Vì Sao Trực Thăng Tấn Công Của Việt Nam Sắp Mua Trực Thăng Tấn Công Ka

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã kéo dài gần 4 tháng, khiến hai bên thiệt hại hàng ngàn binh sĩ và hàng trăm thiết bị quân sự. Hiện có nhiều tranh cãi về điểm yếu của các vũ khí hạng nặng trong chiến sự này, trong đó có trực thăng, vốn là phần căn bản của quân đội nhiều nước.

Đang xem: Trực thăng tấn công của việt nam

Đang phát

*

Vì sao trực thăng kém tác dụng trên chiến trường Ukraine?

*

Tổng thống Putin chỉ trích “sự xuẩn ngốc” trong thực hiện lệnh động viên quân đội

NASA nói phi thuyền DART đổi hướng thành công tiểu hành tinh sau cú đâm “tự sát”

*

Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Binh sĩ Nga, Mỹ bất ngờ “tay bắt mặt mừng’ ở Syria

Xem nhanh: Ngày 229 chiến dịch, Nga lại tấn công hạ tầng năng lượng, Mỹ, Đức sắp chuyển vũ khí phòng không cho Ukraine

Trong một bài xã luận trên Aviation Week, chuyên gia phân tích quốc phòng và không gian Sash Tusa cho rằng tiến bộ công nghệ trong cảm biến và vũ khí chống máy bay được trưng bày ở Ukraine là cho thấy các cuộc không kích và chiến đấu bằng trực thăng đang ngày càng kém hiệu quả.

Thời điểm đầu chiến dịch, lực lượng lính dù Nga muốn không kích để kiểm soát sân bay Hostomel gần Kyiv. Hàng chục trực thăng vận tải Mi-8 được các trực thăng tấn công Ka-52 hộ tống đã đưa lực lượng lính dù tấn công đến đây.

Tuy nhiên, kế hoạch của Nga đã thất bại vì quân đội Nga không củng cố được lực lượng tại đây, trong khi phía Ukraine phản kháng mạnh mẽ. Theo ông Tusa, thất bại trên là một bất ngờ lớn đối với nhiều nhà quan sát quân sự.

Một trực thăng tấn công Ka-52 hộ tống của Nga bị bắn hạ trong ngày đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

AP

Khi đó, Ukraine đã dùng pháo và các tên lửa phòng không vác vai ngăn chặn nỗ lực của Nga nhằm củng cố lực lượng tại Hostomel, cũng như răn đe các chiến dịch trực thăng của Nga trong suốt thời gian qua của chiến sự.

Binh thuyết tấn công đường không của Mỹ dựa trên sự vượt trội về công nghệ và số lượng của các hệ thống vũ khí hiện đại. Đây chính là điều mà Lầu Năm Góc muốn các lực lượng đối tác như quân đội Afghanistan và Ukraine thấm nhuần.

Các đơn vị truyền thống và chiến dịch đặc biệt của Mỹ vốn quen với chiến dịch kèm lợi thế trên không. Nhưng giới phân tích cho rằng điều đó có thể không đúng với mọi lực lượng.

Xem thêm:

Nga nói bắn rơi trực thăng Ukraine đến sơ tán chỉ huy Tiểu đoàn Azov

Trong chiến sự tại Ukraine, các máy bay cánh cố định và trực thăng luôn đối diện nhiều mối đe dọa. Các hệ thống vũ khí phòng không tầm trung và xa như S-200, S-300, S-400 khiến các máy bay của cả 2 bên luôn gặp nguy hiểm khi bay cao. Trong khi đó, những hệ thống phòng không vác vai đang khiến những chuyến bay ở độ cao dưới 3.000 m gặp nguy hiểm.

Phần lớn các chiến dịch trực thăng ở Ukraine diễn ra vào ban ngày vì không bên nào có năng lực bay đêm như của quân đội Mỹ. Bên cạnh đó, cũng không bên nào có năng lực đối phó đủ để giúp các máy bay của họ ngăn chặn những mối đe dọa.

Các trực thăng của quân đội Mỹ có thiết bị đặc biệt như công nghệ chủ động, bị động, khả năng phát hiện tên lửa hồng ngoại như SA-7 và SA-14 của Liên Xô và các tên lửa phòng không đang bắn hạ các trực thăng ở Ukraine ngày nay.

Nhưng giới phân tích quân sự luôn cho rằng công nghệ sẽ thất bại và các phi công cần chuẩn bị tránh hỏa lực phòng không bằng cách lợi dụng tốc độ và địa hình. Theo cựu sĩ quan quân đội Mỹ Greg Coker, các phi công trực thăng ở Ukraine phải “bay thấp và nhanh, liên tục đổi hướng”.

Một vấn đề khác là các hệ thống vũ khí vác vai đang sử dụng tại Ukraine như FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất, có hiệu quả rất lớn.

Xem thêm:

Thiếu năng lực bay đêm, các phi công Nga và Ukraine có thể sử dụng nhiều chiến thuật, kỹ thuật và quy trình nhằm tăng cường khả năng sống sót. Ông Coker nhận định: “Họ nên sử dụng các địa hình có sẵn hoặc đạt độ cao ngoài tầm bắn của các hệ thống đang bắn hạ họ, có lẽ là 1.500 m”. Chuyên gia này còn nói thêm rằng cần có sự phối hợp hỏa lực hỗ trợ tốt hơn từ mặt đất, và chỉ sử dụng trực thăng khi cần thiết.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *