Xưởng Tranh Đính Đá Phương Thảo Lừa Đảo 2022, Xưởng Phương Thảo Tuyển Thợ Đính Tranh

Hàng trăm, nếu không muốn nói đến hàng nghìn người thợ thêu tranh chữ thập, đính đá tranh vẫn tìm kiếm những xưởng tranh để nhận làm. Tuy nhiên có nhiều người phản ánh với hãng tranh về việc mình bị các xưởng tranh tuyển thợ lừa đảo. Vậy thực hư chuyện này thế nào? Xưởng tuyển thợ làm tranh đính đá và tranh thêu có lừa đảo không? Làm sao để đánh giá xưởng tranh, xac’ minh trang uy tín hay lừa đảo? Liệu có thể tìm được xưởng tranh như ý không lừa đảo không?

Xưởng tuyển thợ thêu tranh chữ thập và làm tranh đính đá có lừa đảo không?

Không chắc chắn bao nhiêu, nhưng có nhiều xưởng lừa đảo?

Không chắc chắn tất cả, nhưng chắc chắn có nhiều xưởng tranh lừa đảo. Tuy vậy, việc xác định tỉ lệ bao nhiêu phần trăm xưởng tranh lừa đảo là rất khó. Chỉ “thợ làm tranh” mới có thể biết được qua kinh nghiệm “bị lừa”. Mỗi “thợ” cũng chỉ trải qua một vài xưởng nhất định, sau đó sẽ sợ và không dám nhận làm nữa, nên thường không có kinh nghiệm rộng.

Đang xem: Xưởng tranh đính đá phương thảo

*

Không chắc chắn tất cả, nhưng chắc chắn có nhiều xưởng tranh lừa đảo

Hình thức thuê thêu tranh chữ thập tại nhà, hoặc thuê gia công tranh đính đá không chỉ có ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Mà hiện nay nó có ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt nơi có các khu công nghiệp lớn như tỉnh Bình Dương. Cho nên vàng thau lẫn lộn, những người trong ngành cũng không biết rõ đâu là xưởng làm có uy tín.

“Lừa đảo có chủ đích” hay “yêu cầu quá cao”

Có một sự mập mờ, lẫn lộn dẫn đến khó đánh giá, khó quy kết một xưởng tranh là lừa đảo. Vì xưởng thường đưa ra yêu cầu rất cao và hợp đồng khắt khe, thợ không hoàn thành đạt tiêu chí như ý xưởng thì không được trả công, không được trả cọc, mất tiền. Thợ có biết bị lừa cũng khó oán trách và trách cũng khó thuyết phục. Thành ra thường tự trách mình.

Mặc dù có nhiều xưởng quảng cáo là thuê thợ gia công tranh đính đá yêu cầu thấp (70% 60% hay 50%). Nhưng thế nào là thấp, thì lại rất khó có một tiêu chí cụ thể hóa. Lúc bị bắt lỗi thì cũng không có gì khác yêu cầu 100%. Chưa kể sau quá trình vận chuyển, hàng hóa có còn đảm bảo đủ điều kiện được xưởng thanh toán hay không.

Nói chung, có rất nhiều lý do gây tranh cãi.

Rất khó xác minh độ tin cậy của xưởng tranh

Ngay cả một xưởng lừa đảo, cũng rất khó được xác định trước dù bạn là người kỹ càng tìm hiểu. Xưởng thường hoạt động theo mô hình cộng tác viên, nên nhiều nick ảo lập ra để thực hiện lừa trực tiếp. Chủ xưởng sẽ đẩy trách nhiệm cho các tài khoản cộng tác viên ảo đó. Thậm chí người lừa đảo lại nói với thợ là mình bị hack facebook,… Rất nhiều cách để từ chối sự liên hệ của thợ sau đó. Số tiền bị lừa thường vài trăm nghìn, không đủ lớn nên phần lớn người bị lừa cũng cho qua cho xong chuyện.

Những nick lừa đảo chat trực tiếp với thợ cũng có thể tự xóa nick để “lặn”, xóa dấu vết. Những người bị lừa phản ánh lên fanpage xưởng cũng có thể sẽ bị xóa, chặn. Hoặc khi thợ phản hồi thì một cộng tác viên khác sẽ mở lịch sử chat cá nhân vào bảo là “không hề có cuộc giao dịch nào”, rồi nói ngược lại là người này bôi nhọ xưởng… Trong khi tài khoản mà giao dịch trước đó lại tạm khóa lại, hoặc đã chặn nạn nhân.

Các xưởng tranh thêu, tranh đính đá lừa bằng cách nào?

Có thể có nhiều cách thức. Tuy nhiên phần lớn đều là:

Tuyển cộng tác viên kinh doanh tìm “thợ”. Xây dựng một hệ thống cộng tác viên rộng khắp.Thuê thợ thêu tranh chữ thập, thuê thợ đính đá tranh tại nhà.Bắt thợ làm tranh đặt một khoản cọc (tương đương mức giá bán lẻ bộ kit làm tranh)Gửi kit làm tranh cho thợ và hẹn ngày nhận tranh. Đôi khi xưởng gửi cố tình thiếu sợi chỉ, hạt đá để thợ không thể hoàn thành đúng.Nhận lại tranh thành phẩm từ thợ, kiểm tra tranhTrường hợp 1 (rất hiếm xảy ra): Từ chối nhận tranh do “không đạt chất lượng”, từ chối trả tiền cọc, từ chối trả tiền công.Trường hợp 2 (hiếm xảy ra): Trường hợp 1 và thậm chí, không trả lại tranh bị lỗi cho thợ.Trường hợp 3 (ít xảy ra): Trả lại tranh cho thợ sửa và rồi không nhận lại, hoặc mất liên lạc.Trường hợp 4 (đôi khi xảy ra): Báo với thợ là phí chuyển đi chuyển lại quá nhiều so với tiền tranh đã cọc. Bảo thợ chấp nhận giữ lại tranh thay vì sửa đi sửa lại mất thêm tiền.Trường hợp 5 (thường xảy ra): Chấp nhận cho thợ sửa, nhưng vẫn nói không như ý và bắt sửa tiếp. Mỗi lần vận chuyển thợ đều phải chịu tiền ship.Trường hợp 6 (thường xảy ra): Theo hợp đồng có thể cho sửa 1-2 lần, hoặc trong một tháng phải xong. Các lần chuyển tranh qua lại thợ phải chịu tiền vận chuyển. Quá số lần, hoặc quá thời hạn trên mà thợ chưa sửa được như ý xưởng yêu cầu thì sẽ bị hủy hợp đồng, thợ mất tiền cọc.

Làm sao để hoàn thiện bức tranh như ý xưởng? Đó lại là một vấn đề rất khó cụ thể. Khó có bằng chứng.

Có một bạn nữ chia sẻ về câu chuyện shop tranh là Phạm Mai Linh. Linh cho biết có cô em út là Phạm Hà ở Hưng Yên cũng vừa đặt cọc nhận đính đá liền lúc 10 bức tranh. Tuy nhiên khi gửi cho xưởng thì họ chỉ chấm đạt có 2 bức và bắt sửa những bức còn lại. Sửa qua sửa lại mấy lần xưởng vẫn không nhận. Cuối cùng phải ôm 8 bức tranh để ở nhà và bỏ cuộc. Khi phỏng vấn cô em út của bạn Phạm Linh thì cô cho biết, lần trước đó cô đã nhận thêu 1 bức tranh chữ thập từ xưởng này, tuy nhiên xưởng chấp nhận và trả cọc, thanh toán tiền công đầy đủ. Té ra họ chỉ đang giả vờ để tạo uy tín mà thôi. Nhiều người cũng được trả tiền đầy đủ, nhưng họ luôn là số ít.

Giá một bức tranh phải cọc thường chỉ vài trăm nghìn, thường thì đây là lý do mà thợ bị xưởng tranh lừa gạt cũng đành ngậm ngủi cho qua.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu những lỗi, những lý do mà xưởng không nhận lại tranh nhé:

Các lỗi nào là lý do để xưởng tranh không nhận lại?

Lỗi có khá nhiều, bạn có thể tham khảo bài viết: Tổng hợp các lỗi khi thêu tranh chữ thập. Tuy nhiên cũng rất khó để thống kê được hết các lỗi mà xưởng sẽ nêu ra. Dịch vụ thuê thêu tranh chữ thập tại nhà vẫn tiềm ẩn những rủi ro nằm ngoài khả năng đề phòng.

Với tranh đính đá cũng vậy, nhiều lỗi như thiếu đá, màu đá đính sai vị trí, đính đá không dính chặt (thường do tranh tại xưởng đã cũ), đính đá không thẳng hàng. Mà việc thẳng hàng hay không nhiều khi các xưởng này cứ phán vậy, rất khó đôi co tranh luận. Để đính đá thẳng hàng các thợ nên dùng thước đính đá thì sẽ đảm bảo đính thẳng hơn. Nếu sợ đá rụng thì bổ sung thêm keo hỗ trợ kết dính chuyên dụng.

Trước khi gửi hàng lại cho xưởng thì nên livestream dùng thước để đo căn làm bằng chứng. Tuy nhiên, những xưởng lừa đảo cũng ít khi dành thời gian xem livestream của thợ, vì họ có lý do là “Ngày hàng trăm khách, lấy đâu ra thời gian, cứ gửi qua xưởng kiểm tra thôi!”. Ngay cả khi thợ làm không bị lỗi, xưởng cũng có thể gây ra lỗi với tranh đính đá để đổ cho thợ, hành hạ thợ để không cho thợ đạt điều kiện hợp đồng. Ngay cả thợ chụp hình thành phẩm trước đó, xưởng cũng có thể đổ cho hàng vạn lý do như do vận chuyển. Nhưng dù đổ lỗi cho bên vận chuyển, thì xưởng vẫn không chịu nhận vì hàng phải đạt yêu cầu.

Xem thêm:

Cho nên, việc làm tranh cẩn thận là cần thiết, nhưng không phải là hoàn toàn tránh được việc bị trả lại, mất tiền cọc. Và việc làm tranh cẩn thận cũng có ưu điểm đó là sau khi bị lừa, thì thợ vẫn có một bức tranh đẹp tự treo trong nhà.

Các hãng tranh có biết xưởng nào lừa đảo không?

Về xưởng tranh, theo chị Hoàng Phương Thảo, một chuyên gia marketing lâu năm cho biết nhà cung cấp gần như không thể xác định đại lý lừa đảo hay không. Các hãng tranh có rất nhiều nhà phân phối, đại lý. Các xưởng có thể là đại lý trực tiếp, hoặc thông qua một nhà phân phối khác. Thậm chí, khi xưởng tranh lừa đảo là một đại lý trực tiếp thì hãng cũng không thể biết cách họ vận hành kinh doanh như thế nào. Chỉ duy nhất thợ bị lừa gạt mới biết được xưởng nào lừa dối họ thôi. Và kinh ngạc hơn nữa, chính thợ cũng không biết mình bị lừa. Mà chỉ nghĩ đó là lỗi do mình làm tranh không đạt chất lượng của xưởng.

Bởi vậy, nhiều khách hàng liên hệ với hãng phản hồi, thậm chí trách cứ. Nhưng điều này thật vô lý vì nhà sản xuất tranh không có lỗi, chỉ có người ta sử dụng sản phẩm vào việc gì mà thôi. Như một thanh gỗ vô hại có thể làm củi đốt, cũng có thể làm gậy chống cho người già, nhưng cũng có thể trở thành hung khí. Hay mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là để phục vụ chăm sóc con người. Nhưng lại có thể trở thành sản phẩm của hệ thống kinh doanh đa cấp biến tướng. Hoàn toàn do mục đích của người sử dụng nó. Hãng cung cấp không thể kiểm soát được khách hàng đại lý, xưởng như ý mình được.

Tranh thêu chữ thập, tranh đính đá được làm ra với mục đích tiêu khiển, thú vui, và dùng trang trí nhà cửa. Các hệ thống đa cấp, sản phẩm thương hiệu của họ chỉ được bán qua hệ thống đa cấp. Tranh cũng như mặt hàng thông thường không được phân phối qua mạng lưới đa cấp. Khách hàng có thể mua tranh ở bất kỳ tiệm tranh nào, hoặc online. Hình thức mua đứt bán đoạn chứ không tham gia đường dây kinh doanh nào cả.

Những ai thường bị lừa đảo bởi xưởng làm tranh?

Hiển nhiên là các “thợ làm tranh” rồi. Nói là thợ làm tranh cho sang, nhưng thực ra phần lớn là nông dân, công nhân, học sinh sinh viên, mẹ bỉm sữa,… Là những người có nhiều thời gian rảnh và thu nhập bình quân thấp hoặc không có thu nhập. Chỉ mong sao kiếm được chút ít thu nhập nhỏ nhoi trong cuộc sống khó khăn. Và thường thì, họ cũng rất hiền lành khi gặp những sự việc như vậy. Với họ, cuộc sống gặp trắc trở thường xuyên, mấy vụ lừa đảo nhỏ thì chỉ xem như một chuyện không như ý mà thôi.

Hãng tranh có tuyển thợ thêu, đính đá tranh không?

Các hãng tranh không tuyển thợ thêu tranh chữ thập. Cũng như không tuyển thợ đính đá tranh. Theo quan điểm của nhà cung cấp, thì tranh nên được làm hoàn thiện bởi chính khách hàng với mục đích để tự chơi, tự trang trí nhà cửa, làm quà tặng. Như vậy mới có ý nghĩa.

Các đại lý cung cấp đôi khi có mua lại tranh thành phẩm nếu có khách cần tranh thành phẩm nhưng khá hiếm. Bởi việc mua lại một bộ tranh thành phẩm sẽ phải đảm bảo những yêu cầu chất lượng nhất định và giá sẽ cao. Trong khi đa phần khách hàng thích tự làm tranh để có ý nghĩa hơn, hoặc như một thú vui vậy.

Bài học kinh nghiệm

Hãy cẩn thận hơn tránh bị lừa

Trên mạng xã hội, có rất nhiều hình thức chiêu trò tinh vi, đánh giá, comment ảo nhằm nâng cao uy tín. Tuy nhiên, người mua hàng không phải ai cũng đủ tinh tường để biết được. Đa phần người dân mình chân chất thật thà. Ở các miền quê, các hoạt động kinh doanh đa cấp cũng vì thế mà rất phát triển. Do đó, mọi người đều cần nâng cao cảnh giác hơn.

Có thể bạn sẽ nghĩ tới việc tìm kiếm xưởng tuyển thợ gia công tranh đính đá yêu cầu thấp. Hoặc tìm xưởng gia công tranh đính đá không yêu cầu cọc tiền. Nhưng đó chưa thật sự là cách tốt, vì lời chào mời có thể không đúng sự thật. Hơn nữa, không xưởng nào lại không yêu cầu cọc tiền cả. Để an toàn hơn, hãy tìm hiểu xưởng tranh như ý này hướng dẫn: xác minh trang, fanpage, website, tìm hiểu thêm trên Google để phán đoán xem có khả năng là lừa đảo hay không. Chẳng hạn gõ tên xưởng tranh trên Google mà được Google gợi ý là “lừa đảo” thì nên xem xét tìm hiểu kỹ hơn.

Dù vậy, cũng không nên vì việc bị gạt mà nghi ngờ, trách cứ tất cả các nhà kinh doanh tranh thêu chữ thập, tranh đính đá. Bởi tranh cũng chỉ là một mặt hàng tiêu dùng. Nó có ý nghĩa lớn trong đời sống như tiêu khiển, trang trí, phong thủy,… Nếu trách, thì trách hình thức bán hàng của những tiệm, những xưởng làm sai mà thôi.

Nếu bạn chỉ là một khách hàng, thì sẽ không lo. Nhưng nếu muốn làm thợ làm thuê thì nên cực kỳ cẩn trọng. Vì mục tiêu của các đối tượng này nhằm vào “thợ” mà thôi.

Rất nhiều cách kiếm tiền khác có thể nghĩ tới

Việc kiếm tiền nói là khó thì thật sự khó, nhưng nói dễ cũng là dễ. Nó tùy thuộc mỗi người, mỗi năng lực, mỗi mức độ chăm chỉ. Và quan trọng nhất là lòng tin và tự tin, dám làm. Các cụ ngày xưa có nói “có cuốc dùng cuốc, có xẻng dùng xẻng”, không có gì thì cũng có hai bàn tay. Trong chúng ta, mỗi người đều có thể kiếm tiền nhưng ít ai khai thác được hết bản thân. Người có văn dùng văn, có mưu dùng mưu, có sức khỏe dùng sức khỏe. Đến việc cộng tác viết nội dung cũng là một nghề kiếm sống rất ổn đấy thôi. Chúc bạn tìm được một công việc kiếm tiền như ý, có niềm vui trong công việc mà vẫn có tiền.

Xem thêm:

Có nên làm thợ thêu, đính đá tranh thuê không?

Tác giả không có lời khuyên về việc nên hay không nên làm tranh thuê cho các xưởng. Đó hoàn toàn là lựa chọn của các bạn. Mỗi chúng ta tự định đoạt cuộc sống, tự va vấp và có những trải nghiệm, bài học riêng. Tác giả cũng không khẳng định được xưởng mà bạn muốn làm có lừa đảo không. Tuy nhiên, nếu bạn đã làm tranh thuê mà bị lừa. Tại sao không thử rao bán bức tranh đó lên mạng? Bạn có thể mua những bức tranh chưa thêu, chưa đính đá nho nhỏ về tự làm rồi rao bán với giá đã bao gồm công sức mình bỏ ra. Biết đâu, một ngày không xa, bạn lại trở thành một người kinh doanh thành công?

Lời kết

Tâm sự của bạn gái Lê Mai Hoa – một nạn nhân:“Khi bạn cảm thấy bị xưởng tranh lừa thì nên lên tiếng, nhút nhát như mèo béo cho đối tượng gian lận thôi. Cũng ko nên dễ tin người quá. Những xưởng hm nay lừa bạn, thì hm khác có thể lừa người khác và ngược lại. Mọi ng phải giúp đỡ nhau”.

Tâm sự của tác giả Nhữ Thị Minh Trang:“Xưởng tranh thường có nhiêu` ở tỉnh lẻ đia phương thảo nào thợ có bị lừa đảo cũng rất khó tìm kiếm thông tin. Xa’c minh trang uy tín hay lừa đảo qua internet chỉ mang tính tham khảo. Kỳ thực cũng rất khó để làm căn cứ chứng minh rõ ràng. Lĩnh vực này khá tinh vi và “mập mờ” giữa “lừa” hay “khó tính”. Bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ từ những nạn nhân. Hi vọng giúp ích cho nhiều người hơn để tìm được xưởng tranh như ý, hoặc công việc phù hợp hơn, an toàn hơn. Dù có nhiều mảng tối trong cuộc sống, nhưng chúng ta hãy cứ yêu tranh handmade vì nó là màu sáng mọi người nhé!”

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *