Giới Thiệu Tiểu Thuyết Diên Hi Công Lược ' Ngừng Cập Nhật Vì Phim

Giới thiệu tiểu thuyết Diên Hi Công Lược và các nhân vật chính

*

Tác giả:

*

Giọng đọc: Hà Diễm

*

Replay Blog Radio: Tôi viết nỗi đau lên cát – phần 1

Dù ở độ tuổi nào thì cũng nên ghi nhớ 13 nguyên tắc này nhé con gái

Photo Story: 9 mẩu chuyện khiến bạn phải suy ngẫm

Blog Radio 594: Tháng tư quá mong manh để nói ra một lời chân thật

Nếu bạn yêu thích bộ phim Diên Hi Công Lược và muốn hiểu hơn về nội tâm của các nhân vật, bạn có thể nghe trọn bộ tiểu thuyết Diên Hi Công Lược trên kênh Youtube yeuduytanuni.edu.vn và website duytanuni.edu.vn.

Đang xem: Tiểu thuyết diên hi công lược

Diên Hi Công Lược có thể nói là bộ phim cung đấu hot nhất trong năm 2018. Sau khi xem phim, nhiều khán giả vì quá yêu thích câu chuyện và các nhân vật nên đã tìm đọc tiểu thuyết để biết nội tâm các nhân vật thế nào? Rốt cục thì Ngụy Anh Lạc yêu ai? Hoàng đế Càn Long hay Phú Sát Phó Hằng? Liệu khi đã làm phi tần của nhà vua, được sống trong nhung lụa, Anh Lạc có dành chút vương vấn nào cho mối tình xưa? Hãy lắng nghe trọn bộ tiểu thuyết Diên Hi Công Lược trên kênh Youtube yeuduytanuni.edu.vn để hiểu hơn về câu chuyện, cũng như cảm xúc của các nhân vật nhé.

Bạn cũng đừng quên đừng ký kênh để không bỏ lỡ những chương truyện mới nhất. Tiểu thuyết Diên Hi Công Lược, phiên bản chuyển thể sách nói sẽ được cập nhật trên kênh Youtube yeuduytanuni.edu.vn và phát lại trên website duytanuni.edu.vn. Xin mời các bạn chú ý đón nghe!

Trong video này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nội dung cuốn tiểu thuyết cùng những nhân vật chính nhé!

Diên Hi Công Lược lấy bối cảnh thời nhà Thanh – Trung Quốc, kể về cuộc đời của thiếu nữ Ngụy Anh Lạc và quá trình trở thành Lệnh Ý Hoàng Quý Phi – phi tần được sủng ái nhất của hoàng đế Càn Long (tên thật Hoằng Lịch). Dù cốt truyện có nhiều yếu tố hư cấu, tuy nhiên số phận nhân vật được dựa trên sự thật lịch sử.

*

Các nhân vật chính:

Lệnh phi Ngụy Anh Lạc

Xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, cha Ngụy Thanh Thái – tổng quản Nội vụ phủ. Mẹ mất khi vừa ra đời, Ngụy Anh Lạc bị cha cho rằng khắc mẫu nên thả xuống sông. Chị gái cô là Ngụy Anh Ninh (còn gọi là A Mãn) đã cứu sống và nuôi nấng cô từ bé. Lớn lên A Mãn nhập cung làm cung nữ thì đột nhiên bị xử tử tội tư thông với thị vệ. Anh Lạc quyết nhập cung điều tra cái chết của chị.

Ban đầu là cung nữ ở Tú phường, sau được Phú Sát Hoàng hậu (Hoàng hậu đầu của Càn Long Đế) quý mến cho hầu tại Trường Xuân cung. Cô thông minh lanh lợi, anh dũng sòng phẳng, người không phạm ta, ta không phạm người. Bù lại khuyết điểm lớn nhất là thù dai và hiếu thắng, có ơn phải trả, có thù ắt báo. Hoàng hậu hiểu rõ cung quy, không muốn Anh Lạc bị thù hận che lấp nên hết lòng che chở. Cô ghi nhớ ân tình, thề cả đời làm trâu ngựa hầu hạ.

*

Người đầu tiên Anh Lạc yêu là Phú Sát Phó Hằng – em trai của Hoàng hậu. Từng nghi Phó Hằng là hung thủ hại chết A Mãn, về sau biết anh không liên quan, lại nhiều lần được anh bảo vệ và đối đãi chân thành nên cô động lòng. Phó Hằng rất yêu Anh Lạc, có ý thành thân nhưng bị Càn Long ngăn cấm vì ông cũng phải lòng Anh Lạc. Cô được Hoàng hậu thiên vị và Phó Hằng thầm yêu khiến Minh Ngọc và Nhĩ Tình – 2 cung nữ thân cận của Hoàng hậu ghen tức. Tuy nhiên Minh Ngọc nhận ra phẩm chất của Anh Lạc nên hóa thù thành bạn, còn Nhĩ Tình ngoài mặt thấu hiểu nhưng bên trong luôn tìm cách hãm hại cô. Về sau, Phó Hằng dứt tình với Anh Lạc để thành thân với Nhĩ Tình khiến cô đau khổ trách cứ. Dù vậy, cô vẫn dửng dưng với Càn Long, quyết không thành người của ông.

Vài năm sau Hoàng thất tử Vĩnh Tông – con trai thứ hai của Hoàng hậu bị Thuần phi phóng hỏa giết chết, Hoàng hậu đau buồn tự sát, Anh Lạc bị đày đến Viên Minh Viên làm cung nữ, vĩnh viễn không được về Tử Cấm Thành. Vốn định an phận đến khi xuất cung, Anh Lạc phát hiện mẹ con Tiên Hoàng hậu thực chất bị hại nhằm mục đích tranh sủng. Cô gây ấn tượng với Sùng Khánh Thái hậu để về Tử Cấm Thành làm cung nữ, trả thù cho Tiên Hoàng hậu. Càn Long nhân cơ hội ép cô làm Quý nhân. Anh Lạc dùng nhiều mánh khóe tranh sủng, khiến ông mê đắm để có địa vị vững chắc. Về sau nảy sinh tình cảm chân thật, trở thành phi tần Càn Long tin tưởng nhất. Trải qua nhiều sóng gió, cô từng bước lên ngôi Hoàng quý phi, đứng đầu lục cung thống lĩnh phi tần.

*

Hoàng đế Càn Long (tên thật là Hoằng Lịch)

Trong Diên Hi Công Lược, Hoằng Lịch được biên kịch xây dựng là một hình mẫu chính diện, không chỉ là vị quân vương sáng suốt anh minh và giỏi trị nước, mà trong chuyện đối đãi với hậu cung phi tần cũng cố gắng công bằng và tận tâm, bởi vì hậu cung không chỉ đơn giản là “phi tần”, mà cá nhân từng người còn ảnh hưởng đến yếu tố chính trị và sự trung thành của các quan thần dành cho hoàng đế.

Hoằng Lịch cơ bản hiểu rõ địa vị của mình: Là vua không thể khóc, là vua không thể không lạnh lùng, là vua không thể yêu – chỉ có thể sủng…Chính vì vậy trong chuyện tình cảm – nữ nhi tình trường, hắn luôn đặt ra một giới hạn cho bản thân. Có thể nói, người mà Hoằng Lịch đối xử chân tình nhất lúc bấy giờ chỉ có hoàng hậu Phú Sát Dung Âm. Hoằng Lịch và Phú Sát hoàng hậu có tình cảm phu thê, thậm chí đoạn tình cảm này còn có cả thân tình. Tuy nhiên vì xảy ra quá nhiều chuyện bất hạnh: con chết yểu, phi tần hãm hại, đầy tớ phản bội, hiểu lầm trượng phu, trách nhiệm ngôi vị hoàng hậu đè nặng lên vai…Sự tuyệt vọng đến cực điểm đã khiến hoàng hậu lựa chọn con đường tự vẫn để giải thoát bản thân: Từ bỏ hoàng cung, từ bỏ ngôi vị hoàng hậu để tìm lại sự tự do và tìm lại chính mình – một Phú Sát Dung Âm bình thường mà thôi!

*

Mất đi Dung Âm, Hoằng Lịch đau đớn tâm can nhưng phải nuốt nước mắt vào trong vì trách nhiệm của hoàng đế. May thay, Hoằng Lịch đã gặp được Ngụy Anh Lạc – một nữ nhân ” xấu xa, không tuân quy tắc, ham muốn hư vinh, không biết lễ nghĩa” ở trong mắt hắn…Để rồi chính sự vô phép vô tắc, ăn ngay nói thật, bản lĩnh kiên cường trong mọi hoàn cảnh của Anh Lạc, đã dần thu hút sự quan tâm của Hoằng Lịch và phá vỡ nguyên tắc quan trọng nhất của hắn: Tình yêu dành cho nữ nhân!

Từ ngày gặp Ngụy Anh Lạc, mọi quy tắc của hắn đều bị đảo lộn: chuyên sủng quá mức, dung túng quá đà, ngoại lệ quá nhiều…Khiến hắn rất nhiều lần cảm thấy tức giận và xấu hổ với chính mình, nhưng cuối cùng vẫn không thể thoát khỏi ái tình đối với nữ nhân đặc biệt này. Vì nàng, hắn nếm trải được những cảm xúc mà trước đây chưa bao giờ có: Ghen tuông, nhung nhớ, đau đớn, lo sợ và thậm chí trở nên ấu trĩ chỉ để thử tình cảm của Ngụy Anh Lạc. Bằng tình yêu sâu đậm và sự bao dung vô hạn dành cho nàng, cuối cùng Hoằng Lịch cũng cảm hóa được trái tim cứng cỏi và có được tình yêu chân thành của Ngụy Anh Lạc.

Phú Sát Phó Hằng

Em trai Phú Sát Hoàng hậu, được Hoàng hậu hết mực thương yêu. Phó Hằng xuất thân cao quý, văn võ song toàn, phong hoa tuyệt đại, là nam nhân hoàn hảo trong mắt mọi thiếu nữ Tử Cấm Thành. Ban đầu là một thị vệ lạnh lùng, chỉ lo quốc sự, không để ý tình cảm nam nữ, mục tiêu duy nhất là được thăng quan tiến chức. Tuy là thần tử nhưng là em vợ hoàng đế, Phó Hằng được ra vào Trường Xuân cung thăm chị, từ đó gặp Ngụy Anh Lạc và phải lòng sự túc trí đa mưu, không sợ trời đất của cô. Anh Lạc từng nghi Phó Hằng cưỡng hiếp chị do nhặt được ngọc bội của anh trên thi thể A Mãn. Tuy nhiên, dù suýt bị Anh Lạc đâm chết Phó Hằng vẫn khẳng định không hại A Mãn. Thực tế anh biết rõ người đứng sau vụ này là hoàng thân quốc thích, song không muốn Anh Lạc mang họa nên giấu sự thật.

Xem thêm:

*

Phó Hằng luôn bảo vệ Anh Lạc thoát khỏi nguy hiểm từ các trận chiến cung đình, bất chấp thân phận Bao y của cô mà xin Hoàng hậu ban hôn. Anh Lạc đáp lại chân tình mặc cho Càn Long ngăn cấm. Trong lúc Hoàng hậu hôn mê vì té cầu thang tại Ngự Cảnh đình, Anh Lạc bị Càn Long giam vào thiên lao vì tội tư tình với Phó Hằng. Để cứu Anh Lạc, Phó Hằng miễn cưỡng thành hôn cùng Nhĩ Tình theo mệnh lệnh của Càn Long, dẫn đến hiểu lầm sâu sắc với cô. Dù lấy Nhĩ Tình, anh vẫn si tình với mình Anh Lạc. Về sau phu thê bất hòa, Phó Hằng quyết định tham gia trận chiến Kim-Xuyên, mục đích sau khi trắng trận sẽ lại xin hoàng thượng ban hôn cho Anh Lạc. 3 năm sau anh lập được đại công, vào cung nhận thưởng thì biết Anh Lạc đã là Lệnh phi được Càn Long sủng ái, lòng hối hận khôn nguôi.

Hoàng hậu Phú Sát Dung Âm

Xuất thân Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, thuộc tộc Phú Sát thị danh giá, Vợ kết tóc của Càn Long, cũng là người ông nặng tình nhất. Dung Âm dịu dàng hiền thục, tâm sáng như ngọc, Càn Long còn phải nói “không tìm được bất kỳ điểm xấu nào”. Với phi tần, bà ân cần che chở như tỷ muội, đặc biệt là Thuần phi, Nhàn phi (sau là Kế Hoàng hậu) và Du quý nhân. Với hài tử trong cung, bà đối đãi không khác con ruột dù bản thân gặp phải bất hạnh mất con.

Dung Âm bi ai cái chết của con trai đầu là Hoàng nhị tử Vĩnh Liễn nên lạnh nhạt hoàng đế, không thiết quản hậu cung. Sau khi Phó Hằng hóa giải hiểu lầm bằng cách cho biết năm Vĩnh Liễn 1 tuổi đã được Càn Long bí mật phong Hoàng thái tử, thể hiện hi vọng cao ngất trời đối với vị đích tử này, bà vượt qua nỗi đau, lấy lại phong thái, giúp Càn Long quản lý tốt hậu cung.

*

Dung Âm gặp Ngụy Anh Lạc trong buổi lễ sinh thần, ấn tượng vì cô ăn nói linh hoạt, xử lý tình huống khéo léo nên cho hầu trong Trường Xuân cung. Bà rất thương Anh Lạc: dạy cô chữ viết và cách đối nhân xử thế; thấy Anh Lạc rắp tâm báo thù thì khuyên cô buông bỏ để sống thanh thản; ngoài ra bất chấp mọi khiển trách của Càn Long để che chở cô, vì trong mắt Dung Âm, một Anh Lạc ăn ngay nói thẳng, vô lo vô nghĩ là tất cả những gì bà mong muốn trở thành, song bị cung quy trói chặt nên phải cẩn trọng hành vi, lời nói và lễ pháp.

Dung Âm hạ sinh ra Hoàng thất tử Vĩnh Tông – đích tử thứ hai của Càn Long. Hân hoan không lâu thì đêm giao thừa Vạn Cát tường thuộc Trường Xuân cung bị cháy, Thất A Ca chết trong biển lửa. Quằn quại nỗi đau mất con, phu quân bên gối không hiểu mình, cộng thêm Nhĩ Tình vào cung bịa chuyện cái thai trong bụng là của Càn Long do được sủng hạnh trong lúc say rượu, khiến bà uẫn ức nhảy thành cao tự vẫn. Trước khi chết bà gỡ bỏ lụa là trang sức, từ bỏ ngôi vị Hoàng hậu để trở lại làm Phú Sát Dung Âm bình thường.

Nhàn phi – Kế Hoàng hậu Huy Phát Na Lạp Thục Thận

Xuất thân cao quý Mãn Châu Tương Lam kỳ, thuộc tộc Huy Phát Na Lạp thị. Bên cạnh Phú Sát Dung Âm, Thục Thận là nữ nhân duy nhất thật lòng thật dạ với Càn Long. Khi còn là Nhàn phi, tâm ý bà không được Càn Long mảy may quan tâm, song bà vẫn an phận thủ thường, thêu giày thêu áo cho chồng, chấp nhận bị cô quạnh không hề than vãn.

Thục Thận từng là người nhân từ độ lượng, công tâm liêm chính. Sau khi gia đình lâm vào cảnh hoạn nạn, nhà tan cửa nát, em trai bị bệnh qua đời, mẹ phẫn uất tự vấn, Thục Thận từ bỏ bản tính lương thiện, trở nên mưu mô quỷ kế, tự cường tự thủ, sẵn sàng làm hại người khác để bảo vệ chính mình. Bà rắp tâm trả thù, khiến những kẻ từng chà đạp mình phải chết không nhắm mắt.

*

Sau khi Phút Sát Hoàng hậu qua đời, bà được phong Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự. Sau khi mãn tang, bà chính thức sách phong Kế Hoàng hậu. Trước mặt mọi người, bà luôn tỏ ra bàng quan không tranh sủng, nhưng sau lưng ngấm ngầm tạo sóng gió hậu cung, kích động tranh đấu giữa các phi tần. Càn Long đối với bà có tình nghĩa, tuy nhiên cha bà bị vu oan tội tham nhũng, Hoàng hậu hết lời van xin nhưng Càn Long không thể điều tra vì Thái hậu cho rằng sự việc liên lụy nhiều quan viên trong triều, thà để người vô tội hi sinh còn hơn làm khó hoàng đế. Na Nhĩ Bố bị ban chết, Thục Thận mất đi người thân duy nhất, kiên quyết trả thù Thái hậu, song đối với Càn Long thì hận không thể giết vì ông là phu quân bà yêu nhất. Bà dựng chuyện ly gián tình mẫu tử 2 người, song việc này được Ngụy Anh Lạc hóa giải.

Xem thêm: Cách Nấu Chè Thập Cẩm Miền Bắc Mở Quán Kinh Doanh, Cách Nấu Chè Thập Cẩm 3 Miền Ngon Chuẩn Vị

Bạn vừa lắng nghe phần giới thiệu tiểu thuyết Diên Hi Công Lược và các nhân vật chính. Mời bạn đón nghe phần 1 của cuốn tiểu này được công chiếu lúc 21h chủ nhật trên kênh Youtube yeuduytanuni.edu.vn và được phát lại trên website duytanuni.edu.vn. Đừng quên nhấn đăng ký kênh để không bỏ lỡ những radio mới hấp dẫn nhất. Chương trình được thực hiện bởi Hằng Nga và nhóm sản xuất Blog Radio, qua giọng đọc Hà Diễm. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *