Cách Sử Dụng Dung Dịch Sát Khuẩn Vết Thương, 5 Dung Dịch Rửa Vết Loét Da Thông Dụng Nhất

Trong sinh hoạt hằng ngày bạn không thể tránh khỏi những vết thương ngoài da, với vết thương dù nhỏ hay lớn. Nếu như không được sát trùng đúng cách và hợp lý có thể dẫn đến nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vết thương sẽ lâu khỏi hơn so với bình thường. Dưới đây chúng tôi xin được đề cập đến bạn 9 loại thuốc sát trùng vết thương được các bác sĩ tư vấn nên sử dụng, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết để có thêm các thông tin cần thiết!

1. 9 loại thuốc sát trùng vết thương phổ biến nhất hiện nay

Thuốc sát trùng hiện nay có rất nhiều loại bán tại các hiệu thuốc, tuy nhiên dưới đây là 9 loại thuốc sát trùng được ưu tiên sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ như:

1.1. Cồn

Cồn là sản phẩm sát trùng được sử dụng nhiều tại bệnh viện hay các cơ sở y tế khác. Cồn được sử dụng với tác dụng sát khuẩn khi nồng độ là trên 50 độ. Tuy nhiên sử dụng phổ biến nhất tại bệnh viện là cồn 70 độ với khả năng diệt khuẩn tốt nhất.

Đang xem: Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương

Theo lời khuyên của bác sĩ cồn không dùng cho vết thương hở do cồn gây xót, thời gian tác dụng ngắn do cồn bay hơi khá nhanh.

Cồn thường được dùng để sát trùng dụng cụ y tế hay vùng da trước khi tiêm, phẫu thuật.

Cồn gây một số tác dụng khi sử dụng như khô da, xót với các vết thương hở hay gây kích ứng vùng da sử dụng.

*

Cồn dùng để sát trùng vết thương

1.2. Dung dịch NaCl

Dung dịch NaCl được biết đến rộng rãi với tên gọi là nước muối sinh lý, thành phần 0,9% muối NaCl.

Nước muối sinh lý có 2 công dụng chính tùy theo điều kiện bào chế: Một là làm dịch truyền tĩnh mạch, hai là sử dụng làm thuốc dùng ngoài như thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, hay dung dịch rửa vết thương,..

Theo hướng dẫn của các bác sĩ nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không có tác dụng sát khuẩn, có thể sử dụng kèm theo khi sát khuẩn.

Sử dụng dung dịch NaCl để rửa vết thương có thể gặp một số tác dụng phụ như dị ứng gây mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngoài da.

*

Nước muối sinh lý hay dùng để sát khuẩn vết thương

1.3. Oxy già

Oxy già là sản phẩm sát trùng vết thương hiệu quả, hay được sử dụng với nồng độ 3% hydrogen peroxide.

Oxy già có tác dụng làm sạch vết thương, khử mùi,… Oxy già là dung dịch sát khuẩn có tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn, virus hay nấm, tuy nhiên tác dụng kém và thời gian tác dụng khá ngắn.

Oxy già thường được sử dụng cho vết thương hở, khi nhỏ oxy già vào vết thương bạn thấy có hiện tượng sủi bọt, đây là do tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ chất bẩn hay mủ của oxy già gây nên.

Oxy già có các tác dụng phụ khi sử dụng như gây xót da, đau, gây chết mô hạt nên làm chậm quá trình lành vết thương so với tự nhiên.

1.4. Thuốc đỏ

Thuốc đỏ thường được sử dụng sau khi sát khuẩn vết thương bằng oxy già, cồn. Bên cạnh tác dụng sát khuẩn, cồn đỏ có tác dụng làm vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên, với thành phần có chứa thủy ngân nên với những vết thương hở tuyệt đối không được sử dụng vì thủy ngân có khả năng ngấm vào máu, dù với một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dùng.

*

Thuốc đỏ dùng sau khi sát khuẩn các vết thương bằng oxy già

1.5. Cồn Iod

Với thành phần 5% iod, cồn iod có tác dụng diệt khuẩn do oxy hóa vi khuẩn và chống nấm khá hiệu quả.

Cồn iod sử dụng sát trùng ngoài da hay các vùng da không nhạy cảm.

Cồn iod khi sử dụng không có tác dụng trên virus, gây khô da, tổn thương đến các tế bào lành, ngoài ra với các vết thương sâu, rộng có thể gây nhiễm độc iod do vậy không nên sử dụng với vết thương hở.

Xem thêm: Những Ứng Dụng Hay Nhất Cho Android Của Bạn Tối Ưu Hơn, 11+ Ứng Dụng Việt Rất Xịn Dành Cho Android

1.6. Povidone Iod

Povidone Iod có thành phần là phức hợp tan trong nước của iod và povidone, là thuốc sát trùng được sử dụng cho đa số các vết thương như vết thương hở, loét, nấm với khả năng sát trùng cao. Tuy nhiên không tác dụng mạnh trên virus và bào tử nấm.

Povidone Iod có tác dụng phụ gây khô da, xót da, thời gian hiệu lực ngắn, làm nhuộm màu da, nguy cơ kích ứng da,… Do vậy, đây cũng không phải là lựa chọn tốt nhất đối với vết thương hở.

1.7. Thuốc tím

Thuốc tím có thành phần chính là KMn04 có tác dụng diệt khuẩn mạnh, thuốc được điều chế ở dạng bột và khi dùng phải hòa tan vào nước để sử dụng.

Thuốc tím không có hiệu quả đối với một số vi khuẩn cứng đầu, do vậy bạn nên hỏi bác sĩ, dược sĩ để lựa chọn chất sát trùng phù hợp với vết thương.

1.8. Kem bôi da chứa kháng sinh

Có các kem bôi da chứa kháng sinh cổ điển là gentamycin, tetracycline và hiện nay đã có sản phẩm chứa kháng sinh mới như acid fusidic, mupirocin,… Kem bôi da có tác dụng phổ rộng trên nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng vết thương.

Với thành phần có chứa kháng sinh nên kem bôi da này cũng có khả năng gây tác dụng không mong muốn do dị ứng với kháng sinh này, có thể dẫn đến nổi ban, dị ứng, ngứa, mẩn đỏ.

*

Kem bôi da chứa kháng sinh

1.9. Sản phẩm có chứa Chlorhexidine

Chlorhexidine là sản phẩm sát trùng có tác dụng diệt khuẩn tốt, độc tính ít và khả năng bám trên da, niêm mạc tốt. Chất sát trùng này được sử dụng rộng rãi với các vết thương ngoài da, đã được chứng minh không hấp thụ qua da cũng như là ít gây kích ứng.

2. 2 loại sát trùng vết thương của Bidiphar được tin dùng bởi dược sĩ

2.1. Iodine Bidiphar (30ml, 125ml)

Với thành phần Povidine Iod có tác dụng sát khuẩn với kháng phổ rộng do vậy Iodine Bidiphar được khuyên dùng để sát khuẩn các vết thương và vùng da, niêm mạc trước phẫu thuật và được sản xuất với dung lượng to nhỏ khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng, tránh gây lãng phí.

Thuốc sát trùng Iodine Bidiphar được bán tại các hiệu thuốc với giá:

*

Iodine Bidiphar 125ml dùng để sát khuẩn vết thương hiệu quả

2.2. Natri Clorid 0,9% Bidiphar

Với nồng độ NaCl 0,9%, nước muối Bidiphar là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu tương đương với dịch trong cơ thể người. Do đó ngoài tác dụng súc họng, súc miệng, nước muối 0,9% Bidiphar còn là được các dược sĩ tin dùng để sát trùng vết thương, rửa sạch bụi bẩn và vết máu. Ưu điểm của nước muối này là nồng độ muối thấp nên không gây xót như những dung dịch sát khuẩn khác.

3. Lưu ý khi lựa chọn thuốc sát trùng vết thương

3.1. Lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp với tình trạng vết thương

Tùy thuộc vào tình trạng của vết thương là hở, độ sâu và theo giai đoạn lành của vết thương mà lựa chọn sản phẩm sát trùng phù hợp. Theo các bác sĩ ngoại khoa:

Vết thương nhỏ, nông, sạch, đơn giản: Sử dụng cồn 70 độ, nước muối rửa sạch hay povidine pha loãng với vết thương theo bác sĩ có thể tự xử lý tại nhà.

Vết thương sạch hoặc vết mổ sạch: Rửa sạch bằng nước muối sinh lý và sát khuẩn bằng povidine để đảm bảo giữ vết thương vô khuẩn, tránh gây nhiễm trùng.

Vết thương nhiễm trùng, có dị vật bẩn, giập nát mô mềm: Với tình trạng vết thương này, bạn không nên tự ý mua thuốc sát khuẩn mà nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.

*

Lựa chọn thuốc sát trùng thích hợp với từng loại vết thương

3.2. Không tự ý thêm kháng sinh vào thuốc sát trùng

Kháng sinh khi sử dụng nên theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bởi đôi khi có thể dị ứng thuốc, dẫn đến các tác dụng không mong muốn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

3.3. Không tự ý mua thuốc sát trùng có thành phần kháng sinh

Thuốc sát trùng có thành phần kháng sinh cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để đạt hiệu quả cao nhất, không nên tự ý sử dụng.

Xem thêm: Ám Ảnh Với Phong Tục Xẻ Thịt Người Chết Cho Kền Kền Ăn Ở Tây Tạng

3.4. Cẩn trọng thành phần gây dị ứng trong thuốc

Trong các loại thuốc sát khuẩn có thành phần khác nhau, bạn nên thận trọng lựa chọn thuốc phù hợp, tránh các thành phần đã có tiền sử dị ứng từ trước.

Trên đây là các thông tin tổng hợp về 9 loại thuốc sát trùng được khuyên sử dụng bởi các bác sĩ, dược sĩ. Hi vọng bạn đọc đã có những thông tin bổ ích và lựa chọn được sản phẩm phù hợp!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *