng

Không ăn đi ăn lại

Các bà nội trợ cần lưu ý, khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua đồng bị biến chất, gây độc.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua

Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… Chú ý: trong và sau khi ăn canh cua khoảng 1 tiếng, bạn không nên uống nước trà. Vì khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua đồng lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.

Người có bệnh cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua đồng càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Người bị hen, cảm cúm

Theo Đông y cổ truyền, thịt cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.

Người bị bệnh gout

Người bị bệnh gout không nên ăn cua đồng do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Ngoài do cua có tính hàn làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy… làm bệnh trầm trọng hơn.

Xem thêm:

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.

Hãy cùng theo dõi duytanuni.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích có giá trị về ẩm thực Việt Nam! Chúc Quý vị luôn thành công và dồi dào sức khỏe!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *