Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Vinh Sau Thời Gian Trồng, Cam Vinh: Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cam Vinh là đặc sản nổi tiếng của những người con xứ Nghệ. Giống cam đặc sản này có giá trị cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nay, Cam Vinh không chỉ trồng được ở Nghệ An mà nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng cam Vinh, bà con ở các tỉnh phía Bắc và khu vực lân cận cũng có thể mở rộng diện tích trồng trọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

KỸ THUẬT TRỒNG CAM VINH – CHIA SẺ TỪ CÁC CHUYÊN GIA CÂY TRỒNG VÀ ÔNG CHỦ NHÀ VƯỜN

*

Quả cam Vinh được gắn chỉ dẫn địa lý với địa danh Vinh – Nghệ An – Việt Nam. Đây là một giống cam thuộc chi Cam chanh, quả tròn đều, trung bình từ 4 – 6 quả/kg. Khi chín phần vỏ ngoài có màu vàng tươi chanh pha lẫn với màu xanh, tép cam bên trong cũng có màu vàng nhẹ đặc trưng và dễ nhận biết. Giống cam nay chỉ cho thu hoạch duy nhất vào thời điểm từ tháng 9 âm lịch đến tết Nguyên Đán. Chính vì vậy, giá thành thường cao, riêng cam chọn lọc được thương lái cắt tại vườn đã có giá từ 35.000 – 45.000 đồng/kg, giá bán lẻ trên thị trường dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/kg.

Đang xem: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam vinh

Nhìn chung, trồng cam Vinh sau mỗi mùa vụ, bà con có thể thu lãi từ 300 triệu đồng trở lên, tùy theo diện tích vườn trồng.

*

Kỹ thuật trồng cam Vinh đầy đủ, chi tiết

Yêu cầu điều kiện sinh trưởng của cây cam Vinh Nhiệt độ: cam thích ứng với nhiệt độ từ 12 – 39 độ C, thậm chí có thể chịu được mức nhiệt lên đến 48 độ C. Nếu dưới – 8 độ C, cây sẽ chết. Tuy nhiên, mức nhiệt lý tưởng nhất để trồng và chăm sóc cây cam Vinh là từ 23 – 39 độ C. Lượng mưa: cam có thể trồng ở khu vực có lượng mưa từ 1.250 – 1850mm/năm. Cây không thể chịu úng. Độ ẩm: độ ẩm lý tưởng từ 70 – 80%. Đất đai: tầng đất canh tác, dày ít nhất từ 0,6 – 1m. Đất tơi xốp, đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, thông thoáng, dễ thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Đặc biệt, đất giàu mùn, giàu dinh dưỡng cây sẽ phát triển tốt. Độ pH của đất từ 5,5 – 6, độ dốc từ 3 – 8 độ. Với các vùng đất có độ pH từ 4,0 – 8,5 muốn trồng cam Vinh, bà con cần cải tạo đất, bón vôi. Ánh sáng: Giống cam Vinh ưa ít nắng, thời gian hấp thụ ánh sáng trong ngày từ 4 – 5 giờ. Kỹ thuật chọn giống cam Vinh

*

Có 3 giống cam lấy tên cam Vinh bà con có thể lựa chọn:

Cam Vinh – Xã Đoài: Giống cam này cho quả tuy không trơn bóng và nhiều hạt nhưng vị thơm, mát, hương vị khó có cam nào ánh được. Cam Vinh – Sông Con: vỏ mỏng, nhiều nước, vị ngọt đậm, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt phù hợp với đất canh tác ở vùng trung du và miền núi. Cam Vinh – Cam Valencia: Đây là giống nhập từ Tây Ban Nha, nổi tiếng là cam Hoa Hậu của Việt Nam. Giống cam này tuy chín muộn hơn nhưng rất ít hạt, vị ngọt, chất lượng tốt.

Hiện nay cây cam Vinh được nhân giống bằng nhiều phương thức: chiết cành, ghép cành, giâm cành… Tuy nhiên, bà con nên trồng bằng cây ghép sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, sức đề kháng tốt, tuổi thọ kéo dài.

Yêu cầu chọn giống cam Vinh:

Chọn cây giống sạch bệnh, xanh tốt, không bị dập, hỏng lá. Nếu lựa chọn cây ghép thì đường kính của cây cách vị trí ghép 3cm nên lớn hơn 0,5cm, cây có chiều cao trên 80cm. Nếu chọn cây chiết cành, đường kính phần thân lớn nên từ 0,8 – 1cm đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.

Thời vụ trồng cây cam Vinh

Vụ Xuân: thời điểm tháng 2, 3, 4. Vụ Thu: thời điểm tháng 8, 9, 10.

Tuy nhiên bà con nên trồng vào thời điểm đầu mùa Xuân để cây nhanh phát triển, đâm chồi nảy lộc.

Mật độ và khoảng cách trồng cây cam Vinh

Mật độ trồng sẽ phụ thuộc vào từng vùng, đất đai, khí hậu, định hình.Có thể trồng với khoảng cách:

5m x 4m tương đương 500 cây/ha. 4m x 4m tương đương 620 cây/ha. 3m x 4m tương đương 830 cây/ha.

*

Quy trình làm đất và cách trồng cây cam Vinh

Đất trồng được đánh tơi xốp, cày sâu từ 20 – 30cm, làm sạch cỏ. Ở vùng trũng nước, đào thành líp. Giữa các líp, đào hố trồng cam có chiều sâu: 60cm, rộng 60 – 80cm.

Chuẩn bị đất trồng cam trước 1 tháng. Tiến hành bón lót cho mỗi hố với liều lượng phân như sau: trộn đều với lớp đất mặt tơi xốp với 30 – 50kg phân chuồng ủ hoai mục + 250 – 300g super lân + 200 – 250g kali + 1kg vôi bột. Sau khi bón lót, lấp đất thành 1 ụ cao từ 15 – 20cm so với mặt hố để phân bón phân hủy, thấm vào đất trồng.

*

Khi trồng cây, đào một hố nhỏ chính giữa hố to, vừa với độ sâu của bầu đất, cắt đáy túi nilon, đặt cây thẳng đứng rồi rạch ngang túi bầu để lấy nilon ra. Sau đó, lấp kín đất, dùng tay nén chặt để cây con không bị đổ.

Bà con có thể cắm cọc chéo chữ X sau đó buộc cành cây vào để tránh gió, giúp cây đứng chắc hơn.

Sau khi trồng cây cam Vinh, tưới đẫm nước để nhanh bén rễ.

Cách chăm sóc cây cam Vinh cho năng suất cao Bón phân

Tiến hành bón thúc trong suốt quá trình phát triển của cây. Khi bón, xới nhẹ đất xung quanh gốc, theo chiều rộng của tán cây, rải đều phân sau đó tưới nước để cây hấp thụ dinh dưỡng.

Nếu bón phân chuồng và phân lân, cần đào thành rãnh sâu 20 – 30cm, rộng 30 – 40cm.

Xem thêm:

Mỗi lần bón phân cần kết hợp xới cỏ, vun gốc.

Lượng phân bón cần thiết tính theo độ tuổi của cây như sau:

Năm tuổi (năm) N (g/cây) P2O5 (g/cây) K2O (g/cây)
1 – 3 50 – 150 50 – 100 60
4 – 6 200 – 250 150 – 200 120
7 – 9 300 – 500 250 – 300 180
Trên 10 năm tuổi 400 – 800 350 – 400 240

(Tài liệu của GS. Trần Thế Tục)

*

Từ năm thứ 1 – 3:

Phân chuồng và phân lân bón vào đầu tháng 12 – cuối tháng 1, lượng phân từ 5 – 20kg.

Riêng đạm và kali chia làm 3 lần:

Tháng 1 – 2: bón 30% phân. Tháng 4 – 5: bón 40% phân. Tháng 8 – 9: bón 30% phân còn lại.

Từ năm thứ 4 trở đi:

Tháng 8 – 11: bón phân chuồng, phân super lân, vôi bột. Giữa tháng 2 – giữa tháng 3: bón 40% đạm + 40% kali Đầu tháng 4 – cuối tháng 5: bón 30% đam + 30% kali Tháng 6 – 7: bón nuôi quả với hàm lượng 30% đam + 30% kali.

Lượng phân bón tính theo năng suất để bà con tham khảo:

Loại phân Năng suất trên 8 tấn/ha Năng suất trên 15 tấn/ha
N (kg/tấn quả) 11 – 12 7 – 8
P2O5 (kg/tấn quả) 11 – 12 7 – 8
K2O (kg/tấn quả) 10 – 12 8 – 10

Tưới nước

Những ngày thời tiết khô nóng, thời gian đầu mới trồng, bà con nên duy trì tưới nước từ 2 – 3 lần/ngày để cây phát triển.

Khi cây lớn, tùy vào điều kiện thời tiết, bà con có thể duy trì tưới từ 2 – 5 ngày/lần.

*

Các thời kỳ bật mầm, phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả và quả phát triển cần tập trung cung cấp đủ nước.

Giống cam Vinh không chịu được úng, nếu trời mưa kéo dài, bà con cần tiêu nước kịp thời tránh làm cho cây bị chết.

Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán

Thời gian từ 1 – 3 năm đầu tiên, bà con tiến hành bấm ngọn để tạo tán và khống chế chiều cao cho cây, giúp cây phát triển theo một khung ổn định, sai nhiều quả.

*

Thường xuyên cắt tỉa cành bị sâu bệnh, vượt tán, cành già không còn khả năng cho quả. Lưu ý khi cắt cần cắt sát thân chính để tạo mô sẹo.

Ngoài ra, vào thời kỳ sai quả, bà con nên làm cây chống đỡ hoặc dùng dây buộc để níu cành, tránh làm cành cam bị gãy, hỏng, giảm năng suất.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại Sâu vẽ bùa: thường phá hoại vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 10 gây thiệt hại lớn về năng suất. Bà con có thể sử dụng thuốc Sumisizin, Sherpa, Padan, Nicotex, Supracide theo liều lượng được khuyến cáo. Sâu đục cành: Phá hoại cây vào thời điểm tháng 5 tháng 6. Nếu cành cây bị đục từ 2 – 3 năm thì sẽ chết. Bà con có thể dùng rơm rạ, Ofatox nồng độ 0,1 để quấn chặt vào thân, khi sâu đục thân chui ra gặp thuốc, chúng sẽ chết. Rầy chồng cánh: Là một trong những sâu bệnh gây hại nguy hiểm, tốc độ phát triển nhanh, phá hoại trên diện rộng. Bà con có thể dùng một số loại thuốc như Shrezol, Bassa 50EC, Applaud – Mipcin… để phun cho cây với liều lượng được chỉ định.

*

Nhện đỏ: Phá hoại lá và quả non, thời điểm tàn phá mạnh nhất là mùa đông và mùa xuân. Diệt trừ bằng cách dùng lưu huỳnh vôi, Kentan, Monocrotophos 56%… để phun theo liều lượng được chỉ định. Bệnh loét: Do vi khuẩn gây hại thông qua viết đục của sâu khiến cho quả bị lở loét nhanh rụng, năng suất sụt giảm nghiêm trọng. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè do đó, bà con áp dụng các biệt pháp diệt trừ sâu bệnh, sâu vẽ bùa, sâu non…

Ngoài ra, những cành, quả bị thối hỏng, rụng do sâu bệnh tàn phá cần được dọn sạch khỏi vườn, tiêu hủy ngay để tránh mầm bệnh lây lan.

Thu hoạch và bảo quản cam Vinh

Cam Vinh chỉ cho thu hoạch vào thời điểm từ tháng 9 âm lịch đến tết Nguyên Đán. Cam có vị ngọt, màu sắc đặc trưng, dễ phân biệt với các giống cam khác.

Xem thêm: Mua Bán Đất 100 Triệu Mang Thít, Vĩnh Long Mới Nhất 2021, Nhà Đất Bán Tại Huyện Mang Thít Tỉnh Vĩnh Long

Thu hoạch khi cam chín 80 – 90% khi vỏ bắt đầu chuyển sang màu vàng chanh. Thu vào sáng sớm, dùng kéo cắt cành để không làm tổn hại đến chất lượng quả.

*

Thực hiện đúng các kỹ thuật trồng cam Vinh, từ năm thứ 3, cây đã bắt đầu cho quả ổn định, năng suất cao, tuổi thọ kéo dài trên 10 năm. Chúc bà con thành công với mô hình này!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *