Sự Phát Triển Của Thai 33 Tuần Là Mấy Tháng, Cân Nặng Bao Nhiêu Là Chuẩn?

Mỗi tuần trôi qua, mẹ bầu lại càng chạm gần hơn đến ngày sinh nở. Tuần thứ 33 là một trong những cột mốc lớn trên hành trình mang thai. Vậy cơ thể của mẹ bầu tại tuần thai 33 đã thay đổi như thế nào? Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Thai 33 tuần là mấy tháng?

Khi mẹ mang thai được 33 tuần cũng tức là thai nhi đang bước qua tháng thứ 8 của thai kỳ. Đồng thời, mẹ cũng đang ở tam cá nguyệt thứ 3 và khoảng gần 2 tháng nữa là mẹ sẽ bước lên bàn sinh.

Đang xem: Thai 33 tuần là mấy tháng

Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu nên chuẩn bị hành trang cho quá trình sinh nở của bản thân. Một số điều mẹ nên chú ý như:

Tính ngày dự sinh.Lựa chọn bệnh viện, dịch vụ sinh nở.Liên hệ với bác sĩ chuyên môn để xin lời khuyên nếu cần thiết.Chuẩn bị đồ dùng khi sinh: Quần áo cho mẹ và bé, khăn, tã, chậu tắm,…Tìm hiểu về các triệu chứng chuyển dạ để không bị bất ngờ khi chuẩn bị sinh.Ăn uống đầy đủ và tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho ngày lâm bồn sắp tới.

*

Mẹ mang thai được 33 tuần tức là em bé được 8 tháng tuổi

Thai 33 tuần đã phát triển đầy đủ chưa?

Thông qua hình ảnh siêu âm thai nhi, các cơ quan của bé đã bắt đầu trở nên rõ ràng hơn, cụ thể:

Da đã bớt nếp nhăn. Khi được 33 tuần tuổi, da của em bé đã căng mịn hơn trước, xương khớp cũng cứng cáp rõ rệt.Dần hoàn thiện não bộ. 33 tuần tuổi là thời điểm trí não của trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Cùng với đó là sự phát triển các tế bào thần kinh.Di chuyển nhiều. Trẻ có thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, thậm chí đáp ứng lại thông qua cử động tay chân. Tuy nhiên, do cơ thể đã tương đối lớn so với bụng mẹ nên em bé không thể lộn nhào, thay đổi tư thế như các tuần thai trước đó.Thai nhi đổi ngôi. Phần lớn các bé sẽ quay đầu xuống dưới vào tuần thứ 33 của thai kỳ. Điều này sẽ giúp nhiều mẹ phải thở phào nhẹ nhõm. Vì trước đó, ở ngôi ngược, đầu bé sẽ thúc vào mạn sườn khiến mẹ đau đớn. Sau khi đổi ngôi thì cảm giác đau đớn sẽ không còn, đồng thời đây là tư thế giúp mẹ thuận tiện sinh bé hơn.Phát triển hệ miễn dịch riêng. Đây là thời điểm kháng thể được truyền từ cơ thể mẹ sang cơ thể em bé. Nhờ vậy, lúc ra ngoài, bé con mới có thể kháng lại sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn, virus.

Một chút niềm vui nho nhỏ của mẹ bầu là em bé sẽ bị tác động bởi hoạt động thường ngày của mẹ. Tư thế mẹ nằm, nghe gì, ăn gì, nói gì đều có thể ngẫu nhiên nhận được đáp ứng từ bé. Điều này khiến người mẹ thích thú và càng mong ngóng ngày em bé chào đời.

*

Thai nhi được 33 tuần tuổi

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Ở tuần thứ 33, thai nhi đạt được khoảng 2kg và thường cao khoảng 37-43cm. Đây chỉ là kích thước trung bình vì mỗi bé sẽ có một điều kiện dinh dưỡng, khả năng phát triển khác nhau nên chiều dài, cân nặng sẽ khác nhau.

Đường kính lưỡi đỉnh (BPD). Đây là đường kính đầu của em bé. Ở tuần thứ 33, BPD thường có kích thước từ 77 – 88mm.Độ dài xương phần đùi của em bé (FL). Trung bình các em bé sẽ đạt được trong khoảng 58 đến 70mm.Chu vi vòng bụng (AC). Đây là chỉ số góp phần đánh giá kích thước thai nhi. Đến tuần 33, em bé sẽ có AC trong khoảng 254 – 334mm.Chu vi phần đầu của em bé (HC). Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể tính được chỉ số HC. Thông thường, em bé 33 tuần tuổi sẽ có HC khoảng 290 – 326mm.Cân nặng ước tính của thai (EFW). Đến tháng thứ 8, các bé thường có cân nặng từ 1,8 – 2,5kg.

Xem thêm: Những Công Nghệ Mới Nhất Hiện Nay, Những Sản Phẩm Ứng Dụng Công Nghệ Mới Ấn Tượng

*

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Thai 33 tuần mẹ nên ăn và kiêng gì?

Trong tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ này, thai nhi tăng cân rất nhanh. Đồng thời, đây cũng là thời điểm để các cơ quan trong cơ thể hoàn thiện như mở mắt, tạo móng, tạo tóc,… Chính vì vậy, mẹ bầu không được lơ là chế độ dinh dưỡng. Những nhóm thực phẩm mẹ bầu cần chú trọng bổ sung hàng ngày bao gồm:

Vitamin A. Vitamin này hỗ trợ sự phát triển của xương, thị lực và làn da của em bé. Mẹ bầu có thể hấp thu vitamin A từ cá, sản phẩm từ sữa, cà rốt, khoai lang,…Vitamin C. giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, hỗ trợ sức khỏe xương răng và nâng cao hệ miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây, cà chua, bông cải xanh,…Vitamin B6, B12. Đây là dưỡng chất quan trọng cho quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể. Vitamin B6 và B12 được tìm thấy nhiều nhất trong chuối, thịt bò, cá, cà chua và các loại thịt gia cầm.Vitamin D và Canxi. Hai loại dưỡng chất này hỗ trợ nhau để đảm bảo xương và răng của trẻ phát triển khỏe mạnh. Chúng có nhiều trong các loại cá như cá hồi, phô mai, bông cải xanh, sản phẩm từ sữa,…Axit folic giúp bảo vệ não bộ và phòng ngừa dị tật bẩm sinh. Những bữa ăn hàng ngày có thể luân phiên bằng các loại thực phẩm như các loại hạt, cây họ đậu, rau lá có màu xanh đậm, gan bò, gạo,…Dầu cá (Omega-3) giúp phát triển não bộ và thị lực của trẻ. Mẹ nên lựa chọn những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp. Ví dụ như cá hồi, cá trích, cá tuyết.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh những đồ ăn như:

Không ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc dầu mỡ để hạn chế tình trạng tăng cân quá mức.Hạn chế đồ ăn mặn để giảm phù nề tay chân.Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga, rượu, bia,…Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Nhờ vậy, em bé phát triển khỏe mạnh, bao gồm thể chất và tinh thần của bé sau này.

*

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai tuần thứ 33

Những vấn đề mẹ thường gặp khi mang thai 33 tuần

Thai 33 tuần là thời điểm gần đến ngày dự sinh nên mẹ bầu sẽ cảm thấy phần xương chậu như bị đè nặng. Ngoài ra, mẹ có thể gặp một số dấu hiệu đặc trưng khác của thai 33 tuần như:

Mẹ sẽ cảm thấy phần ngực đau tức, đôi lúc lại rỉ ra một chút sữa non. Để cảm thấy thoải mái, mẹ hãy mặc áo ngực dành riêng cho bà bầu. Thói quen này cũng tránh để phần ngực bị chảy xệ và giúp bả vai chịu ít áp lực hơn.Rò rỉ nước ối. Nước ối có màu trắng đục nên nhiều mẹ nhầm lẫn là tiểu tiện không tự chủ. Nếu lượng nước ối chảy quá nhiều thì mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh trường hợp sinh non.Nhịp tim tăng nhanh. Tim đập nhanh hơn trong giai đoạn này là điều rất bình thường. Đó là kết quả của việc mạch máu phân bố không đều và bị chèn ép khiến nhịp tim tăng lên.Cảm thấy sốt ruột, đôi khi ủ rũ, buồn bực. Đây giống như là sự sốt ruột khi chờ đợi đến ngày em bé ra đời. Bởi lúc này mẹ đã cảm nhận rõ ràng hơn sự hiện diện của bé trong cơ thể. Chính điều này cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Tốt nhất là mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn để có tinh thần thật tốt cho ngày sinh sắp tới.

Xem thêm: Thuốc Nhuộm Tóc Màu Nâu Hồng Đào (Không Cần Tẩy) Damask, Thuốc Nhuộm Tóc Nâu Hồng Đào /

*

Mẹ bầu bị rỉ sữa non khi thai nhi được 33 tuần tuổi

Hành trình mang thai vất vả đang đến những ngày cuối cùng. Chính vì vậy, mẹ càng cần phải cố gắng hơn nữa để chào đón thiên thần nhỏ ra đời khỏe mạnh.

Chắn chắn qua bài viết này, mẹ đã tìm thấy đáp án cho câu hỏi “Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?” rồi đúng không nào. Aplicaps chúc mẹ có một sức khỏe thật tốt để ngày sinh được mẹ tròn, con vuông! Nếu mẹ muốn được các chuyên gia của Aplicaps tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo:

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *