Thông Tư 22 Hướng Dẫn Công Tác Thi Đua Khen Thưởng Ngành Giáo Dục Có Gì?

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

Số: 21/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2020

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NGÀNH GIÁO DỤC

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởngngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua,khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CPngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CPngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Thi đua, khen thưởng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thiđua – Khen thưởng,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục.

Đang xem: Thi đua khen thưởng ngành giáo dục

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

Thông tư này hướng dẫn công tác thi đua,khen thưởng ngành Giáo dục thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,bao gồm: yêu cầu xét thi đua, khen thưởng; tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, tiêuchuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định và đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua,hình thức khen thưởng; thời điểm nhận hồ sơ; hội đồng sáng kiến; hội đồng thiđua, khen thưởng; trách nhiệm chi thưởng.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Đối tượng thi đua

a) Các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng,Ban điều hành, Ban quản lý dự án, đề án, chương trình thuộc Bộ Giáo dục và Đàotạo (sau đây gọi chung là đơn vị thuộc Cơ quan Bộ);

b) Các đơn vị sự nghiệp công lập trựcthuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (sau đây gọichung là các đơn vị trực thuộc Bộ);

c) Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại họcQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Đại học quốc gia);

d) Trường trung cấp sư phạm, trườngcao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trường thuộc tỉnh); cơ sở giáodục đại học trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sauđây gọi chung là trường thuộc Bộ);

đ) Các đơn vị thành viên của: Đại họcThái Nguyên, Đại Học Huế, Đại học Đà Nẵng (sau đây gọi chung là Đại học vùng),Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đại học quốc gia;

e) Các khoa, phòng, ban và các tổ chứctương đương trực thuộc các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểmđ khoản này;

g) Các Sở Giáo dục và Đào tạo, SởGiáo dục, Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo),Phòng Giáo dục và Đào tạo, đơn vị cấp phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo;

h) Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác thuộchệ thống giáo dục quốc dân;

i) Cán bộ, công chức, viên chức, ngườilao động (tuyển dụng từ 10 tháng trở lên) và người học trong các cơ quan, đơn vịquy định tại khoản này.

2. Đối tượng khen thưởng

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điềunày và cá nhân công tác theo chế độ biệt phái tại các cơ quan, đơn vị quy địnhtại khoản 1 Điều này;

b) Công dân Việt Nam học tập hoặc làmviệc ở các cơ sở giáo dục và đào tạo nước ngoài hoặc tham gia quản lý giáo dụcViệt Nam ở nước ngoài;

c) Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướccó nhiều đóng góp, hỗ trợ cho sự phát triển ngành Giáo dục.

Điều 3. Yêu cầu đốivới việc xét thi đua, khen thưởng

1. Không áp đặt chỉ tiêu thi đua, bảođảm nguyên tắc tự nguyện tham gia thi đua của tập thể, cá nhân theo quy định.

2. Việc xét thi đua, khen thưởng phảicăn cứ vào tiêu chuẩn, thành tích đạt được với minh chứng, sản phẩm cụ thể, thiếtthực của tập thể, cá nhân.

3. Việc đánh giá, công nhận các danhhiệu thi đua và phạm vi ảnh hưởng của thành tích phải căn cứ vào kết quả đánhgiá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm không quá 1/3 số lượngcông chức, viên chức, người lao động được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đuacơ sở”, các hình thức khen thưởng cấp Bộ là cán bộ quản lý.

4. Đối với danh hiệu “Lao động tiêntiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của BộGiáo dục và Đào tạo”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, Bằng khen của Bộ trưởng, Bằngkhen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các hạng: Tập thể, cá nhân được đềnghị xét khen thưởng phải có số phiếu đồng ý đạt tỷ lệ từ 70% trở lên trên tổngsố thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở và Hội đồng Thi đua -khen thưởng ngành Giáo dục.

Điều 4. Danh hiệu“Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”

Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạođược xét tặng hằng năm khi kết thúc năm học, năm công tác cho tập thể tiêu biểuxuất sắc nhất và được bình xét dẫn đầu các khối, cụm thi đua như sau:

1. Các khối, cụm thi đua do Bộ Giáo dụcvà Đào tạo quy định bình xét 01 tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất, dẫn đầu từngkhối, cụm thi đua để đề nghị Bộ trưởng xét, tặng Cờ thi đua của Bộ Giáo dục vàĐào tạo.

2. Các đơn vị được quy định tại điểma, điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 2 của Thông tư này (không bao gồm Nhà Xuất bảnGiáo dục Việt Nam, Đại học vùng) bình xét 01 tập thể khoa, phòng, ban và tươngđương trực thuộc đơn vị, dẫn đầu các khoa, phòng, ban và tương đương để đề nghịBộ trưởng xét, tặng Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với đơn vị có từ20 khoa, phòng ban và tương đương trở lên, thủ trưởng đơn vị chia thành 02 cụmthi đua, bình xét 01 tập thể dẫn đầu từng cụm thi đua để đề nghị Bộ trưởng xét,tặng Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đạihọc vùng, Đại học quốc gia chủ động phân chia các đơn vị thành viên thành các cụmthi đua, bình xét 01 đơn vị dẫn đầu từng cụm thi đua để đề nghị Bộ trưởng xét,tặng Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 5. Bằng khencủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo tặng cho cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành tốtchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêuchuẩn sau:

a) Có thành tích tiêu biểu, xuất sắc,được bình xét trong thực hiện phong trào thi đua do Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo phát động;

b) Đối với cá nhân công tác trong cácđơn vị thuộc Cơ quan Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ, Đại học quốc gia: Có 02 năm liêntục được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sángkiến cấp cơ sở được công nhận hoặc trong 05 năm trước khi nghỉ theo chế độ bảohiểm xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chưa được Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo tặng Bằng khen;

c) Lập được nhiều thành tích có phạmvi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của BộGiáo dục và Đào tạo hoặc có nghĩa cử cao đẹp, hành động dũng cảm cứu người, cứutài sản của nhân dân, của Nhà nước, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địchhọa, dịch bệnh, đấu tranh với những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật và tệ nạnxã hội, có tác dụng nêu gương và được đơn vị, địa phương ghi nhận, tôn vinh;

d) Có thành tích xuất sắc trong học tập,rèn luyện, khởi nghiệp; có sáng kiến, giải pháp trong nghiên cứu khoa học; vượtkhó, vươn lên học giỏi; tham gia có hiệu quả các hoạt động tình nguyện, thiệnnguyện vì cộng đồng được cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận;

đ) Có nhiều đóng góp, hỗ trợ thiết thực,hiệu quả cho ngành Giáo dục, được cơ quan quản lý trực tiếp và đơn vị thụ hưởngxác nhận;

e) Có thời gian công tác từ 05 năm trởlên; có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển của đơn vị được ghi nhậnnhân dịp kỷ niệm thành lập vào năm tròn.

2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo được xét tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêuchuẩn sau:

a) Có thành tích tiêu biểu, xuất sắcđược bình xét trong thực hiện phong trào thi đua do Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo phát động;

b) Có 02 năm liên tục được cấp có thẩmquyền công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” đối với các đơnvị thuộc Cơ quan Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ, Đại học quốc gia và các tập thể trựcthuộc các đơn vị quy định tại điểm này;

c) Có thành tích xuất sắc đột xuất,có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước củaBộ Giáo dục và Đào tạo hoặc có thành tích xuất sắc trong việc cứu người, cứutài sản của nhân dân, của Nhà nước, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địchhọa, dịch bệnh ở đơn vị, địa phương;

d) Có nhiều đóng góp, hỗ trợ thiết thực,hiệu quả cho ngành Giáo dục, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và đơn vịthụ hưởng xác nhận;

đ) Có thành tích tiêu biểu xuất sắctrong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lậpvào năm tròn.

Điều 6. Kỷ niệm chương“Vì sự nghiệp giáo dục”

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”(sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo tặng một lần cho cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục đượccơ quan quản lý trực tiếp xác nhận đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

1. Cá nhân trong ngành Giáo dục

a) Có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 20năm trở lên. Trường hợp cá nhân đang công tác được cử đi học hoặc thực hiệnnghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục nhận công tác trong ngành Giáo dục thì thờigian đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công táctrong ngành Giáo dục để xét tặng Kỷ niệm chương. Cá nhân có đủ thời gian côngtác nhưng bị kỷ luật từ mức khiển trách đến dưới mức buộc thôi việc chỉ đượcxét tặng Kỷ niệm chương sau 02 năm, tính từ thời điểm hết thời hạn chịu kỷ luật;thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương;

b) Cá nhân đang công tác tại vùng có điều kiện kinhtế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sáchnhư quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đượcxét tặng sớm hơn so với thời gian quy định tại điểm a khoản này là 05 năm.

2. Cá nhân ngoài ngành Giáo dục:

a) Đã đảm nhiệm chức vụ quản lý đủ một nhiệm kỳ (60tháng) trở lên, có nhiều đóng góp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần vào sựphát triển của ngành Giáo dục;

b) Có nhiều đóng góp xây dựng, ủng hộ tài chính, hiệnvật cho sự phát triển ngành Giáo dục, được đơn vị thụ hưởng xác nhận.

3. Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoàivà người nước ngoài có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển sự nghiệpgiáo dục và đào tạo của Việt Nam, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữaGiáo dục Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế.

Điều 7. Thẩm quyền quyết địnhvà đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

1. Thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị có tư cách phápnhân thuộc các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 1 Điều2 Thông tư này: Công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơsở”, “Tập thể lao động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lýtrực tiếp.

2. Thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị có tư cách phápnhân quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này:

a) Công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”cho các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp; công nhận danh hiệu “Lao độngtiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân của các đơn vị không có tưcách pháp nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp;

b) Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét, quyếtđịnh tặng “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”,“Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, Bằng khen của Bộ trưởng, Kỷ niệm chương theo quy định;trình Bộ trưởng xét, trình cấp có thẩm quyền xét, khen thưởng cấp nhà nước theoquy định.

3. Thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị có tư cách phápnhân quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này: Trình Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo xét, quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”cho đơn vị mình.

4. Thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị không có tưcách pháp nhân thuộc Cơ quan Bộ: Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét,quyết định “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thiđua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”,“Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, Bằng khen của Bộ trưởng, Kỷ niệm chương theo quy định.

5. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Đối với các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b, điểmc, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư này: Quyết định xét tặng danh hiệuthi đua thuộc thẩm quyền; quyết định tặng Bằng khen của Bộ trưởng; tặng Kỷ niệmchương; trình cấp có thẩm quyền xét, khen thưởng cấp nhà nước theo quy định;

b) Đối với các đơn vị quy định tại điểm d, điểm g, điểmh khoản 1 Điều 2 Thông tư này: Quyết định tặng Cờ thi đua, tặng Bằng khen, tặngKỷ niệm chương theo các quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư này; hiệpy khen thưởng theo quy định.

6. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo xét quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc phạmvi quản lý.

7. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ đềnghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét, quyết định khen thưởng cho tập thể,cá nhân của các trường thuộc tỉnh, Bộ.

Điều 8. Thời điểm nhận hồ sơ

1. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thi đua, hìnhthức khen thưởng cấp Bộ gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 8 hằngnăm đối với đơn vị xét thi đua theo năm học và trước ngày 31 tháng 01 hằng nămđối với đơn vị xét thi đua theo năm công tác.

Xem thêm:

2. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thi đua, hìnhthức khen thưởng cấp Nhà nước gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng10 hằng năm đối với đơn vị xét thi đua theo năm học và trước ngày 28 tháng 02 hằngnăm đối với đơn vị xét thi đua theo năm công tác.

3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất: Ngay sau khitập thể, cá nhân lập được thành tích, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệmtrình Bộ trưởng xét, quyết định khen thưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩmquyền xét, quyết định khen thưởng.

Điều 9. Hội đồng sáng kiến

1. Hội đồng sáng kiến cơ sở do thủ trưởng cơ quan,đơn vị có tư cách pháp nhân quyết định thành lập, có chức năng tư vấn cho thủtrưởng cơ quan, đơn vị ban hành quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở, làmcăn cứ đánh giá công chức, viên chức và xét danh hiệu thi đua, hình thức khenthưởng hằng năm.

2. Hội đồng sáng kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộtrưởng quyết định thành lập, có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng ban hành quyết địnhcông nhận sáng kiến cấp cơ sở cho cá nhân các đơn vị không có tư cách pháp nhânthuộc Cơ quan Bộ; công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến,đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua,hình thức khen thưởng cấp Bộ và cấp Nhà nước.

3. Việc tổ chức, thành lập Hội đồng sáng kiến thựchiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định củaĐiều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3năm 2012 của Chính phủ.

Điều 10. Hội đồng Thi đua -Khen thưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, trực thuộc Bộ, Đại học quốc gia

1. Thủ trưởng đơn vị có tư cách pháp nhân quy địnhtại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này quyết định thành lập Hộiđồng thi đua – khen thưởng của đơn vị.

2. Thành phần Hội đồng

a) Chủ tịch hội đồng là thủ trưởng đơn vị;

b) Hội đồng có 02 Phó Chủ tịch, bao gồm phó thủ trưởngđơn vị phụ trách công tác thi đua, khen thưởng và Chủ tịch Công đoàn đơn vị;

c) Các ủy viên bao gồm, đại diện cấp ủy Đảng, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trưởng bộ phận chuyên môn liên quan và 01 ủyviên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là trưởng bộ phận thi đua, khen thưởng hoặcngười được giao phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.

3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng

a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dânchủ và biểu quyết theo tỷ lệ quy định. Trường hợp ý kiến các thành viên Hội đồngngang nhau thì ý kiến quyết định là của Chủ tịch Hội đồng;

b) Các cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khicó ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp vắng mặt, thànhviên Hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi lại phiếu bầu.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng

a) Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị triển khai các chủtrương chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ về công tác thi đua, khen thưởng; triểnkhai, phát động phong trào thi đua theo thẩm quyền;

b) Tham mưu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn danh hiệuthi đua và khen thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; định kỳ đánhgiá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng của đơn vị; tham mưu việcsơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủtrương, biện pháp đấy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từnggiai đoạn, báo cáo cấp có thẩm quyền;

c) Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị quyết định tặngcác danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấpcó thẩm quyền khen thưởng.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn củacác tổ chức, cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợpvới người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chínhtrị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cùng cấp tổ chức phátđộng, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong toàn ngành Giáo dục.

2. Vụ Thi đua – Khen thưởng chủ trì, phối hợp vớicác Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ tham mưu đề xuất Bộ trưởng về chủ trương,nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức, phát động, chỉ đạo thực hiệnphong trào thi đua trong ngành Giáo dục; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết,tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; nhân rộng điển hình tiêntiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành; thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởngquyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét, khenthưởng.

3. Cục Hợp tác quốc tế chủ trì thực hiện xin ý kiếncủa Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị có liên quan, chuyển hồ sơvề Vụ Thi đua – Khen thưởng để thẩm định, trình Bộ trưởng xem xét, quyết địnhkhen thưởng tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài và tập thể, cá nhânngười nước ngoài có thành tích tiêu biểu xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp giáodục và đào tạo.

4. Thủ trưởng đơn vị quy định tại điểm a, điểm b, điểmc, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 2 Thông tư này và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạocó trách nhiệm phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp cụ thể hóa nội dung,tiêu chí, biện pháp tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện;sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến; phát hiệngương người tốt, việc tốt, có nhiều đổi mới, sáng tạo, trình Bộ trưởng xét,khen thưởng kịp thời và tương xứng với thành tích đạt được; kiến nghị đổi mớicông tác thi đua, khen thưởng.

5. Các cơ quan thông tin, báo chí, xuất bản thuộc BộGiáo dục và Đào tạo; các Sở Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở giáo dục có tráchnhiệm thường xuyên tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng; nêu gương các điểnhình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đấu tranh các biểu hiện chạy theothành tích, hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

6. Tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệuthi đua, hình thức khen thưởng phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định vềhồ sơ, thủ tục, thời hạn gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại Thông tư này vàcác quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ.

7. Đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởngthuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị trình phải công khaidanh sách tập thể, cá nhân được đề nghị trên cổng thông tin điện tử hoặc phươngtiện thông tin truyền thông của đơn vị ít nhất 07 ngày làm việc trước khi nộp hồsơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 12. Trách nhiệm chi thưởngcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Tập thể, cá nhân thuộc Cơ quan Bộ, trực thuộc Bộđược khen thưởng cấp Nhà nước.

2. Tập thể, cá nhân hưởng quỹ lương tại Cơ quan BộGiáo dục và Đào tạo được Bộ trưởng công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng;cá nhân công tác biệt phái tại Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được Bộ trưởngkhen thưởng.

3. Tập thể, cá nhân được Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo khen thưởng khi lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01tháng 10 năm 2020, thay thế Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởngngành Giáo dục.

2. Công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục đượcthực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định của Luật Thi đua, khenthưởng; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Thông tư số12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thihành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng,Thủ trưởng đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Giáo dục và Đàotạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sưphạm, trường trung cấp sư phạm và các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cótrách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Xem thêm: Viettel Khuyến Mãi Hòa Mạng Trả Trước Hấp Dẫn Tháng 11/2021, Khuyến Mãi Tháng 11 Viettel

Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội; – Ban Tuyên giáo TW; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Kiểm toán Nhà nước; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo; – Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; – Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước; – Công đoàn giáo dục Việt Nam; – Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; – Hội Khuyến học Việt Nam; – Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; – Như Điều 13 (để thực hiện); – Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT; – Lưu: VT, Vụ PC, Vụ TĐKT (25b).

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *