Top 10 Trò Chơi Trong Dạy Môn Tiếng Việt Ở Các Khối Lớp Tiểu Học Hay Và Thú Vị Nhất

 Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh lớp 1. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.

Đang xem: Top 10 trò chơi trong dạy môn tiếng việt ở các khối lớp tiểu học hay và thú vị nhất

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động vui chơi.

Nội dung bài viết

I. TRÒ CHƠI “AI TINH MẮT“Luật chơi:II. TRÒ CHƠI NHẬN DIỆN ÂM MỚILuật chơi:III. TRÒ CHƠI “HÁI HOA”Luật chơi:IV. TRÒ CHƠI SỬ DỤNG KHI LUYỆN TẬPV. TRÒ CHƠI: “ Ai ghép tiếng giỏi ?”Luật chơi:VI. Trò chơi: “Cậu Cóc thông thái ”VII. Trò chơi: “Tạo tiếng mới ”VII. Trò chơi “Em là chiến sĩ truyền lệnh”Luật chơi:IX. TRÒ CHƠI “NHÌN TRANH ĐOÁN CHỮ”Luật chơi:

I. TRÒ CHƠI “AI TINH MẮT

*

Mục đích:

– Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).

– Phân biệt được chữ cái này với các chữ khác có nét gần giống; phân biệt được dấu thanh này với các dấu có nét gần giống.

Chuẩn bị:

Cờ hiệu: 3 cái. Bảng cài lớn: 1 bảng. Bảng cài nhỏ: 3 bảng. Thẻ chữ: 24 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh).

Luật chơi:

* Nội dung:

– Chọn thẻ được ghi chữ cái (hoặc dấu thanh) giữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ cái đó.

– Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ cái đúng, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.

– Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.

* Tổ chức chơi:

– Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi.

– Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ vào bảng cài của đội.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội.

II. TRÒ CHƠI NHẬN DIỆN ÂM MỚI

Ví dụ:Khi dạy bài “ d – đ ”, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài

Mục đích:

– Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ bắt đầu bằng chữd, đ.

– Phân biệt được chữdvớiđvà các chữ có nét gần giống.

Chuẩn bị:Cờ hiệu: xanh 1, đỏ 1, vàng 1. Bảng cài lớn: 1. Bảng cài nhỏ: 3. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi:

b: 12,d: 4,đ: 4,p: 4

Luật chơi:

* Nội dung:

– Chọn thẻ được ghi chữd hoặc đgiữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữd hoặc đ.

– Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữd, đ, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.

– Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữd, đvào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.

* Tổ chức chơi:

– Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi.

– Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữd, đvào bảng cài của đội.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội.

III. TRÒ CHƠI “HÁI HOA”

Mục đích:

Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ đã học.

Chuẩn bị:

– HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.

– Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy.

– Hoa giấy:

Hình dáng: hình hoa 5 cánh.

Số lượng: 12.

Chữ ghi trong hoa: (các tiếng, từ đã học). Mỗi chữ ghi vào 2 hoa.

Luật chơi:

* Nội dung:

– Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa.

– Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con.

– Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:“Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong ở hoa.”

– Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn).

– Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm cho các đội:

+ Đọc đúng: được cộng 2 điểm cho đội.

+ Đọc sai: bị trừ 2 điểm của đội.

+ Một người viết đúng: cộng 2 điểm cho đội.

+ Một người viết sai: trừ 2 điểm của đội.

IV. TRÒ CHƠI SỬ DỤNG KHI LUYỆN TẬP

* Ví dụ:Khi dạy bài: “Luyện tập”, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài.

Mục đích:

Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ bắt đầu bằng: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr.

Chuẩn bị:

– HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.

– Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy.

– Hoa giấy:

Hình dáng: hình hoa 5 cánh.

Số lượng: 12.

Từ ghi trong hoa: phố xá, nhà lá, nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩ. Mỗi từ ghi vào 2 hoa.

Luật chơi:

* Nội dung:

– Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa.

– Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con.

– Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:“Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong ở hoa.”

– Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn).

– Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm cho các đội:

+ Đọc đúng: được cộng 2 điểm cho đội.

+ Đọc sai: bị trừ 2 điểm của đội.

+ Một người viết đúng: cộng 2 điểm cho đội.

+ Một người viết sai: trừ 2 điểm của đội.

V. TRÒ CHƠI: “ Ai ghép tiếng giỏi ?”

Mục đích:

– Giúp học sinh nhận biết và ghép được tiếng với các chữ cái và dấu thanh đã học.

Chuẩn bị:

Bảng cài lớn: 1 bảng. Thẻ chữ: 20 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh đã học).

Ví dụ:Bài “ k – kh ”

Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 20. Chữ ghi: k: 3, kh: 3, e: 3, h: 1, ơ: 1, i: 1, c: 2, o: 2, đ: 1, a: 2, ê: 1.

Luật chơi:

* Nội dung:

– Ghép được nhiều tiếng mới với các chữ cái và dấu thanh đã học.

– Ghi các tiếng ghép được vào bảng con.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

– Giáo viên cài các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

Xem thêm:

– Giáo viên chỉ cho cả lớp đọc đồng thanh các chữ trong bảng cài.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Dùng các chữ trên bảng cài, ghép thành từ một, hai tiếng, rồi ghi tiếng (từ) đó vào bảng con.

Lưu ý: Điều kiện quan trọng là phải ghép hết các thẻ chữ trên bảng cài (20 thẻ).

– HS ghép tiếng và viết vào bảng con.

– GV là trọng tài, tính điểm cho 3 đội.

Đáp án:kẻ, khế, kẽ hở, khe đá, kì cọ, cá kho.

VI. Trò chơi: “Cậu Cóc thông thái ”

Mục đích:

Rèn năng lực tìm tiếng mới có âm đầu hoặc vần đã học.

Chuẩn bị:

Cờ hiệu: 3

Luật chơi:

* Nội dung:

– Tìm được tiếng mới có chứa âm đầu hoặc vần đã học.

– Ghi được chữ đó lên bảng lớp đúng, nhanh, đẹp.

– Người viết phải di chuyển bằng cách nhảy hai chân một lúc, như nhảy cóc.

– Mỗi người chỉ được viết một tiếng, một từ. Sau đó quay về đội, trao cờ hiệu cho người thứ hai lên viết tiếp.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm: cứ 4 em ngồi cùng bàn dài hoặc 4 em ngồi 2 bàn ngắn liền nhau, làm thành một nhóm.

– Mỗi lần chơi có 3 nhóm của 3 đội

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Viết các từ, các tiếng có âm đầu hoặc vần đã học.

– Các nhóm thi viết trên bảng lớp theo đúng luật của cuộc chơi.

– Hết giờ: GV đánh giá kết quả, cho điểm các nhóm chơi.

+ Viết đúng một tiếng, một từ: được 10 điểm.

+ Viết các từ thẳng hàng dọc: được thưởng 5 điểm.

+ Viết từ thẳng hàng ngang, đều nét: được thưởng 5 điểm.

VII. Trò chơi: “Tạo tiếng mới ”

Ví dụ: Khi dạy bài vần “ ong – ông ”, tôi đã sử dụng trò chơi này để củng cố và mở rộng vốn từ cho HS.

Mục đích:

– Rèn năng lực tạo được nhiều tiếng mới trên cơ sở những con chữ đã học.

– Bồi dưỡng vốn từ cho học sinh.

Chuẩn bị:

– Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi: o: 4, n: 4, g: 4, ô: 4.

– HS có bảng con và phấn viết, giẻ lau bảng.

Luật chơi:

* Nội dung:

– HS tạo được nhiều tiếng mới với các con chữ GV nêu ra.

– Ghi được các tiếng mới đó vào bảng con.

– Nói được thành từ có tiếng đó.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm 4 em. Mỗi nhóm là một đơn vị chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Các nhóm tìm các tiếng mới được ghép với các chữ o, n, g (GV vừa nói vừa gắn lên bảng cài của lớp 3 chữ trên, gắn mỗi chữ một dòng). Các nhóm ghi các tiếng tìm được vào bảng con.

– Các nhóm bàn bạc rồi ghi vào bảng (mỗi nhóm cùng ghi chung vào một bảng).

– GV cho các nhóm giơ bảng và các nhóm chấm bài của nhau (GV cài các tiếng tạo được lên bảng cài của lớp).

Chú ý: Trên bảng chỉ ghi một tiếng và có thể không ghi dấu thanh. Nhưng khi đứng lên nói, phải thêm dấu thanh và nói thêm một tiếng nữa để tạo thành từ hai tiếng có nghĩa. Ví dụ: ghi bảng là ong nhưng khi nói phải nói là con ong hay óng ả, õng ẹo, òng ọc, cái võng,…

Đáp án:

– Với o, n, g có ong (con ong), ngo (ngó nhìn), gon (gọn gàng).

– Với ô, n, g có ông (ông bà), ngô (bắp ngô), gôn (đá gôn).

Cách chấm:

– Ghi đúng 1 tiếng và nói được thành từ có nghĩa: được 10 điểm.

– Ghi đúng 1 tiếng nhưng không nói được thành từ có nghĩa: được 5 điểm.

– Nói thêm được 1 từ có nghĩa với mỗi tiếng ghép được: được 3 điểm.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới.

VII. Trò chơi “Em là chiến sĩ truyền lệnh”

Mục đích:

– Giúp học sinh đọc, nhớ và nói truyền lại được câu văn một cách chính xác, không bị sai lạc.

Chuẩn bị:

– Một số câu có nhiều từ khó, nội dung có nhiều tình tiết.

– GV ghi câu đó vào giấy. Có bao nhiêu nhóm chơi thì chuẩn bị bằng ấy tờ giấy ghi lệnh truyền.

Ví dụ: Bài “ ong – ông ”.

GV có thể ghi: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc”hoặc “Không ai thương mẹ bằng con. Không ai thương con bằng mẹ”

Luật chơi:

* Nội dung:

– GV cho một HS trong các nhóm chơi đọc lệnh ghi trong giấy trong 1 phút. Sau đó, HS trả lại tờ giấy ghi lệnh cho GV, rồi truyền miệng lại nội dung lệnh cho người thứ hai trong nhóm. Người này nhận lệnh, tiếp tục truyền lại cho người thứ ba. Cứ như thế tiếp tục cho đến người cuối cùng của nhóm. Người cuối cùng này chạy lên nói lại lệnh đó cho GV.

– Nhóm thắng cuộc là nhóm truyền được chính xác nhất nội dung lệnh (căn cứ vào em cuối cùng của nhóm nói lại cho GV).

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

– GV phổ biến luật chơi: Các nhóm chuẩn bị, phân công 4 người và thứ tự người nhận lệnh…

– GV cho em thứ nhất trong 3 nhóm đọc nội dung lệnh trong giấy ghi lệnh. (Mỗi em đọc một tờ giấy ghi lệnh riêng). Em này đọc xong phải trả lại tờ giấy cho GV, rồi mau chóng nói lại cho người kế tiếp trong nhóm. Cứ như thế cho đến người cuối cùng trong nhóm nói lại được nội dung đó cho GV.

Chú ý: Các nhóm phải đảm bảo nói nhỏ chỉ đủ cho bạn mình nghe. Không được để lộ.

– Cách chấm:

Chính xác: được cộng 10 điểm.

Sai một từ: bị trừ 1 điểm.

Nhanh nhất: được cộng 5 điểm.

Nhì: được cộng 4 điểm.

Ba: được cộng 3 điểm.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới hoặc bài ôn tập.

IX. TRÒ CHƠI “NHÌN TRANH ĐOÁN CHỮ”

Mục đích:

– Giúp HS nghe, nhận diện được các tiếng, từ có vần đã học.

– Mở rộng vốn từ cho HS qua các tranh minh họa.

Chuẩn bị:

– Những tranh ảnh để gợi ý cho HS tìm được tiếng, từ có vần cần ôn trong mỗi bài học vần. Ví dụ: Bài “on – an”. GV chuẩn bị tranh:

– HS có bảng con và phấn viết, giẻ lau bảng.

Luật chơi:

* Nội dung:

– HS quan sát tranh và suy nghĩ tìm được tiếng, từ có chứa vần vừa học.

– Ghi được các tiếng, từ đó vào bảng con.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội chơi có số lượng HS bằng nhau. Tất cả HS trong nhóm đều phải tham gia chơi. GV cử ra một tổ làm trọng tài (3HS)

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Các nhóm quan sát tranh GV đưa ra rồi viết tiếng, từ tương ứng với nội dung tranh vào bảng con trong 1 phút/ 1 tranh.

– GV cho HS của các đội giơ bảng và GV cùng với tổ trọng tài chấm điểm. GV cho HS chơi vài ba lượt rồi tổ trọng tài tổng kết số điểm.

Cách chấm: Mỗi bạn của đội viết đúng một tiếng, từ thì đội đó được cộng một điểm. Đội thắng cuộc là đội có số lượng HS viết đúng nhiều tiếng, từ nhất.

*Ngoài các trò chơi trên, tôi còn vận dụng các trò chơi trong chuyên đề như: Chèo thuyền; Đi chợ; Bắn tên; Gọi thuyền…….

Xem thêm:

Trên đây là một số trò chơi tôi đã vận dụng trong suốt quá trình giảng dạy phân môn Tiếng Việt và hiệu quả mang lại thật sự không nhỏ.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *