Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Trai Mùa Thu Giá Siêu Tiết Kiệm

Danh sách đồ sơ sinh cho bé trai gồm những gì? Có những chú ý gì khi mua đồ sơ sinh cho bé trai hay không? Cách sử dụng những đồ sơ sinh này như thế nào? Có những kinh nghiệm gì khi mua đồ sơ sinh hay không? Số lượng đồ sơ sinh cần mua là bao nhiêu? Những thương hiệu đồ sơ sinh nào được yêu thích nhất? Các bạn hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Đang xem: Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai mùa thu

Bài viết về danh sách đồ sơ sinh cho bé trai này sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về đồ sơ sinh, về cách sử dụng và những vấn đề liên quan, đặc biệt hữu ích cho những ba mẹ sinh con đầu lòng.

Nếu bạn sinh bé gái thì hãy tham khảo bài viết:

Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Gái

Nếu bạn cần danh sách đồ sơ sinh để đi mua đồ cho bé và lưu ý quan trọng khi mua đồ thì hãy tham khảo bài viết:

Danh Sách Đồ Sơ Sinh

NỘI DUNG BÀI VIẾT

DANH SÁCH ĐỒ SƠ SINH CHO BÉ TRAIPhần 1: Danh sách đồ sơ sinh gắn liền với bé, có thể giặt đượcPhần 2: Đồ dùng 1 lần, không tái sử dụng đượcPhần 3: Thuốc cho béPhần 4: Danh sách đồ sơ sinh cho bé trai cần thiết khácPhần 5: Những đồ sơ sinh có thể cần thiết hoặc không tùy theo quan điểm của mẹĐỒ CHO MẸ

GIỎ ĐỒ ĐI SINH Ở BỆNH VIỆN ĐẦY ĐỦ NHẤT

***

Danh sách đi sinh ở bệnh viện đầy đủ nhất cho mẹ và bé

***

DANH SÁCH ĐỒ SƠ SINH CHO BÉ TRAI

Mình sẽ chia danh sách đồ sơ sinh cho bé trai thành 5 phần để các bạn dễ theo dõi nhé.

Phần 1: Danh sách đồ sơ sinh gắn liền với bé, có thể giặt được

1. Mũ

Có 3 loại mũ chính dành cho trẻ sơ sinh:

Loại thứ nhất là mũ thóp: chỉ dùng trong mùa nóng.

Các mẹ thường đội mũ cho bé trong 1 tháng đầu tiên vì lúc mới sinh thân nhiệt của bé vẫn chưa ổn định, khi con đầy cữ rồi thì không cần đội mũ cho bé nữa

*

Mũ che thóp cho trẻ sơ sinh
Loại thứ 2 là mũ sơ sinh: dùng trong tất cả các mùa.

*

Mũ sơ sinh

Nếu bạn sinh bé vào mùa nóng thì dùng mũ này để đội cho bé trong những ngày đầu mới sinh, đội cho bé khi đi ra ngoài, khi bé trên đường từ bệnh viện trở về nhà và sau khi tắm gội xong để tránh nhiễm lạnh.

Mũ này chúng ta mua loại dày hay mỏng thì tùy theo thời tiết để lựa chọn.

Loại mũ này bạn nên chọn mũ không có quai và co giãn tốt cho thoải mái.

Nếu mua mũ có quai thì phải chú ý không để quai mũ cọ vào da bé gây đỏ và trầy xước da bé nhé.

Loại thứ 3 là mũ len: chỉ dùng trong mùa đông, vào hôm trời lạnh.

Trong mùa đông chúng ta nên mua cái dày cái mỏng khác nhau để tùy theo thời tiết mà đội cho bé nhé.

Và chúng ta không nên mua mũ sơ sinh có màu sắc sặc sỡ, mà nên chọn mũ có màu sắc nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng tới màu sắc của da mặt.

Những loại mũ có màu sắc sặc sỡ sẽ khiến bố mẹ và bác sĩ khó phát hiện bệnh vàng da, là một bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Đây là số lượng mũ cần mua theo từng mùa để bạn tham khảo:

Mùa xuân: 5 mũ sơ sinh

Mùa hè, mùa thu: 3-5 mũ thóp, 2 mũ sơ sinh (vì bây giờ trong mùa thu thời tiết vẫn khá nóng)

Mùa đông: 5 mũ sơ sinh, 2 mũ len

2. Mũ trùm đầu – khăn voan trùm đầu

Mũ trùm đầu là loại mũ có lớp khăn voan trùm mặt cho bé để tránh bụi, tránh gió khi bé đi ra ngoài.

Khăn voan cũng có tác dụng tương tự.

Mua 1 cái hoặc 2 cái để thay đổi nhé.

3. Áo sơ sinhMua theo mùaMua áo dài tay (vì thân nhiệt của trẻ lúc mới sinh vẫn chưa ổn định)Mua áo đóng cúc (vì trẻ sơ sinh vẫn chưa mang nổi đầu nên mặc áo chui đầu sẽ khó hơn mặc áo đóng cúc cho bé)Chất liệu 100% cotton, co giãn thoáng mát, an toàn cho béMua áo dày hay áo mỏng tùy theo thời tiết lúc dự sinh bé để lựa chọnCắt hết mác để không làm bé khó chịu nếu áo may mác bên trongSố lượng áo cần mua thì phụ thuộc vào 3 yếu tố: không gian phơi quần áo nhà bạn (quần áo mau khô hay lâu khô), bạn sinh vào mùa nào (mùa mưa dầm quần áo lâu khô hơn nên sẽ cần số lượng nhiều hơn mùa hanh khô), và độ sạch sẽ của mẹ (mức độ thường xuyên thay quần áo cho bé).

Đây là các loại áo cần mua theo từng mùa để các bạn tham khảo:

Mùa xuân: áo dài tay (có thể phải mua thêm áo gile và áo ấm đề phòng thời tiết lạnh)

Mùa hè: áo dài tay, áo cộc tay

Mùa thu: áo dài tay

Mùa đông: áo dài tay, áo ấm

4. Quần sơ sinh

Kinh nghiệm mua đồ:

Thường chỉ dùng khi rốn của bé đã rụng và đã lành hẳnPhải mua theo mùa, căn cứ vào thời tiết để lựa chọnPhần chun quần không được quá chặt vì sẽ làm bé khó chịuPhần đũng quần cần rộng rãi để đóng bỉm cho thoải máiChất liệu 100% cotton co giãn thoáng mátSố lượng quần cần mua sẽ phụ thuộc vào không gian phơi quần áo nhà bạn (quần áo mau khô hay lâu khô), phụ thuộc vào mùa bạn sinh (mùa mưa quần áo lâu khô hơn mùa hanh khô) và phụ thuộc vào việc bạn đóng bỉm hoàn toàn cho con hay để con tè tự do và tập xi tè.

Đây là số lượng và loại quần mà bé cần để tham khảo:

Mùa xuân:

-Đóng bỉm hoàn toàn: 5 chiếc quần dài

-Không đóng bỉm: 20 chiếc quần dài

Mùa hè:

-Đóng bỉm hoàn toàn: 5 chiếc quần dài + 5 chiếc quần đùi

-Không đóng bỉm: 10 chiếc quần dài + 20 chiếc quần đùi

Mùa thu:

-Đóng bỉm hoàn toàn: 5 chiếc quần dài

-Không đóng bỉm: 20 chiếc quần dài

Mùa đông:

-Đóng bỉm hoàn toàn: 5 chiếc quần dài + 5 quần ấm

LIST NHỮNG THƯƠNG HIỆU QUẦN ÁO SƠ SINH ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT:

Quần áo sơ sinh Nous

XEM NGAY

Quần áo sơ sinh Lullaby

XEM NGAY

Quần áo sơ sinh MioMio

XEM NGAY

Quần áo sơ sinh La Pomme

XEM NGAY

Quần áo sơ sinh giá rẻ:

Áo sơ sinh An An

XEM NGAY

Bộ sơ sinh tăm tre

XEM NGAY

Áo sơ sinh khuy chéo

XEM NGAY

Quần dài sơ sinh

XEM NGAY

5. Yếm sơ sinh

Yếm sơ sinh dùng để giữ ấm ngực cho bé và giúp bé không bị dây bẩn ra áo khi bé bú.

Bạn có thể dùng khăn sữa thay chiếc yếm cho con, nhưng đương nhiên dùng yếm sơ sinh trông sẽ đẹp hơn^^

Mua khoảng 3-5 chiếc yếm là hợp lý.

*

Yếm sơ sinh
6. Tã vải – Khăn xô

Tã vải chỉ dùng lúc bé mới sinh, khi mà rốn của bé chưa rụng hoặc chưa lành hẳn.

Có 2 loại tã vải chính:

Tã vải dán 2 bên (còn gọi là quần đóng bỉm)Tã chéo (còn gọi là tã tam giác)

a. QUẦN ĐÓNG BỈM (TÃ VẢI DÁN 2 BÊN)

*

Tã vải dán 2 bên

Quần đóng bỉm dùng để dán miếng lót sơ sinh lên và đóng cho con.

Nếu bạn xác định đóng bỉm hoàn toàn cho con thì không phải mua tã chéo mà chỉ cần mua quần đóng bỉm thôi.

Nếu bạn đóng tã dán cho con ngay từ lúc mới sinh thì không cần dùng đến quần đóng bỉm.

Tuy nhiên đóng bỉm quá thường xuyên sẽ không tốt cho bộ phận sinh dục của bé.

Nếu không muốn đóng bỉm cho con thì chắc chắn bạn phải mua tã chéo, và phải mua nhiều tã chéo là đằng khác nhé.

b. TÃ CHÉO (TÃ TAM GIÁC)

Khi rốn của trẻ chưa rụng hoặc chưa lành thì mọi người thường không mặc quần mà sẽ quấn tã cho bé, vì sợ phần chun quần sẽ cọ vào rốn của bé, khiến rốn của bé rụng không tự nhiên và lâu lành. Sau đó sẽ quấn bé lại bằng khăn quấn.

Khi rốn của trẻ lành hẳn rồi thì mình sẽ mặc quần cho bé mà không đóng tã nữa.

Nếu quấn tã cho bé chúng ta sẽ quấn cùng với khăn xô thấm nước tiểu nhé.

*

Cách dùng miếng lót sơ sinh với tã chéo và quần đóng bỉm

c. KHĂN XÔ THẤM NƯỚC TIỂU

Dùng kèm với tã chéo để quấn tã cho bé, có tác dụng thấm nước tiểu của bé, tránh cho nước tiểu làm ướt khăn quấn và giường chiếu.

Đây là số lượng tã vải – khăn xô cần mua để bạn tham khảo:

Nếu đóng bỉm hoàn toàn cho con:

Quần đóng bỉm: 5 chiếc

Tã chéo: không cần thiết

Nếu ít đóng bỉm cho con:

Quần đóng bỉm: 5 chiếc (dùng để đem đến bệnh viện khi đi sinh bé)

Tã chéo: 20 chiếc

Khăn xô thấm nước đái: 20 chiếc

7. Bao chân bao tay

*

Bao chân bao tay cho trẻ sơ sinh
Mùa nóng mua loại mỏng, mùa lạnh mua loại dàyCó tác dụng giữ ấm cho bé và tránh cho bé cào lên mặt gây xước daNên lộn trái và cắt hết các sợi chỉ thừa để tránh cho chúng quấn vào tay chân béSố lượng cần mua tham khảo: 5 bộ

Có thể bạn sẽ đọc, hay nghe ở đâu đó rằng bao tay bao chân và mũ sơ sinh là món đồ sơ sinh không những vô dụng, mà còn gây hại cho bé.

Tuy nhiên, theo mình thì mũ sơ sinh và bao tay bao chân là món đồ sơ sinh không thể thiếu được khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai.

Bạn hãy xem video sau để hiểu tại sao nhé!

***

Những điều cần biết về mũ sơ sinh và bao tay bao chân khi lên danh sách đồ sơ sinh cho bé trai

***

8. Khăn quấn (Khăn bông ủm em bé)Dùng để quấn bé lúc mới sinh, có tác dụng giữ ấm và thay thế chiếc quần cho béSau khi rốn của bé đã lành hẳn thì sẽ mặc quần áo cho bé mà không cần dùng khăn quấn nữaNên chọn khăn có màu sắc nhẹ nhàng, vì những màu sắc sặc sỡ sẽ làm cho bác sĩ và bố mẹ khó phát hiện bệnh vàng da, là một bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh.Khăn quấn này còn có thể dùng vào mục đích khác: gập lại làm gối đầu, làm chăn đắp, gập nhỏ lại để chặn 2 bên người cho bé thay cho chiếc gối chặnMua khăn dày hay mỏng thì tùy theo thời tiết để lựa chọnMua khoảng 5-10 chiếc tùy thuộc vào mùa bạn sinh (mưa rầm hay hanh khô), mục đích sử dụng của mẹ, và mẹ đóng bỉm hoàn toàn cho con hay để con tè tự do.Mùa đông cần mua thêm 2-3 chiếc chăn ủ hay áo choàng để ủ ấm cho béNhiều mẹ theo phương pháp EASY thường sử dụng nhộng quấn/quấn chũn giúp bé ngủ ngon, mẹ không áp dụng E.A.S.Y thì không nên dùng nhộng quấn/quấn chũn, vì nó hạn chế sự vận động của bé.

DANH SÁCH MỘT SỐ LOẠI KHĂN QUẤN – CHĂN Ủ – ÁO CHOÀNG CHO BỐ MẸ LỰA CHỌN:

Nhộng chũn Cocoon

XEM HÌNH ẢNH

Quấn chũn Cocoon

XEM HÌNH ẢNH

Khăn xô đa năng quấn bé

XEM HÌNH ẢNH

Khăn bông quấn bé (khăn tắm kích thước 50*100/60*120)

XEM HÌNH ẢNH

Khăn ủ mỏng có mũ

XEM HÌNH ẢNH

Khăn ủ sơ sinh MioMio 2 lớp thu đông

XEM NGAY

Ủ choàng Bebe Comfort

XEM NGAY

Chăn ủ LITTLE DUCK

XEM NGAY

Chăn ủ cho bé sơ sinh trần bông 2 lớp

XEM NGAY

Ủ choàng bông/ủ lông ấm áp

XEM NGAY

9. Khăn sữa nhỏ

*

Khăn sữa là đồ sơ sinh cần phải có trong danh sách đồ sơ sinh cho bé trai
Dùng để lau mặt cho bé, lau mũi cho bé, lau sữa trớ ra, lau mồ hôi cho bé, lau người cho bé, tắm cho bé, dùng như cái yếm, dùng để quàng vào cổ bé để giữ ấm, để đắp lên ngực cho bé, dùng để lót ngực và lau ngực cho mẹ nữa.Khăn sữa này mua tầm 20-30 chiếc tùy mục đích sử dụng của bạnĐộ thấm hút cũng chính là một tiêu chí để chọn khăn10. Khăn tắmDùng để lau khô người cho bé sau khi tắmCó thể gập lại làm gối đầu cho béNên chọn khăn có độ thấm hút tốtMua khoảng 3-5 chiếc

Phần 2: Đồ dùng 1 lần, không tái sử dụng được

1. Tăm bôngNên dùng loại tăm bông của người lớnChất liệu 100% cottonDùng để vệ sinh vành tai, phía ngoài lỗ tai, phía sau tai và vệ sinh rốn cho béKhông nên chọc tăm bông vào lỗ tai để ngoái tai cho bé vì dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc2. Miếng lót sơ sinh, hoặc giấy lót phân su (còn gọi là miếng lót em bé), hoặc tã dán sơ sinh

Miếng lót sơ sinh được dùng với quần đóng bỉm hoặc tã chéo.

Cứ cách 4-6 tiếng hoặc ngay sau khi bé ị bạn lại phải thay miếng lót cho con, nên trung bình 1 ngày sẽ dùng khoảng 6-8 miếng lót.

Loại miếng lót sơ sinh phổ biến nhất Việt Nam là Bobby

MUA HÀNG CHÍNH HÃNG

Giấy lót phân su (còn gọi là miếng lót em bé) dùng trong những ngày đầu sau sinh, khi rốn của bé chưa rụng và chưa lành trong trường hợp mẹ không muốn đóng bỉm cho bé.

Giấy lót này cũng có thể dùng để lót đít cho con khi thay tã bỉm, lót thau chậu khi cần đặt thau chậu lên giường để tránh làm bẩn giường, ướt giường.

XEM NGAY

Tã dán sơ sinh được dùng độc lập vì bản thân nó giống như chiếc quần lót có khả năng thấm hút cực tốt.

Nếu mua tã dán thì bạn không cần mua quần đóng bỉm nữa.

Sau đây là các loại tã dán sơ sinh được đánh giá tốt nhất:

Tã dán Merries size NB

MUA HÀNG CHÍNH HÃNG

Tã dán Moony size NB

MUA HÀNG CHÍNH HÃNG

Tã dán Pampers size NB

MUA HÀNG CHÍNH HÃNG

Tã dán sơ sinh Huggies NB

MUA HÀNG CHÍNH HÃNG

3. Khăn vải đa năng hoặc khăn giấy ướt

Khăn vải đa năng và khăn giấy ướt dùng để lau đít và vệ sinh cho con.

Dùng 1 trong 2 loại đều được các mom nhé.

XEM NGAY

Phần 3: Thuốc cho bé

Trong danh sách đồ sơ sinh cho bé trai thì đây là những đồ sơ sinh các bạn có thể mua được/nên mua ở trong hiệu thuốc.

1. Nước muối sinh lý2. Bông gòn

Nước muối sinh lý và bông gòn dùng để vệ sinh mắt và mũi cho con trong những ngày đầu sau sinh, có tác dụng làm sạch các cặn bẩn, vi khuẩn và phòng tránh các bệnh về mắt và đường hô hấp.

Chúng ta thường hay nhỏ mắt nhỏ mũi cho con trong 1 tháng đầu tiên.

Nước muối sinh lý còn dùng để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nữa.

Bông gòn còn để cho mẹ nhét vào tai sau khi sinh.

3. Rơ lưỡi

Để vệ sinh lưỡi cho con hàng ngày.

Nếu bé bú mẹ trực tiếp và hoàn toàn thì không cần và không nên rơ lưỡi.

4. Kem chống hăm

Mình thường dùng Bepanthen và Sudocrem thấy rất ưng ý, còn phấn rôm thì các bạn không cần mua đâu nhé.

Xem thêm: Danh Sách Các Kịch Bản Trung Thu Hài Hước Và Hấp Dẫn Nhất, Top 6 Kịch Bản Trung Thu Hài Hước Và Hấp Dẫn Nhất

5. Dầu tràmDùng để bôi vào lòng bàn chân, lưng, ngực… cho bé sau khi tắm để tránh nhiễm lạnh.Bôi vào lòng bàn chân cho con để làm giảm tình trạng sổ mũiBôi vào vết muỗi đốt, chạm vào phấn của con bướm ngứa…6. Thuốc hạ sốt

Vì trẻ sơ sinh có thể bị sốt bất cứ lúc nào, và trẻ cũng thường bị sốt sau khi tiêm phòng, nên khi trong nhà có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng ta phải dự trữ thuốc hạ sốt.

7. Nhiệt kế

Nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé, nhất là sau khi tiêm phòng.

Nhiệt kế chính là một trong những món đồ sơ sinh cần chuẩn bị, và không thể thiếu trong danh sách đồ sơ sinh cho bé trai.

Nhiệt kế thủy ngân luôn là chính xác nhất nếu bạn muốn tiết kiệm ngân sách, hay không đủ điều kiện để mua nhiệt kế đắt tiền.

Phần 4: Danh sách đồ sơ sinh cho bé trai cần thiết khác

1. Bấm móng tay2. Sữa tắm gội3. Nước giặt/xả quần áo em bé4. Thau nhỏ để rửa mặt5. Thau tắm

Thau chậu là hàng cồng kềnh, dễ vỡ nên mua ở chợ gần nhà là hợp lý.

Bạn không cần 1 chiếc thau tắm quá cầu kỳ và đắt tiền.

Một chiếc thau tắm đơn giản cũng đủ để phát huy hết tác dụng của nó.

Nếu bạn sinh con lần đầu, chưa từng tắm cho bé, hoặc bạn sợ sữa tắm trơn trượt dễ làm ngã bé, thì lưới tắm cho bé sẽ là lựa chọn an toàn và đơn giản cho bạn.

XEM NGAY

6. Móc phơi quần áo nhỏ

Móc nhỏ dùng để phơi quần áo cho bé, móc này vẫn dùng được đến khi bé lớn.

7. Móc treo đa năng (móc chùm)

Để phơi khăn sữa, bao chân bao tay và đồ nhỏ khác…

XEM NGAY

8. Tấm lót chống thấm
MUA NGAY

Tấm lót này dùng để lót đít cho con khi thay tã thay bỉm, để không làm dây bẩn ra ga giường hay chăn chiếu.

Bạn nên mua vài chiếc để thay đổi.

Tấm lót này thường làm bằng nhựa, do đó không nên phơi ngoài nắng để tránh bị giòn và nhanh hỏng.

Tấm lót này không dùng để nằm hàng ngày đâu nhé.

9. Quạt sưởi

Để sưởi ấm cho bé khi tắm vào mùa đông.

XEM NGAY

10. Tủ đựng quần áo cho bé

Nếu bạn chưa có tủ đựng quần áo riêng cho bé, thì loại tủ nhiều tầng nhiều ngăn sẽ là một gợi ý không tồi, vì có thể để các loại đồ sơ sinh khác nhau ở các ngăn khác nhau, sẽ tiết kiệm được thời gian tìm đồ cho mẹ.

Phần 5: Những đồ sơ sinh có thể cần thiết hoặc không tùy theo quan điểm của mẹ

Những đồ sơ sinh nằm trong phần này thì có những loại là không thể thiếu đối với người này, nhưng lại không cần thiết đối với người khác.

1. Gối đầuKhông nên dùng gối lõm chống bẹp đầu cho bé quá thường xuyên vì nó làm bé khó vận động. Khi bé đã mang nổi đầu, có thể xoay dễ dàng xoay đi xoay lại thì không nên dùng gối lõm nữaCó rất nhiều người không cho con nằm gối vì nó không tốt cho cột sống của béTuy nhiên mùa đông nên cho bé nằm gối thì bé sẽ dễ chịu hơnNên kê thêm 1 phần vai của bé lên trên gối khi bé nằm2. Gối chặn

Gối chặn giúp bé đỡ bị giật mình khi ngủ, khiến bố mẹ an tâm hơn về giấc ngủ của bé.

Đối với những mẹ áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho con thì có thể gối chặn là không cần thiết.

3. Băng rốn

Băng rốn là món đồ sơ sinh không cần thiết phải mua.

4. Thuốc sát trùng cuống rốn cho trẻ sơ sinh

Dùng để sát trùng rốn cho bé.

Trước đây mọi người hay dùng Povidine 5% để sát trùng rốn cho bé, còn bây giờ mọi người hay dùng nước muối sinh lý để sát trùng nhiều hơn.

5. Sữa công thức dự phòng

Nên mua loại sữa thanh, vì chúng ta chỉ dùng đến sữa công thức trong 1-2 ngày đầu sau sinh, khi sữa mẹ chưa về kịp, đặc biệt là đối với mẹ sinh mổ.

Tuy nhiên, các mẹ sinh mổ vẫn có thể đủ sữa mẹ cho con ngay từ ngày đầu sau sinh nếu mẹ gọi sữa về đúng cách.

Nếu mẹ sinh thường nhưng không cho con bú thường xuyên, dùng bình sữa quá sớm khiến bé bú mẹ sai khớp ngậm cũng có thể không đủ sữa cho bé.

Cho dù có mang sữa công thức thì chúng ta vẫn nên tráng ruột cho con bằng sữa mẹ nhé.

6. Bình sữa hoặc thìa nhỏ và cốc pha sữa

Nếu mẹ mong muốn cho con bú mẹ trực tiếp thì tuyệt đối không dùng bình sữa, nhưng vẫn nên chuẩn bị bình sữa để dự phòng trường hợp bé bị cách ly thì gần như chắc chắn nhân viên y tế sẽ cho bé ăn bằng bình.

7. Cọ rửa bình sữa/nước rửa bình sữa8. Túi trữ sữa

Chỉ dùng cho những mẹ hút sữa ra để tủ lạnh và cho con bú bình.

Nếu cho con bú mẹ trực tiếp thì không cần đến túi trữ sữa.

9. Chăn nhỏ cho conMùa hè có thể dùng khăn quấn để đắp cho bé mà không cần mua chăn hèMùa đông nên mua chăn riêng cho con sẽ tiện hơn rất nhiều và cũng an toàn hơn10. Chiếu nhỏ cho bé

Công dụng: để con nằm không bị nóng lưng, và con có tè dầm thì cũng không làm bẩn giường.

Có rất nhiều loại chiếu cho bố mẹ lựa chọn, đắt có, rẻ có.

Có loại có lớp chống thấm, có loại thì không chống thấm mà giống như chiếu bình thường chúng ta hay nằm.

Với nhiều người thì việc mua chiếu là không cần thiết.

11. Ga chống thấm

Nếu như nhà bạn sử dụng đệm, và bạn không đóng bỉm cho con, cũng không cho con nằm chiếu riêng, không lót mông cho bé thì ga chống thấm sẽ giúp bảo vệ đệm của bạn khỏi nước tiểu của bé.

12. Miếng lót vuông chống thấm

Miếng lót này có 1 mặt là nilong, 1 mặt là khăn mặt, dùng để lót đít cho bé khi thay bỉm thay tã, để đặt chậu rửa mặt lên cho đỡ ướt giường, hay để lót mông cho bé nếu bạn không đóng bỉm.

Bạn có thể dùng giấy lót phân su vào những mục đích này, nhưng khác nhau ở chỗ giấy lót phân su chỉ dùng được 1 lần không tái sử dụng được, tiện, không phải giặt, nhưng tốn kém, còn miếng lót vuông chống thấm thì phải giặt và dùng dài dài.

Đây là một số loại miếng lót thông dụng để bạn tham khảo:

Miếng lót chống thấm 4 lớp

XEM NGAY

Miếng lót chống thấm Doremon

XEM NGAY

13. Nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm

Giúp những mẹ không có kinh nghiệm có thể pha nước tắm cho bé ở nhiệt độ thích hợp.

14. Nhiệt kế đo nhiệt độ phòng

Giúp kiểm tra nhiệt độ phòng có thích hợp với bé hay không.

Nhưng loại này không phổ biến, không phải thiết yếu trong danh sách đồ sơ sinh cho bé trai.

15. Hút mũi dây/dụng cụ hút mũi

Dùng để hút rửa mũi cho bé khi bé bị nghẹt mũi, sổ mũi và để lấy rỉ mũi cho bé.

XEM HÌNH ẢNH

16. Màn chụp

Giúp bảo vệ bé khỏi ruồi, muỗi, côn trùng… Rất tiện khi cần đặt bé ngủ ở nhiều nơi khác nhau để tiện cho việc vừa trông bé vừa làm việc khác, và giúp mẹ không phải ghép màn nhiều lần trong ngày.

17. Cũi

Dùng khi bạn muốn cho bé ngủ riêng.

Nhưng trước khi bạn quyết định cho bé ngủ riêng thì nên tìm hiểu thật kỹ về phương pháp nuôi dạy con.

Tránh tình trạng cho con ngủ phòng riêng, nhưng bố mẹ không yên tâm nên đêm phải vác đệm sang phòng con ngủ để trông con nhé.

18. Xe nôi/xe đẩy

Dùng để đưa bé đi chơi, để bé nằm chơi, dùng với những bé bắt bế rong hay giúp các bà không phải bế bé nhiều.

19. Ghế rung

Giúp ru bé ngủ, rất tiện khi mẹ vừa phải làm việc nhà vừa phải trông bé.

Tuy nhiên chỉ nên đu đưa nhẹ nhàng mà không nên rung lắc nhiều.

20. Đồ chơi/đồ dùng giáo dục sớm

Chúng ta nên chuẩn bị một số đồ chơi như treo nôi, xúc xắc hoặc những tấm hình có màu sắc tương phản để cho trẻ tập nhìn, cho trẻ cầm nắm…

21. Balo cho bé

Ba lô để đựng đồ cho bé khi bé đi chơi hay đi tiêm phòng.

22. Máy hâm sữa

Rất tiện cho những bé bú sữa ngoài, hoặc với những mẹ hút sữa ra và cho con bú bình hoàn toàn.

ĐỒ CHO MẸ

Quần áo sau sinh

Chọn loại thấm hút tốt, thoáng mátDễ giặtTiện cho con bú (áo mở cúc, hoặc có thiết kế cho bé ti, hoặc co giãn tốt để kéo lên kéo xuống dễ dàng, hoặc thật rộng rãi)An toàn cho da béLúc mới sinh nên mặc quần áo dài tay (đây là Kiêng Cữ Sau Sinh theo quan niệm của các cụ nhé). Sau đó có thể mặc quần áo cộc cho thoải mái.

Tất

Để giữ ấm cho mẹ sau sinh theo kiêng cữ dân gian.

Áo ngực cho con bú

Các mẹ thường sẽ không thích mặc áo sau khi sinh vì sẽ khó chịu và vướng víu khi cho con bú hơn thả rông, mặc dù biết là không mặc áo ngực dễ làm ngực bị chảy xệ.

Bỉm Caryn

Sau khi sinh xong, sản dịch ra nhiều thì mẹ sẽ đóng bỉm này.

Xem thêm: Mua Đầm Dự Tiệc Cho Bé Gái 15 Tuổi Đến 10, 12, Đầm Dự Tiệc Cho Bé Gái 15 Tuổi

Khi sản dịch ra ít hơn mẹ có thể dùng băng vệ sinh Mama hoặc băng vệ sinh thông thường (nếu ít sản dịch).

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *