Download Sách Ăn Dặm Không Nước Mắt Pdf, An Dam Khong Nuoc Mat (Vietnamese Edition)

Nhiều bà mẹ có con nhỏ đang phải đau đầu vì việc con quấy khóc, không chịu ăn dặm. Làm sao để trẻ có bữa ăn dặm không nước mắt là vấn đề chung của các mẹ sau sinh đang cần lời giải đáp.

Đang xem: Sách ăn dặm không nước mắt

Nội dung bài viết

4 4. Lý do trẻ ăn dặm hay quấy khóc là gì?5 5. Những lưu ý giúp trẻ hợp tác với mẹ khi ăn dặm

1. Giới thiệu sách ăn dặm không nước mắt

Ăn dặm không nước mắt là cuốn sách được viết bởi chị Nguyễn Thị Ninh và là mẹ của bé Xoài. Đây là một bà mẹ người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật.

Cũng là một bà mẹ như bao người phụ nữ khác. Chị Nguyễn Thị Ninh đã từng trải qua gia đoạn cho bé Xoài ăn dặm cực vất vả và mệt mỏi. Chị từng có giai đoạn ngắn ép cho bé Xoài ăn những món mà bé không thích.

Tuy nhiên, chắc chắn đây không phải giải pháp thích hợp và lâu dài trong giai đoạn phát triển của bé. Việc ép buộc không hề tốt khi ép trẻ làm điều gì đó mà nó không thích.

Nhưng may mắn thay, nhờ tiếp xúc nhiều với các bà mẹ Nhật Bản, cũng như chăm đọc sách và tìa liệu thì mẹ xoài đã tìm ra cách để giúp trẻ ăn dặm ngon hơn, ngoan hơn rất nhiều.

Chị Ninh đã áp dụng cách khuyến khích bé ăn, lựa chọn nấu những món phù hợp với khẩu vị ăn của bé giúp bé có hứng thú hơn với các món ăn dặm.

*

Ăn dặm không nước mắt – Nguyễn Thị Ninh

Từ đó, cuốn sách ăn dặm không nước mắt ra đời và được chia làm 3 phần. Phần đầu là những ghi chép về cách các mẹ người Nhật áp dụng cho trẻ. Cách viết trong sách ăn dặm không nước mắt được chị Ninh sử dụng bằng giọng văn đơn thuần, mộc mạc của một người mẹ về những câu chuyện đời thường, những ghi chép đơn giản mà chị học hỏi được từ các mẹ người Nhật.

Phần 2 của cuốn sách ăn dặm không nước mắt là những ghi chép về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Đây là phương pháp mà các mẹ người Nhật thường hay áp dụng cho bé ăn dặm.

Với những ghi chép tỉ mỉ giúp người đọc có cái nhìn tổng quản về cách ăn dặm kiểu Nhật. Đây là những thông tin cực hữu ích giúp các mẹ có thể tự tin áp dụng để cho bé ăn dặm.

Phần 3 và cũng là phần cuối của cuốn sách chứa đựng những điều cực giá trị. Đây có lẽ là phần giá trị nhất của cuốn sách ăn dặm không nước mắt mà chị Ninh đã viết.

Bởi phần 3 chứa đựng chi tiết các món ăn dặm phù hợp cho các bé theo từng giai đoạn độ tuổi khác nhau: 5-6 tháng, 7-8 tháng, 9-11 tháng, 12-18 tháng. Đây đều là các món ăn thích hợp với khẩu vị ăn của trẻ ở từng giai đoạn cũng như khẩu vị của các bé châu á.

Đây đều là các món ăn vô cùng bổ dưỡng, được chị Ninh hướng dẫn chi tiết tới cả cách bày trí đẹp mắt giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.

Xem thêm: Bán Khuôn Làm Đậu Phụ Tại Nhà, Tặng Kèm 1 Khăn Gói Đậu, Khuôn Làm Đậu Phụ Bằng Inox Giá Bán Siêu Rẻ

Với những bà mẹ không chỉ thích chăm sóc con mà thích cả nấu nướng thì đây đúng là phần kiến thức giúp các mẹ bổ sung kiến thức và bận rộn cả ngày đấy!

Cuối cùng, quan điểm của tác giả về “ăn dặm không nước mắt” đó là thay đổi món ăn, thay đổi cách bày trí, thay đổi khẩu phần ăn để khuyến khích bé tự ăn dặm.

2. Link tải sách ăn dặm không nước mắt file PDF

Link tải sách: TẠI ĐÂY

3. Bé không chịu ăn dặm, nỗi lo của nhiều bà mẹ có con nhỏ

Con biếng ăn, ăn dặm hay quấy khóc, chậm lớn là nỗi lo của không ít các bà mẹ có con nhỏ. Biếng ăn ở trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và các cơ quan khác trên cơ thể. Cụ thể, bé biếng ăn có có thể gặp phải những ảnh hưởng lâu dài như:

Thiếu hụt vi dưỡng chất gây nên các rối loạn dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.Trẻ chậm lớn, trí não phát triển chậm.Suy giảm hệ miễn dịch, dễ ốm và mắc bệnh.Ảnh hưởng nhiều đến tâm, sinh lý của trẻ sau này.

Vậy làm sao để trẻ có bữa ăn dặm không nước mắt là bài toán khó dành cho nhiều bà mẹ.

*

Làm sao để trẻ có bữa ăn dặm không quấy khóc?

4. Lý do trẻ ăn dặm hay quấy khóc là gì?

Trẻ ăn dặm hay quấy khóc, ăn dặm chan nước mắt không hề hiếm gặp. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc này có thể là:

4.1 Trẻ ngồi sai tư thế

Trẻ tới tuổi ăn dặm đã có thể ngồi và ngồi vững. Tuy nhiên, việc ngồi ăn lâu sẽ khiến cho trẻ mỏi mệt, cáu gắt, dẫn đến việc trẻ từ chối bữa ăn.

4.2 Có thể trẻ đã no

Trẻ quấy khóc khi ăn dặm cũng có thể là báo hiệu cho bố mẹ biết rằng mình đã no và không thể ăn thêm nữa.

4.3 Trẻ không thích món ăn

Nhiều trẻ mới ăn dặm hoặc lần đầu ăn các món mới sẽ chưa quen với mùi vị của nó. Theo phản xạ tự nhiên, trẻ có thể quấy khóc và từ chối chúng.

*

Trẻ quấy khóc do không thích món ăn

4.4 Trẻ bị mất tập trung khi ăn

Nhiều ông bố bà mẹ vô tình cho bé ăn dặm không đúng cách, có thể là vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi hay vui đùa cùng đồ chơi, … Điều này khiến trẻ mất tập trung, ăn chậm hoặc không muốn ăn nữa.

4.5 Trẻ có vấn đề về sức khỏe

Đôi khi những bữa ăn dặm quấy khóc của trẻ là dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về sức khỏe. Cơ thể mệt mỏi hoặc không tiêu hóa được khiến trẻ quấy khóc trong khi ăn dặm.

5. Những lưu ý giúp trẻ hợp tác với mẹ khi ăn dặm

Để trẻ có những bữa ăn dặm không nước mắt và bố mẹ cũng không phải vất vả mỗi khi cho con ăn dặm thì bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

5.1 Tập cho bé ăn dặm đúng giờ

Bạn nên cố định thời gian cụ thể cho các bữa ăn trong ngày của trẻ giúp tạo thói quen ăn uống cho trẻ. Khoảng cách vừa phải giúp trẻ không quá no và không quá đói, từ đó sẽ có những bữa ăn dặm không nước mắt.

5.2 Tạo không khí thoải mái khi ăn

Cổ vũ, khen ngợi con trong những ngày đầu ăn dặm. Có thể chế biến các món ăn đa dạng sắc màu và tạo hình dễ thương sẽ khích lệ tinh thần bé.

Xem thêm: Tuyển Dụng, Tìm Việc Làm Big C Hải Phòng Tuyển Dụng Ở Việt Nam 02/2022

*

Cổ vũ tinh thần khi bé tập ăn dặm

5.3 Thực đơn đa dạng

Mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để trẻ có đủ dinh dưỡng và phát triển một cách tốt nhất. Ví dụ như: Bột ăn dặm cho bé

5.4 Quan sát phản ứng của bé

Để hiểu được tâm tư của trẻ, mẹ nên quan sát trẻ ngay từ những muỗng ăn dặm đầu tiên. Việc trẻ ăn dặm hay khóc đôi khi bắt nguồn từ ba mẹ chưa đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ mà thôi.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ tìm ra lời giải đáp cho bài toán: Làm sao để trẻ có bữa ăn dặm không nước mắt? Theo dõi Quỳnh Phương Gold Food để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi con hơn nhé các mẹ!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *