Vì Sao Trẻ Nhỏ Lại Hay Bẹp Đầu, Mẹo Hay “Chữa” Cho Đầu Bé Khỏi Méo Mó

Trẻ bị méo đầu là một trong những lo lắng phổ biến của những ai lần đầu làm mẹ. Làm sao để tránh được việc con bẹp đầu? Có cách nào để con đầu tròn và đẹp? Mẹ hãy đọc ngay nhé:

Bé bị bẹp đầu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?6 cách đơn giản để hạn chế tình trạng bẹp đầu ở trẻ.

Đang xem: Vì sao trẻ nhỏ lại hay bẹp đầu, mẹo hay “chữa” cho đầu bé khỏi méo mó

Mẹ có nên lo lắng về vấn đề trẻ bị méo đầu?

Làm thế nào để con không bị bẹp đầu là một trong các thắc mắc phổ biến của các mẹ mới sinh. Hiện nay, trẻ sơ sinh bị bẹp đầu nhiều hơn bởi phần lớn các bác sĩ đều khuyên cha mẹ nên để trẻ nằm ngửa nhiều hơn nằm sấp, đặc biệt là trong lúc ngủ. Điều này sẽ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh không gặp phải vấn đề nguy hiểm như hiện tượng đột tử ở trẻ. 

Bạn có thể chưa biết:

Giải đáp băn khoăn của các mẹ: Nếu không cho bé nằm gối, liệu con có bị bẹp đầu?

Trẻ sơ sinh nên nằm tư thế nào để không bẹp đầu, phòng tránh được đột tử?

*

Con bị méo đầu xuất phát từ lý do rất đơn giản. Khi trẻ mới sinh, xương bé còn rất mềm. Nếu mẹ không chú ý và để con nằm ở một ví trí nào đó quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng con bẹp đầu. Nhưng các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Bẹp đầu không hề gây nguy hiểm cho trẻ ngoại trừ tính thẩm mỹ. Chắc hẳn bà mẹ nào cũng đều không muốn ai đó trêu con là đầu méo không đẹp mà thôi.

Vậy để tránh tình trạng bẹp đầu của bé yêu trong năm đầu đời, mẹ hãy thử 6 bí kíp đơn giản nhưng có tác dụng khá hữu hiệu dưới đây xem sao.

6 cách đơn giản giúp mẹ không còn lo lắng chuyện con bị méo đầu

1. Mẹ nên thường xuyên để con nằm nghiêng

Với trẻ sơ sinh, sau bữa ăn nếu bé chưa ngủ ngay, mẹ hãy tranh thủ lúc này giúp bé vận động. Đặt bé ở tư thế nằm nghiêng. Mát xa và nói chuyện cùng bé. Tiếp đó mẹ có thể thay đổi qua lại bằng cách cho bé nằm nghiêng trái, phải.

2. Lo ngại trẻ bị méo đầu? Hãy cho bé nằm sấp

Nằm sấp giúp phòng tránh hiện tượng con bẹp đầu rất tốt. Đây cũng là một hoạt động để con phát triển thể chất trong những tháng đầu đời sau sinh. Thời điểm cho con nằm sấp hợp lý nhất là trong lúc con còn thức. Bé sơ sinh phần lớn thời gian là ăn ngủ. Vì thế mẹ hãy tranh thủ một vài phút sau khi bé đã được ợ hơi và chưa buồn ngủ để cho bé nằm sấp. Ở tư thế này, các bé sơ sinh sẽ được tập thể dục cho cơ cổ cứng cáp. Nhờ thế bé nhanh biết lẫy mà đầu cũng tròn đẹp hơn.

Xem thêm: Pin Sạc Dự Phòng Xiaomi 10400Mah (Vàng), Xiaomi 10400 Mah Giá Tốt Tháng 9, 2021

3. Tạo các hoạt động thể chất cho bé trong lúc thức

Bé được ăn no, tắm táp sạch sẽ, mẹ hãy tranh thủ cho bé thực hiện các hoạt động thể chất đa dạng như nằm sấp, nằm nghiêng, đi dạo, bế bé và nói chuyện với bé. Như vậy sẽ giúp giảm thời gian trẻ nằm một chỗ quá lâu và sẽ không còn hiện tượng con bẹp đầu nữa.

Bạn có thể chưa biết:

Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh giúp đầu bé tròn đẹp

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có sao không, có bị méo đầu hay ngạt thở hay không?

4. Không nên để bé nằm xe đẩy hoặc trong nôi quá lâu

Khi đưa bé đi dạo hoặc đi xa, mẹ hãy thường xuyên cho bé ra ngoài vận động thay vì để bé nằm quá lâu trong xe đẩy. Nhờ đó, bé sẽ ít bị bẹp đầu hơn. 

5. Khi bế bé, mẹ đừng quên thay đổi tư thế bế trái, phải thường xuyên

*

Để tránh bé có thể bị bẹp đầu, tư thế bế trẻ cũng rất quan trọng. Mẹ hay người thân bế bé thì đừng quên đổi bên thường xuyên cho trẻ.

6. Một cách hiệu quả nữa là mẹ có thể xoa đầu bé hằng ngày

Trẻ bị méo đầu có tròn lại được không? Câu trả lời là có bằng cách xoa đầu bé hằng ngày. Khi đặt bé nằm, hãy cho lưng bé xuống trước. Sau đó điều chỉnh đầu bé ở vị trí thích hợp. Mẹ nhẹ nhàng xoa đầu cho bé từ 2-3 phút mỗi ngày để giúp đầu bé tròn đẹp hơn. 

Khi trẻ đã được hơn 8 tháng nhưng đầu vẫn bị móp thì bố mẹ có thể áp dụng cách chữa bẹp đầu cho bé là dùng mũ chỉnh đầu tròn để định hình lại hình dáng đầu. Mặc dù vậy có 1 điểm cần lưu ý là mũ này sẽ không còn hiệu quả khi bé hơn 1 tuổi, vì lúc này xương sọ đang dính lại và não phát triển chậm hơn.

Nếu hình dạng đầu của bé không phải là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm thì bố mẹ không cần phải lo lắng vì điều này hoàn toàn có thể cải thiện được khi trẻ được điều chỉnh tư thế nằm. Khi trẻ lên 6 – 8 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ngồi vững và hạn chế thời gian nằm, hộp sọ của bé cũng sẽ tự thay đổi và tiếp tục biến đổi dần dần sau đó. Khi trẻ lớn nhưng vẫn còn bị méo đầu thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị chuyên môn.

Xem thêm: Tồng Quan Về Cách Giặt Giày Da Trắng, Cách Làm Sạch Giày Da Trắng Bị Ố Vàng, Bị Mốc

6 cách trên mẹ nên thực hiện đồng thời và làm hàng ngày trong 3 tháng đầu đời của bé. Như vậy mẹ sẽ không còn phải lo lắng chuyện con bẹp đầu nữa rồi.

Theo duytanuni.edu.vn Thái Lan

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng duytanuni.edu.vn trên IOS hay Android ngay!

Đọc toàn bộ bài viết

Bài viết của

Minh Hương

//
con bẹp đầucách chữa bẹp đầu cho bécon bị méo đầutrẻ bị méo đầu có tròn lại được không
Chia sẻ:
Câu chuyện gợi ý

*

Câu chuyện gợi ý
Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
Đi
Trở thành cha mẹGiai đoạn phát triểnPhong cách sốngSức khỏeDinh dưỡngTìm hiểu thêm
Từ các bà mẹ khắp thế giới
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
Công cụ

*

Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn
Không cho phép Cho phép

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *