Các Món Chế Biến Từ Cá Lóc, Tổng Hợp Các Món Ăn Từ Cá Lóc Ngon Dễ Làm

Thực đơn các món ngon từ cá lóc đơn giản dễ làm như bánh canh cá lóc miền tây, chà bông cá lóc miền nam, mì quảng cá lóc, cá lóc nấu gì ngon nhất như cá lóc hấp bia, canh chua cá lóc, cá lóc đồng chiên sả ớt, cá lóc kho tiêu ngon ngất ngây tròn vị.

Đang xem: Các món chế biến từ cá lóc

*
*
*
*
*
*
*

Chà bông cá lóc miền nam thơm ngon, bổ dưỡng

Nguyên liệu chuẩn bị:

Cá lóc: 1 conNước mắm ngon: 1 thìa ăn cơmHạt nêm: 1 thìaHành khô, gừng, tỏi, thìa là, rượu

Cách chế biến chà bông cá lóc bông:

Bước 1: Cá lóc làm sạch vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch và đem ướp với rượu và gừng bóc vỏ giã nát khoảng 1 tiếng để khử mùi tanh và làm mềm thịt cá.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho cá vào nồi cùng khoảng 1/3 bát ăn cơm rượu, gừng băm nhỏ và thì là (không cho nước). Luộc cá ở mức lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20 phút để cá chín.

Bước 3: Vớt cá ra, để nguội, đem gỡ lấy thịt cá, nhặt kỹ xương tránh để xương dăm còn sót lại khi bé ăn dặm rất nguy hiểm và bỏ da cá.

Bước 4: Làm nóng chảo, cho một ít dầu ăn vào chỉ để đủ láng qua mặt chảo. Cho tiếp hành, gừng, tỏi băm nhỏ vào phi thơm (nếu làm cho trẻ nhỏ ăn thì chỉ nên đập dập hành, tỏi, gừng. Khi xào cá bắt đầu khô thì gắp bỏ).

Bước 5: Cho ruốc cá vào chảo đảo đều chừng 5 phút thì đổ thêm 1 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi đảo đều cho cá ngấm gia vị.

Xào cá ở mức lửa vừa phải, đảo đều liên tục cho đến khi cá khô hẳn và ngả màu vàng nhạt là được (nếu muốn chà bông cá lóc được bông thì dùng một chiếc muôi vừa đảo vừa miết mạnh).

Bước 6: Bảo quản chà bông cá lóc

Chuẩn bị một hũ nhựa hoặc thủy tinh sạch để đựng chà bông cá và dùng ăn dần như vậy chà bông cá lóc sẽ giữ được độ thơm ngon lâu hơn.

Bạn nhớ đậy nắp hũ lại ngay nhé để tránh nấm mốc nhé, không được để ruốc đã thành phẩm tiếp xúc nhiều với không khí sẽ mất vị thơm ngon đồng thời chúng sẽ hút ẩm nhanh hỏng.

7. Cách làm bánh canh cá lóc miền Tây ăn là nhớ

Đây là một món ăn đặc sản của nền ẩm thực sông nước miền Tây Nam Bộ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tham khảo cách làm món ngon này nhé.

Nguyên liệu nấu bánh canh cá lóc:

Bột gạo: 250gCá lóc tươi: 1 còn nặng khoảng 600 – 700g (bạn nên chọn cá vẫn còn sống).Bột năng: 130gNước lọc: 600mlGia vị: Dầu ăn, muối, tiêu, bột ngọt, nước mắmRau củ: hành tây, hành tím, dứa, hành lá, ngò gai, giá, rau đắng.Húng, sả, ớt sừng, chanh, nghệ, gừng, bắp chuối đã bào

Các bước làm bánh canh cá lóc

Bước 1: Làm sợi bánh canh

Bạn cho bột gạo với nước đã chuẩn bị vào nồi, tiếp đến cho chút muối vào khuấy cho đến khi bột tan hết, không bị vón cục.

Bắc nồi lên bếp nấu với lửa nhỏ, khi nấu phải khuấy đều tay để bột không bị cháy bén vào nồi. Vừa nấu vừa khuấy cho đến khi bột sánh lại thì tắt bếp, cho bột năng vào nồi đã nấu, tiếp tục khuấy cho đến khi bột tạo thành khối đặc mịn.

Tiếp theo bạn đặt tiếp một nồi nước sôi lên bếp cho thêm một thìa dầu ăn vào để khi luộc bánh canh không bị dính.

Cho bột vào khuôn ép. Nếu không có khuôn ép thì bạn làm cách thủ công như sau: cho bột vào một túi nilon sạch, cắt 1 lỗ nhỏ ở góc (kích thước lỗ cắt bằng kích thước sợi bánh canh muốn làm), đưa túi bột vào giữa nồi rồi bóp bột.

Bạn lưu ý phải bóp thật chặt tay để bột tạo thành sợi dài, khi đó các sợi bột sẽ rơi vào nồi nước và được luộc chín ngay

khi thấy nước sôi và bánh canh nổi lên trên mặt nước, chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong thì đổ ra rổ rồi xả qua nước lạnh để sợi dai và giòn.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu và chế nước dùng

Đầu tiên là sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch rau củ, vớt ra rổ để cho ráo nước. Cá lóc bạn làm sạch ruột, xát chút muối hột lên quanh mình cá cho bớt nhớt, rửa qua bằng rượu trắng cho lọc mùi tanh rồi rửa sạch lại bằng nước trắng.

Cho cá vào nồi để luộc, cho thêm hành tây, gừng, muối, sả vào luộc cùng để vừa tạo vị cho nước luộc, vừa đồng thời làm lấn át mùi tanh của cá.

Luộc cá trong khoảng 5 phút thì tắt bếp, vớt cá ra ướp cùng với nước mắm, bột ngọt, tiêu, hành tím cắt lát, chút ớt sừng, trong khoảng 10 – 20 phút để cá ngấm gia vị.

Nước luộc cá bạn lọc qua những cặn còn sót lại, đổ nước đã lọc sang một cái nồi lớn tiếp tục đun sôi lên để làm nước dùng. Khi nước vừa sôi bạn cho cá vào đun mềm cá.

Xem thêm: Tivi Treo Tivi Cách Mặt Đất Bao Nhiêu Là Hợp Lý An Toàn, Tivi Treo Ở Khoảng Cách Nào Là Hợp Lý

Đồng thời, bắc chảo lên bếp, đổ dầu phi thơm hành tỏi, bột nghệ với bột điều. Đảo hỗn hợp liên tục rồi tắt bếp, đổ dầu điều vào nồi nước dùng đang sôi.

Cuối cùng là bạn nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng ăn. Lưu ý, trước khi múc nước dùng bạn nên vớt cá ra trước, để khi ăn chỉ cần cho cá vào bát, đổ nước dùng lên là được.

Lấy một lượng bánh canh vừa đủ vào tô, múc thêm vài miếng cá lên trên, chan nước dùng nóng ngập bánh canh, rắc thêm chút hạt tiêu, ngò gai thái nhỏ rồi thưởng thức.

Để ăn bánh canh cá lóc, bạn hãy chuẩn bị thêm một chén nước mắm (để chấm cá) và chanh tươi (để ăn cùng bánh canh) nếu muốn.

II. Lợi ích sức khỏe từ cá lóc có thể bạn chưa biết

Tên gọi khác của cá lóc là cá quả. Loại cá này được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt của thịt, lành tính, ít mỡ, chứa nhiều khoáng chất và các vitamin bổ sung năng lượng cho cơ thể. Không chỉ là nguyên liệu chế biến phong phú mà cá lóc còn là một liều thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Theo đông y, cá lóc có vị ngọt, lành tính, không độc có tác dụng trừ phong, tư âm, sinh tân dịch, bổ gân xương tạng phủ.

Cá lóc là món ăn rất tốt cho những người mắc bệnh phổi vì loại cá này có công dụng giúp bổ khí huyết, tiêu đờm bị nghẹn trong cuống họng.

Ngoài ra, cá lóc chứa hàm lượng vitamin A cao giúp hồi phục sức khỏe cho những người mới khỏi ốm, tăng lợi sữa cho mẹ bầu, chữa huyết khô.

Vì cá lóc có tính hàn nên thường được chế biến các món ăn vào mùa hè để hạn chế những bệnh về nhiệt do thời tiết nóng.

III. Cách phân biệt cá lóc đồng tự nhiên và cá lóc nuôi

Đặc điểm cá lóc đồng

Do tập tính sinh sống của cá lóc trong tự nhiên là vùi mình sâu xuống lớp bùn lầy nên cá lóc đồng thường có kích thước nhỏ, vảy đen sậm và đầu có thon nhọn và rắn chắc.

Vì sống trong môi trường tự nhiên nên thân cá ốm trông có cảm giác nhiều xương. Khi mua cá lóc đồng nên chọn những con có trọng lượng từ 0.5 – 1kg sẽ nhiều thịt và săn chắc.

Đặc điểm cá lóc sông

Hầu như con nào cũng béo tròn, đầu cá to và phần thân “mũm mĩm” trông khá nhiều thịt do được con người nuôi và chăm sóc cho ăn đầy đủ mỗi ngày.

Hơn nữa, do được nuôi nhốt trong các ao hồ nhân tạo hoặc trong túi lưới nên vảy cá lóc sông có màu xam xám chứ không đen sậm như cá lóc đồng.

Hiện nay, rất khó để mua được cá lóc đồng ở thành phố. Phần lớn cá lóc được bày bán ở chợ chủ yếu là cá lóc nuôi.

Hầu hết các quán bánh canh cá lóc ở Sài Gòn hiện nay đều chọn cá lóc loại này vì giá thành rẻ lại nhiều thịt.

Tuy nhiên, cá lóc nuôi lại chia thành 2 loại phổ biến: nuôi bè thả sông và nuôi công nghiệp. Trong đó, cá lóc nuôi bè thả sông được ưa chuộng bởi thịt thơm và dai hơn cá lóc nuôi thả công nghiệp, cũng vì thế mà giá thành cũng cao hơn.

Cá lóc đồng là một nguyên liệu bình dị, dân dã thắm đượm hồn quê, gắn liền với biết bao kỉ niệm. Thấy cá lóc đồng là nhớ đến quê hương.

Xem thêm: Máy Giặt Tiếng Anh Là Gì ? Và Có Bao Nhiêu Kiểu Viết Và Có Bao Nhiêu Kiểu Viết

Chỉ với nguyên liệu chính là cá lóc, bạn có thể chế biến cho gia đình những món ngon từ cá lóc thơm ngon không đâu sánh bằng. Để thấy mình như được quay trở lại tuổi thơ và đang thưởng thức “cao lương mĩ vị”.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *