Bạn Đã Biết: Đổ Mái Nhà Bằng Bê Tông Bao Nhiêu Ngày Mới Được Xây Chưa?

Đổ mái là công việc rất quan trọng trong quá trình xây nhà, trong đó mái bê tông hiện là lựa chọn phổ biến trong các công trình nhà ở. Rất nhiều gia chủ thắc mắc việc đổ mái bê tông bao nhiêu ngày mới được xây tiếp? Do đó trong nội dung bài viết này Xây Nhà Nhanh xin giải đáp các vấn đề liên quan đến mái tông để bạn học hiểu rõ.

Đang xem: đổ mái nhà bằng bê tông


Mái bê tông cốt thép được coi là loại mái phổ biến nhất trong xây dựng nhà ở hiện nay. Kiểu mái này có dàn kết cấu đỡ mái luôn được liên kết khớp với cột. Ưu điểm của loại mái này là có độ bền cao hơn so với các loại mái nhà khác. Cho khả năng chịu lực tốt hơn, chống gỉ và chống cháy cao hơn các loại mái khác.

*

Sau khi đổ, bê tông cần phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt. Mặc dù phần bề mặt bê tông đã khô, thậm chí bề ngoài của nó có thể đã đông cứng tuy nhiên bên trong quá trình thủy hóa vẫn có thể tiếp tục đạt được cường độ bê tông tối đa. Nếu môi trường quá khô, nước ở bên trong bê tông sẽ bị bốc hơi một cách nhanh chóng. Dẫn đến không đủ lượng nước cần thiết cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể sẽ ngừng phát triển và xảy ra các hiện tượng nứt bê tông.
Nhiệt độ môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông. Tại nhiệt độ khoảng 20-30 độ C, xi măng thủy hóa chậm, nhưng tốc độ thủy hóa sẽ tăng lên đáng kể ở mức nhiệt độ trên 40 độ C. Để bê tông có thể đạt được chất lượng tốt nhất, người ta có thể bảo dưỡng bê tông bằng nước nóng từ 80 độ C đến 90 độ C. Tốc độ đông cứng càng nhanh, cường độ phát triển ở thời kì đầu càng rõ rệt, chỉ cần sau 20 giờ có thể đạt được cường độ của 28 ngày.
Trong thời gian đổ mái bê tông, bạn không được tháo dỡ cốp pha để đảm bảo chất lượng của xi măng đạt được tốt nhất. Có thể kết hợp phun nước trực tiếp vào cốp pha để tăng cường lượng hơi ẩm. Bề mặt bê tông lộ ra khỏi cốp pha cần phủ tấm phủ lên mặt bê tông để có thể hạn chế được việc bốc hơi nước. Nếu thời tiết nóng, phải bảo dưỡng bê tông liên tục trong vòng 1 tuần đầu.
Đổ mái sau bao lâu thì xây tiếp là vấn đề thắc mắc của rất nhiều gia chủ. Đổ mái bê tông xây nhà nhanh hay chậm tùy thuộc vào khí hậu. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta thì sau 21- 28 ngày vào mùa hè bê tông đã thủy hóa xong, đạt đến độ cứng rắn nhất định, có thể chịu được được trọng lượng của chính bản thân nó. Sau thời gian này bạn có thể tiếp tục tiến hành quá trình xây dựng.

*

Trong điều kiện thời tiết của mùa đông, thời gian đợi mái bê tông khô chắc chắn sẽ kéo dài hơn vì không có ánh nắng mặt trời. Vào mùa đông, nhiệt độ chỉ duy trì từ 20 – 30 độ C nên tốc độ thủy hóa sẽ diễn ra chậm hơn so với mùa hè.
Việc đổ mái bao lâu thì xây tiếp còn phụ thuộc vào từng địa điểm, địa phương khác nhau, chứ không cố định là phải 21 ngày hay 28 ngày. Đối với những tỉnh miền Bắc thì một năm có 4 mùa: xuân – hạ – thu – đông thì trong miền Nam chỉ có hai mùa mưa và mùa khô. Do đó, để việc đổ bê tông cho không chỉ phần mái mà còn phần móng, khung nhà được thuận tiện thì chủ đầu tư nên lựa chọn thời điểm xây dựng thích hợp.
Bê tông sau khi đổ sẽ được giữ cố định bởi các tấm cốt pha (cốp pha) cho tới khi nào bê tông khô và đủ chắc chắn thì thợ thi công sẽ tháo dỡ tấm cốp pha này. Do đó, thời gian tháo dỡ cốp pha cũng là một trong những mốc thời gian vô cùng quan trọng.
Bạn chỉ được tháo dỡ cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt được tới sức bền vật liệu để có thể ổn định kết cấu. Thông thường thời điểm từ 3 tới 4 tuần sau khi đổ bê tông sẽ đạt điều kiện bình thường (20 độ C – 30 độ C) là có thể đủ để dỡ cốp pha. Tuy nhiên nếu để được bê tông càng lâu thì độ cứng của bê tông càng cao.

Xem thêm:

Sau khi đã tháo dỡ cốp pha, cần chú ý rằng bê tông thương phẩm mới chỉ đạt đến cường độ chịu tĩnh tải (tức là trọng lượng của bản thân nó). Còn phải rất lâu sau mới chịu được tải trọng của các đồ đạc, thiết bị khác. Nếu trong trường hợp một công trình xây dựng nào đó bắt buộc phải tháo dỡ cốp pha sớm thì nên chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại.

*

Đổ mái nhà dày bao nhiêu cũng là một trong những thắc mắc của rất nhiều gia chủ trong khi xây dựng. Độ dày của mái phải đảm bảo được các yếu tố như: có khả năng chịu tải, cách nhiệt, chống ăn mòn, chống thấm, chống cháy hiệu quả. Đồng thời có độ bền cao trong nhiều năm sử dụng.

*

Tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng và nền đất thi công của công trình mà bạn phải tính toán đến việc đổ mái dày bao nhiêu cho hợp lý. Thông thường mái sẽ có độ dày dao động từ 10 – 15cm. Ngoài ra, nếu có nhu cầu làm chống nóng trên mái thì bạn cũng cần chú ý tính toán kỹ lưỡng về phần độ dày của mái.
Hiện nay, trong gói xây dựng phần thô mái bằng bê tông cốt thép được tính bằng 50% diện tích xây dựng. Theo khảo sát thị trường, đơn giá xây dựng phần thô hiện nay có giá 3.200.000 VNĐ/m2. Trong khi đó, đơn giá gói chìa khóa trao tay sẽ dao động từ 4.700.000 VNĐ/m2 đến 5.900.000 VNĐ/m2. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch ở gói chìa khóa trao tay là do bạn lựa chọn mức tiết kiệm, cơ bản, tiêu chuẩn hay cao cấp.
Chi phí này đổ mái bê tông sẽ có sự thay đổi nếu như bạn muốn tăng độ dày của phần mái hoặc xây dựng thêm tầng tum trên sân thượng.
Theo phong thủy, mái nhà chính là yếu tố quyết định, chủ chốt cuối cho sự ảnh hưởng từ căn nhà lên cuộc sống của các thành viên trong ngôi nhà. Theo thuyết âm dương ngũ hành trong phong thủy thì dù bất luận hình thức ngôi nhà ra sao, có cấu trúc hình thể được xây dựng như thế nào. Thì chung quy bản chất của ngôi nhà đó vẫn là được cấu trúc bởi những góc vuông. Mà những góc vuông này thuộc Thổ hình. Vì vậy tính tương sinh của một ngôi nhà là từ mái nhà cùng với cấu trúc của căn nhà luôn được giới phong thủy nhận định đây là một mối quan hệ hoàn hảo.

*

Từ xa xưa thì những việc hệ trọng đều phải được tổ chức lễ cúng kiếng. Tập tục này đã được ông bà ta lưu truyền qua rất nhiều đời. Cho đến nay dù cho thời buổi hiện đại thế nào đi nữa thì việc cúng kiếng trong các dịp lễ quan trọng là không thể thiếu. Xây nhà là một việc vô cùng lớn, trong quá trình thi công xây dựng đó có vô số những nghi thức cúng kiếng khác nhau. Trong đó, lễ cúng đổ mái nhà cũng quan trọng như mái nhà của một căn nhà vậy.
Lễ cúng đổ mái nhà là một nghi thức được diễn ra trước khi xây dựng phần mái nhà (nóc nhà). Đây là một lễ cúng không thể thiếu trong quá trình thi công và xây dựng một căn nhà. Dù xây căn nhà lớn hay nhỏ, dù bất cứ mục đích xây dựng là gì. Thì trong quá trình xây nhà phải được cúng kiếng đàng hoàng.

Xem thêm: Top 10 Sản Phẩm Đồ Chơi 7 Viên Ngọc Rồng Đẹp, Sắc Xảo Dành Cho Bé Yêu

Bài viết đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về việc đổ mái bê tông bao nhiêu ngày mới được xây tiếp và những vấn đề liên quan đến đổ mái nhà. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các công đoạn xây dựng nhà ở xin vui lòng liên hệ đến Xây Nhà Nhanh để được giải đáp đầy đủ và nhanh nhất.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *