Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Bù Xít Có Tác Dụng Gì, Cỏ Hôi Chữa Bệnh Mũi Xoang

Cây Cứt lợn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng điều trị viêm xoang, viêm mũi, viêm họng rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Đang xem: Cây bù xít có tác dụng gì

1. Giới thiệu về Cây Cứt lợn

Tên thường gọi: Cỏ hôi, cây Hoa cứt lợn, cây Bù xít, Thắng hồng kế, Bù xích, cây Hoa ngũ sắc…Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Cây Cứt lợn mọc hoang ở khắp nơi trên cả nước do có thể thích nghi được với mọi loại đất đai. Từ các khu đất trống, bên vệ đường, bờ ruộng hay trong vườn nhà…

Do mọc quanh năm nên có thể thu hái bất cứ lúc nào. Những cây trưởng thành được nhổ về, cắt bỏ rễ và loại bỏ các lá sâu bệnh, héo úa. Tiếp đó, dược liệu được rửa đi rửa lại qua nhiều lần nước để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Có thể dùng tươi hoặc khô.

Nếu dùng tươi, cần ngâm với nước muối pha loãng để khử trùng. Trường hợp dùng khô, băm nhỏ cây hoa Cứt lợn thành những khúc ngắn cỡ 2 – 3 cm trước khi đem phơi hoặc sấy khô.

*
*
*
*

Cây hoa Cứt lợn có thể hỗ trợ trị viêm xoang rất hiệu quả

2.3. Tác dụng y học cổ truyền

Tính vị: Vị hơi đắng, tính mát, mùi hôi.

Quy kinh: Thủ Thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, sát trùng, trục ứ, cầm máu.

3. Cách dùng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Có thể dùng khô hoặc tươi, sắc giã vắt lấy nước cốt uống, dùng ngoài hoặc nhỏ mũi…

Liều dùng:

Khi uống: 15 – 30 g khô (hoặc 30 – 60 g tươi).Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đối tượng sử dụng:

Người mắc viêm xoang ở thời kỳ đầu.Người bị nóng trong người, nhiễm trùng, bị mụn nhọt.Người bị cảm sốt.

4. Một số bài thuốc kinh nghiệm

4.1 Hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Lấy lá cây Cứt lợn tươi 100 g rửa sạch, giã nát lấy nước thấm vào bông gòn, nhét vào lỗ mũi. Để trong thời gian khoảng 20 đến 30 phút.

Xem thêm:

Hoặc cây Cứt lợn 30 g, Kim ngân hoa 20 g, Ké đầu ngựa 12 g, Cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

4.2 Hỗ trợ trị phụ nữ rong huyết sau sinh

Cây tươi 30 – 50 g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong 3 – 4 ngày.

4.3 Hỗ trợ điều trị viêm hô hấp, viêm họng

Cây Cứt lợn 20 g, Kim ngân hoa 20 g, lá Rẻ quạt 6 g, Cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Hoặc cây Cứt lợn 20 g, lá Bồng bồng 12 g, Cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

4.4 Dùng ngoài

Lá Cứt lợn làm thuốc đắp chữa vết thương phần mềm vết lở loét, vết đứt, vết chém…

Dùng một nắm cây Cứt lợn (dùng cả thân, lá, hoa), rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ. Thuốc đắp trực tiếp lên khu vực có nhọt độc. Băng gạc cố định lại, thay thuốc mỗi ngày 2 lần.

5. Kiêng kỵ

Không dùng cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần của cây.Dùng dược liệu đúng liều lượng, không nên nấu uống hằng ngày thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.

Cây hoa Cứt lợn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế duytanuni.edu.vn chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

Xem thêm: Đại Lý Bán Buôn Đồ Kim Khí Xem Tất Cả Các Mặt Hàng Kim Khí, Danh Sách Tìm Mua Đồ Kim Khí

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiền, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *