3 Cách Sửa Kính Cận Bị Gãy Gọng Kính Nhựa Bị Gãy, Hướng Dẫn Sửa Gọng Kính Bị Gãy Thực Hiện Tại Nhà

Mắt kính không chỉ là một đồ dùng cần thiết đối với những người cận thị hoặc viễn thị mà còn là phụ kiện làm đẹp cho mọi người. Tuy nhiên khi gặp sự cố gọng kính bị gãy, nhiều người vẫn không biết khắc phục và sửa chữa như thế nào. Dưới đây là tổng hợp những cách sửa gọng kính bị gãy đơn giản và một số lưu ý khi thực hiện.

Đang xem: Gọng kính nhựa bị gãy

*

I. Những sự cố thường gặp khi dùng kính

Rất nhiều người thị lực tốt muốn sử dụng kính như là một phụ kiện làm đẹp vì đeo kính thực sự khiến ngoại hình có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, cố ý sử dụng kính khiến mắt bị cận thì rất nguy hiểm vì nó không chỉ gây cảm giác vướng, tăng độ cận hay gặp biến chứng mà trong thời gian dùng kính các bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề phát sinh. Cụ thể là:

Tròng kính bị trầy xước hay bụi bẩn bám đầy cần phải vệ sinh liên tụcGọng kính bị gãy chốt, mất ốc, hư bản lềGọng kính bị lỏng, rộng và dễ tuột xuống mũiGọng kính bị gãy đôi hoặc bị vỡ khung

*

II. Cách khắc phục gọng kính bị gãy cực kỳ đơn giản và dễ làm

1. Sử dụng keo dán và giấy để nối gọng kính

1.1. Những dụng cụ cần chuẩn bịKeo dán loại tốt có khả năng kết dính tốtGiấy bìa tạp chí, giấy bóngCây kéo1.2. Thứ tự các bước thực hiệnDùng khăn sạch lau cẩn thận bề mặt gọng kính bị gãy.Cắt giấy bìa hoặc giấy bóng thành nhiều dải dày mỏng khác nhau và có độ rộng tương tự với chiều rộng của cầu kính.Quấn các mảnh giấy vừa cắt vào vị trí bị gãy của gọng kính để cố định.Dùng keo dán bôi vào những miếng giấy vừa quấn.Sau khi keo dán khô cứng, tiếp tục dán lần lượt các miếng giấy khác.Lặp lại các bước trên đến khi vết gãy trên gọng kính được cố định chắc chắn.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng từ 1 đến 2 tháng nếu không có những va chạm khác sau khi thực hiện. Bên cạnh đó, độ thẩm mỹ của kính sẽ giảm đi do sử dụng giấy dán để cố định vết gãy ở gọng.

*

Cách làm này đòi hỏi nhiều dụng cụ và sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng thao tác khi thực hiện. Tuy nhiên nhờ vậy, gọng kính cũng bền hơn và có thẩm mỹ hơn so với những cách làm khác.

2.1. Những dụng cụ cần chuẩn bịMáy khoan loại nhỏGiấy nhám, giấy sápCuộn chỉ khâu, kimKeo dán loại tốtDây thunCồn hoặc nước tẩy sơn móng tayVài thanh gỗ mỏngBăng gạcKéoRượu

*

2.2. Thứ tự các bước thực hiện

Bước 1: Dùng khăn sạch lau cẩn thận bề mặt kính. Nên dùng khăn chuyên dụng hoặc loại khăn không có xơ vải để lau mắt kính để tránh làm kính bị trầy xước. Dùng giấy nhám để làm sạch cũng như làm nhám vị trí gọng kính bị gãy để dán.

*

Bước 2: Cố định hai mảnh với nhau. Cắt một que khuấy gỗ bằng khoảng cách giữa hai bên thái dương. Che tròng kính bằng giấy sáp nhằm tránh trầy xước. Quấn dải cao su trên một đầu thanh gỗ để cố định và gắn hai mảnh vỡ với nhau. Thực hiện các động tác tương tự ở đầu bên kia.

*

Bước 3: Đổ keo dán vào chỗ gãy với lượng keo vừa đủ để đảm bảo phần đứt gãy được nối lại chắc chắn và không bị hở. Dùng keo dán từ từ và gọn gàng để tránh hiện tượng nổi bong bóng. Đảm bảo khớp nối được gắn khớp và không có khoảng hở.

*

Bước 4: Chọn mũi khoan nhỏ phù hợp với độ dày của gọng và khoan hai đầu gọng kính. Lấy dao đánh dấu ở hai bên khớp nối và khoan cẩn thận một lỗ ở hai bên gọng kính sao cho các lỗ khoan đối xứng để có thể quấn dải chỉ quanh khớp lõi.

*

Bước 5: May một dải chỉ qua hai lỗ khoan để cố định hai mặt gãy của kính. Dùng keo dán lấp đầy các lỗ khoan, cắt các sợi chỉ dư và để keo khô từ 1 đến 2 giờ.

Bước 6: Để tăng độ chắc chắn cho mối nối, bạn có thể thực hiện bước này. Giữ sợi chỉ và kéo 2 đến 3 vòng qua mối nối từ trước ra sau. Nhỏ keo dán xung quanh mối nối và để khô từ 10 đến 15 phút. Không sử dụng kính trước 24h sau khi sửa chữa.

*

3. Dùng nhiệt nóng và đinh ghim để cố định gọng kính

So với hai cách làm trên, đây là cách làm đơn giản và ít tốn vật liệu nhất cũng như không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho gọng kính nhựa và đòi hỏi sự khéo léo để tránh làm kính bị hỏng trong khi dùng nhiệt nóng.

3.1. Những dụng cụ cần chuẩn bịNước sôiĐinh ghim3.2. Thứ tự các bước thực hiệnBước 1: Đun nồi nước sôi, dùng nhiệt làm mềm hai đầu phần đầu gọng kính bị gãy.

Xem thêm:

*

Bước 2: Khi nước sôi, giữ phần đầu nối bị gãy của kính một khoảng cách đủ gần để hơi nóng làm mềm gọng.

*

Bước 3: Gắn đinh ghim vào một đầu nối và đẩy ngay vào đầu nối bên kia khi mảnh nhựa vẫn còn nóng và mềm.

*

Lưu ý: tuyệt đối không hơ gọng kính với lửa vì dễ gây cháy gọng kính cũng như gây nguy hiểm cho người thực hiện.

III. Trường hợp nào không được tự sửa chữa gọng kính bị hỏng?

1. Gọng kính bị gãy chốt hoặc mất ốc

Ốc vít của kính thường có kích cỡ rất nhỏ nên rất khó để tìm được các loại ốc vít khác để thay thế. Vì vậy, trường hợp gọng kính bị mất ốc vít thì bạn cần mang ra cửa hàng uy tín để được sửa chữa và xử lý.

Nếu gọng kính bị gãy chốt, bạn không được sử dụng keo dán 502 để xử lý vì keo dán sẽ khiến các khớp nối dính chặt vào nhau và không thể sử dụng linh hoạt được. Sau khi xử lý tạm thời, bạn nên tìm đến những địa chỉ sửa chữa gọng kính uy tín để thay chốt mới.

2. Gọng kính bị vỡ khung

Trường hợp gọng kính bị gãy vỡ khung thì bạn cần thay một chiếc kính mới vì đây là lỗi khá lớn, dù có sửa chữa được thì cũng không giữ được tính thẩm mỹ ban đầu của kính. Bên cạnh đó, nếu bạn không quá quan tâm về tính thẩm mỹ thì có thể mang đến thợ sửa kính để hàn lại vết gãy. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho gọng kính làm từ kim loại.

3. Kính bị gãy ở nhiều vị trí

Trong trường hợp kính bị gãy ở nhiều vị trí thì hầu như không còn cách khắc phục gãy gọng nào có thể hỗ trợ cho kính của bạn. Chi phí để hàn kính bị gãy nhiều chỗ cũng khá đáng kể. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn rất nhiều mẫu gọng kính có giá phải chăng mà có chất lượng tốt.

IV. Những lưu ý khi sửa kính cận bị gãy gọng

Để tránh làm kính hỏng nặng hơn khi sửa chữa kính bị gãy tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:

Không sửa gọng kính làm từ Titanium, nhựa lưu huỳnh hoặc làm từ hợp kim nhôm. Đối với những gọng kính làm từ những vật liệu trên bạn nên mang kính đến các cửa hàng để nhờ sửa chữa hoặc thay kính mới.Khi sửa gọng kính bị gãy làm bằng nhựa bằng phương pháp nung nhiệt, bạn không nên dùng nước quá nóng để ngâm kính dưới nước và không hơ kính với lửa.Mắt kính làm từ kim loại bị gãy chỉ có thể sử dụng cách đầu tiên để chỉnh sửa. Quá trình sửa kính nên cẩn thận, nhẹ tay, tránh làm bong mối hàn kính. Bạn nên dùng khăn mềm bọc vào phần bản lề kính rồi thực hiện chỉnh sửa.Đối với các loại gọng kính hàng rẻ tiền, hàng chợ loại dưới 100.000đ hay chất lượng nhựa tổng hợp không đảm bảo nguồn gốc thì không nên thực hiện sửa gọng gãy. Nhiều trường hợp gọng kính quá dòn sẽ dễ nứt vỡ nếu bị tác động ngoại lực.

*

V. Gọng kính bị gãy có thay mới được không?

Tại nhiều cửa hàng mắt kính, dịch vụ sửa chữa, hàn gọng kính kim loại khá đắt hàng. Giá một lần sửa chữa không giống nhau, tùy vào chất liệu gọng kính trong khoảng từ 100.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ/lần.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu gọng kính đẹp và giá cả phải chăng. Vì vậy, nhiều người lựa chọn mua mắt kính mới thay vì sửa chữa.

Khi thay gọng kính mới, nếu kính của bạn sử dụng đã lâu thì nên đo và cắt lại kính mới. Nếu tròng kính còn mới và vẫn đúng độ thì bạn chỉ cần thay gọng mới có tương thích với tròng cũ là được.

Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp những phương pháp sửa chữa gọng kính bị gãy đơn giản và dễ thực hiện cũng như một vài lưu ý khi thực hiện phương pháp sửa mắt kính. Mắt kính Shady hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách sửa gọng kính bị gãy cũng như lựa chọn thay mắt kính phù hợp.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *