Kỹ Thuật Trồng Nấm Mèo (Mộc Nhĩ) Đơn Giản Nhưng Khó Đầu Ra, 3 Cách Trồng Mộc Nhĩ Đơn Giản

Mộc nhĩ không những là loại thực phẩm hàng ngày mà còn là một loại dược liệu quý. Nó hiệu quả trong việc chữa các bệnh nóng trong, tóc bạc sớm, bướu cổ. Mộc nhĩ có khả năng sinh trưởng mạnh trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Không chỉ trên mùn cưa, rơm, trấu mà còn phát triển tốt trên các loại cây gỗ. Bài viết sau đây duytanuni.edu.vn giới thiệu chi tiết 3 cách trồng mộc nhĩ đơn giản và hiệu quả nhất

Thời vụ trồng nấm mộc nhĩ

Ở miền Bắc, tháng 3 đến tháng 8 dương lịch được coi là thời điểm thích hợp nhất để trồng mộc nhĩ. Còn ở trong Nam, mộc nhĩ có thể được trồng và canh tác quanh năm. 

Điều kiện môi trường cho mộc nhĩ phát triển tốt

Nhiệt độ: 25-28 độ C là nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn nuôi sợi. Đến giai đoạn quả thể cần nhiệt độ từ 28-30 độ CẨm độ môi trường: cần tạo môi trường có ẩm độ 65-70%. Độ ẩm không khí khoảng 80-85%. Đến giai đoạn nuôi quả thể cần ẩm độ > 85%.Điều kiện ánh sáng: Thời kỳ nuôi sợi không cần ánh sáng mạnh (ánh sáng mờ đọc sách được). Thời kỳ chăm sóc cần ánh sáng vừa phải. Mộc nhĩ sẽ đen nếu ánh sáng mạnh, mộc nhĩ trắng nếu ánh sáng tối.Độ pH của môi trường: pH từ 6-6,5.

Đang xem: Kỹ thuật trồng nấm mèo

1. Hướng dẫn cách trồng mộc nhĩ bằng túi mạt cưa

*

Trồng mộc nhĩ trong túi mạt cưa còn được gọi là trồng trong bịch ny lông. Đây là cách trồng mới nhất ít tốn công chăm sóc, ít tốn mặt bằng lại cho thu hoạch nhanh.

Mặt khác nguyên liệu nuôi trồng cũng dễ tìm, nhẹ vốn. Vì mạt cưa và thức ăn bổ sung cho tơ mộc nhĩ không hiếm. Tuy nhiên, nếu sản xuất với quy mô lớn cần có nhiều kinh nghiệm và nhiều vốn để đầu tư hơn. Cách trồng mộc nhĩ bằng túi mạt cưa này bạn có thể thử nghiệm trước với quy mô nhỏ.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Có thể dùng nhiều loại mạt cưa của những cây không chứa tinh dầu. Nhưng để nuôi trồng mộc nhĩ tốt nhất thì nên dùng mạt cưa Cao Su. Dùng mạt cưa đã ủ kỹ một thời gian sẽ tốt hơn mạt cưa tươi.

Đầu tiên mạt cưa cần phải phơi khô rồi sàng lấy phần mịn. Sau đó tưới nước cho ẩm rồi ủ và vun cao thành đống ủ trong vòng nửa tháng. Đối với những loại mạt cưa gỗ mềm, nên thêm một lượng vôi 0,5% vào đống ủ để mau lên men. Với mạt cưa gỗ cứng thì phải mất từ 4–5 tháng ủ và đảo trước sau. Trong thời gian này thường xuyên đảo mạt cưa, khoảng tầm chục lần mới dùng được.

*

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm 1 số dưỡng chất khác cho mạt cưa như cám gạo, hột hoặc lõi bắp, thân cây bắp nghiền nhuyễn, vôi trắng, phân Urê hoặc Super photphat. Trộn lẫn tất cả các thành phần trên với nhau rồi cho vào bịch nilon loại dày. Loại nilon này cần có khả năng chịu nhiệt cao. Vì trong quá trình nuôi trồng phải qua khâu hấp khử trùng trong suốt nhiều giờ với nhiệt độ cao.

Bước 2: Cho môi trường vào bịch nilon

Mỗi bịch nilon đựng 1kg hỗn hợp mạt cưa và nén chặt chúng xuống. Sau đó, đạy giấy cứng lên để bịt miệng rồi buộc chặt bao. Tạo một lối thông từ miệng bịch xuống đáy bịch bằng cách dùng chiếc đũa đâm thẳng xuống. Tiếp tục lấy một nắm bông sạch đậy chặt miệng bịch lại là xong. Đặt các bịch nilon này vào lò áp suất để thanh trùng trong 3 – 4 giờ với nhiệt độ cao.

Bước 3: Cấy giống vào bịch môi trường đã thanh trùng

Khi thanh trùng xong những bịch nilon đựng môi trường, để nguội rồi mới cấy meo giống vào. Thực hiện cấy meo trong căn phòng đặc biệt sạch sẽ được trang bị thiết bị vô trùng và đèn cực tím. Đổ vào bịch môi trường một lượng nhỏ meo giống rồi đậy kín nút lại là xong.

Chuyển những bịch đã được cấy meo vào phòng tối. Để nguyên trong suốt 3 tuần và duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 25–30oC. Sau thời gian này, có thể mở thông thoáng cửa phòng. Vì các tơ mộc nhĩ bên trong đã có đủ thời gian để phát triển trắng cả bịch.

Bước 4: Giai đoạn nuôi trồng và thu hoạch mộc nhĩ

Môi trường nuôi trồng mộc nhĩ phải thật mát mẻ. Tốt nhất nên dùng nhà lợp lá, chung quanh là vách lá, cót hoặc cà tăng. Để ngăn ngừa côn trùng và vi khuẩn xâm nhập phá hoại và mọc lên các loại mộc nhĩ dại, nên vệ sinh nền nhà sạch sẽ. Thường xuyên tận diệt chuột và kiến. Cứ vài giờ lại tưới nước khắp nền nhà nuôi mộc nhĩ để duy trì độ ẩm tốt nhất. 

*

Trong tuần đầu tiên, không nên tưới nước vào các bịch mộc nhĩ. Bởi vì các nụ mộc nhĩ còn rất non nếu gặp nước dễ bị thối. Một tuần sau khi rạch bao tiến hành tưới phun sương vào mỗi bịch mộc nhĩ. Những bịch nào chưa có mộc nhĩ xuất hiện thì tưới nhiều hơn 1 chút. Tùy độ ẩm môi trường, tưới mỗi ngày 1 lần nếu ẩm độ tốt còn nếu khô thì ngày tưới 2 lần.

Bước 5: Thu hoạch và bảo quản mộc nhĩ

Sau khi rạch bao được 1 tuần sẽ bắt đầu xuất hiện những nụ mộc nhĩ non. Có thể tiến hành thu hái mộc nhĩ vài ba ngày một lần. Đợt đầu mộc nhĩ sinh trưởng phát triển tối đa, có thể thu hoạch một vài tháng mới hết. Sau lượt thu hoạch này, cứ giữ vệ sinh và để cho bịch khô khoảng 1 tuần. Sau đó tiếp tục tưới lại và mộc nhĩ sẽ ra đợt hai vào tuần tiếp theo.

=> Cách trồng nấm kim châm tại nhà, cho thu hoạch chỉ sau 2 tuần

2. Trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ:

Bước 1: Chọn gỗ và nhà xưởng

Lựa chọn thân cây gỗ trồng mộc nhĩ

Với cách trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ này, cần lựa chọn những thân cây còn tươi. Tốt nhất là 5 – 7 ngày sau khi chặt cây thì cấy giống để cây chảy bớt nhựa. Chọn các loại thân gỗ mềm xốp, không độc, không có tinh dầu và có nhựa mủ màu trắng. Một số loại thân gỗ thích hợp trồng nấm như thân cau, thân dừa, bồ đề, si, sung, mít,…Từ thân đến các gốc thân đều có thể nuôi trồng mộc nhĩ, miễn là có đường kính từ 5cm trở lên. Cắt chúng ra thành đoạn độ dài khoảng 1,2 – 1,5m và có đường kính 10 – 20 cm.

Lựa chọn nhà xưởng nuôi trồng mộc nhĩ

Nên để các đoạn gỗ đã chuẩn bị vào các các phòng bỏ không, nhà xưởng,.. Có thể dùng tạm lán dưới các tán cây lớn để che được mưa, nắng, kín gió, có nền sạch sẽ và dễ thoát nước. Ở miền núi hoặc các vùng trung du, có thể tận dụng các hang đá hoặc các hầm ở sườn đồi. Các hầm này cần có độ sâu từ 60 – 80 cm với vát ra ngoài khoảng 100 cm. Phía trên được lợp bằng tre, nứa, rơm rạ hoặc cỏ tranh…

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và giống

Nên dùng búa chuyên dụng tạo lỗ trên thân cây để cách trồng mộc nhĩ trên cây gỗ được hiệu quả. Chuẩn bị sẵn bình phun nước, một số chiếu cũ hoặc bao tải gai đã được giặt sạch, phơi khô để làm vật che phủ đống ủ.

Xem thêm:

Giống mộc nhĩ cần lựa chọn cẩn thận, không dùng giống quá non hay quá già. Tốt nhất là nên chọn những chất giống trắng đều từ trên xuống.

Bước 3: Tiến hành cách trồng mộc nhĩ trên thân gỗ

Sau khi chặt các thân gỗ thành thành từng đoạn dài 1,2 – 1,5m. Pha dung dịch nước vôi đặc rồi nhúng hai đầu đoạn gỗ vào để ngăn chặn mốc bệnh phát triển. Các chỗ xây xát trên thân cũng cần được bôi nước vôi. Các đoạn gỗ đã bị sâu bệnh đục phá hoặc nấm mốc bên trong cần phải loại bỏ. 

Dùng búa tạo lỗ trên thân gỗ. Mỗi lỗ có độ sâu độ 2 – 2,5cm và cách nhau 12 – 15cm. Các hàng lỗ so le và cách nhau 7 – 8cm. Tra giống vào các lỗ sao cho cho đầy 2/3 chiều sâu, rồi đậy kín lại bằng các phôi gỗ. Trên các mặt lỗ đã được lấp kín bởi phôi gỗ này dùng xi măng hòa đặc vừa phải để quét lên. Cách làm này để tránh các loại nấm, mốc xâm nhập vào thân cây.

Bước 4: Chăm sóc và thu hoạch

Sau khi tra giống xong, tiến hành kê gạch để gỗ cách nền độ 15 – 20 cm. Lưu ý xếp theo hình khối cao tới 1,5m. Phủ các bao tải hoặc chiếu cũ đã được làm ướt lên trên cùng. Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm cho lớp phủ. Không nên tưới quá nhiều gây úng và làm giống bị chết. 

*

Sau 15 – 20 ngày, đảo đều lại đống ủ, sau đó ủ tiếp khoảng 15 – 20 ngày nữa. Để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch thì khi mộc nhĩ mọc nên chuyển những đoạn gỗ này ra khu vực khác. Nên hái trước những cây to, mép xoăn. Những cây còn nhỏ thì để lại. Quá trình thu hái và chăm sóc sẽ kéo dài trong 6 – 8 tháng liên tục. Vẫn phải tưới nước sạch thường xuyên trong suốt giai đoạn này.

Cứ sau khoảng 15 – 20 ngày lại tiến hành đảo gỗ một lần. Đảo đều từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới để đảm bảo độ ẩm đồng đều. Để cây mộc nhĩ có màu nâu sẫm cần điều chỉnh ánh sáng phù hợp theo tình trạng phát triển. Mộc nhĩ hơi trắng là đang thiếu ánh sáng, mộc nhĩ hơi đen là đang bị sáng quá. 

Nên thường xuyên làm vệ sinh sạch nền nhà và khu vực quanh nơi chất gỗ. Cách trồng mộc nhĩ trên thân gỗ này cho thu hoạch trung bình 20 – 25kg mộc nhĩ khô trên 1 m khối gỗ. Khi kết thúc vụ nuôi trồng, những thân gỗ này có thể tận dụng để tận thu một năm nữa hoặc làm củi đun.

=> Học cách tự trồng nấm bào ngư tại nhà

3. Hướng dẫn cách trồng mộc nhĩ trên rơm

Bước 1: Chuẩn bị rơm rạ

Với kỹ thuật trồng mộc nhĩ bằng rơm, rơm rạ chính là môi trường chính nuôi mộc nhĩ phát triển. Chính vì vậy cần phơi thật khô rơm rạ rồi đem chặt từng khúc nhỏ khoảng 5-6 cm. Sau đó đem ngâm vào nước cho mềm, vớt ra để ráo.

*

Rơm rạ là môi trường nấm phát triển tốt, nhưng chúng không cung cấp đủ dưỡng chất cho cây. Do đó ta phải trộn thêm các thành phần khác như vôi, phân chuồng, phân bón tổng hợp Super lân,…. Sau đó chất cao thành đống và nén chặt xuống ủ kín (dùng nilon phủ lên trên bề mặt rơm).

Ủ như vậy khoảng 3-4 thì mở tấm phủ lên để xáo đều rơm. Xáo từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, càng kỹ càng tốt.

Sau đó lại chất đống ủ tiếp, cứ vài ngày lại đảo kỹ. Khoảng ba bốn lần đảo thì rơm rạ đó đã đủ tiêu chuẩn để đem trồng nấm mộc nhĩ.

Bước 2: Tiến hành cách trồng mộc nhĩ bằng rơm rạ

Phải vệ sinh và tẩy uế khu vực cấy giống trước khi tiến hành cấy giống nuôi sợi. Rắc vôi bột xung quanh nhà nuôi sợiTiến hành cấy giống vào rơm rạ đã chuẩn bị, chất thành đống cao và ủ. Khoảng 3-7 ngày sau khi cấy giống nên kiểm tra các bịch nấm. Nếu thấy bị nhiễm mốc đỏ, vàng hay xanh thì phải loại bỏ ngay. Bỏ xa khu vực nuôi trồng để tránh lây lan.Một tuần sau khi ủ tiến hành tưới phun sương vào rơm rạ. Những khu vực nào chưa có mộc nhĩ xuất hiện thì tưới nhiều hơn 1 chút. Tùy độ ẩm môi trường, tưới mỗi ngày 1 lần nếu ẩm độ tốt còn nếu khô thì ngày tưới 2 lần.

Để ủ và chăm sóc suốt 3 tuần và duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 25–30oC. Sau thời gian này, có thể mở thông thoáng môi trường nuôi cấy. Vì các tơ mộc nhĩ đã có đủ thời gian để phát triển trắng. Đợt đầu mộc nhĩ sinh trưởng phát triển tối đa, có thể thu hoạch một vài tháng mới hết. Sau lượt thu hoạch này, cứ giữ vệ sinh và để cho rơm tạ khô khoảng 1 tuần. Sau đó tiếp tục tưới lại và mộc nhĩ sẽ ra đợt hai vào tuần tiếp theo

4. Các vấn đề thường gặp trong quá trình trồng nấm mèo

Cách trồng mộc nhĩ bằng rơm, mạt cưa đôi khi nấm sẽ chỉ mọc xung quanh khu vực được cấy giống.

Trong quá trình phát triển có thể xuất hiện một loại nấm mốc, từ màu trắng sau chuyển sang màu vàng. Nguyên nhân do môi trường trồng quá ẩm ướt. Có thể khắc phục bằng cách rửa nền nhà bằng nước vôi đặc. Đặc biệt không nên để nước đọng quá lâu ở nền nhà. Đôi khi cũng có thể xuất hiện nấm lạ do khi cấy giống vệ sinh không tốt. Cách khắc phục là quét nước vôi 1% lên các đầu gỗ.

Xem thêm: Bán Cây Xạ Đen Bán Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất, Giá Rẻ Nhất, Cây Xạ Đen Phòng Và Điều Trị Ung Thư

Mộc nhĩ lên nhiều nhưng có thể bị thối rữa hàng loạt. Nguyên nhân chính là do côn trùng phá hoại và vi khuẩn gây bệnh. Hạn chế tình trạng này bằng cách vệ sinh sạch sẽ và ngừng cấp nước trong vòng 7-10 ngày.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *